Sơ hở trong quản lý xăng dầu tạm nhập, tái xuất
Lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho hay, việc quản lý tạm nhập, tái xuất mặt hàng xăng dầu là rất khó
Lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho hay, việc quản lý tạm nhập, tái xuất mặt hàng xăng dầu là rất khó.
Với mặt hàng ôtô hay xe máy khi nhập lô hàng nào thì phải tái xuất đúng lô hàng đó. Ngược lại, việc phân biệt giữa lô hàng xăng dầu tạm nhập với lô hàng kinh doanh rất khó khăn. Nguyên do mặt hàng xăng, dầu có nhiều chủng loại, có thể bị trộn chung và 13 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh không chứa riêng xăng dầu tạm nhập nên việc kiểm tra không dễ dàng.
Những nội dung trên được Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) Nguyễn Văn Cẩn chia sẻ tại cuộc gặp gỡ báo chí về công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất được tổ chức vào ngày 5/9, tại Hà Nội.
Chính vì thế, theo lời lãnh đạo Tổng cục Hải quan, đây là sơ hở và rất khó đấu tranh. “Khi tái xuất hay trong quá trình vận chuyển xăng dầu ra thị trường nội địa tiêu thụ, để chứng minh là trái phép hay buôn lậu không dễ dàng”.
Ông Cẩn minh chứng, để phát hiện tàu Gia Châu buôn lậu xăng dầu từ hàng tạm nhập vừa qua, cơ quan hải quan cùng lực lượng chuyên trách đã mất 90 ngày để trinh sát mới lên được phương án bắt quả tang hành vi bơm xăng từ tàu Gia Châu sang các tàu khác để đưa ngược lại tiêu thụ trong nước.
Liên quan đến vụ án này, ông Cẩn cho biết thêm, hiện cơ quan cảnh sát điều tra đã bắt khởi tố và tạm giam 13 đối tượng, trong đó truy nã đặc biệt 1 đối tượng.
Một sơ hở nữa được cơ quan chức năng nhắc tới là thời hạn lưu lại trên lãnh thổ Việt Nam là quá dài của mặt hàng tạm nhập tái xuất xăng dầu nói riêng và các hàng khác nói chung.
Quy định hiện nay hàng tạm nhập được lưu lại Việt Nam trong vòng 120 ngày, cộng 2 lần gia hạn (mỗi lần không quá 30 ngày) và 15 ngày tờ khai còn hiệu lực nên thời gian tối đa là 195 ngày.
Với thời gian cho phép kể trên, Tổng cục Hải quan nhận định doanh nghiệp xăng dầu có thể hưởng chênh lệch lãi suất khi gửi tiền vào ngân hàng do thời hạn nộp thuế mặt hàng xăng dầu tạm nhập tái xuất là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập tái xuất (tức sau 195 ngày), trong khi hàng xăng dầu kinh doanh là 30 ngày.
Ngoài ra, đến nay Bộ Công Thương vẫn chưa có quy định về lượng hàng xăng dầu từ tạm nhập chuyển sang tiêu thụ nội địa dẫn tới có một số lượng lớn hàng tạm nhập được chuyển thành tiêu thụ trong nước. Đây cũng chính là sơ hở để doanh nghiệp đầu mối hưởng mức chênh lệch thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu.
Ví như, thời điểm hiện nay thuế nhập khẩu với xăng là 12%, nếu doanh nghiệp chưa thanh khoản lô hàng nhập với mức thuế suất 0% và 5% trước đó thì nay chuyển sang tiêu thụ nội địa và khai báo với hải quan mức thuế thời điểm nhập thì doanh nghiệp đã hưởng mức chênh lệch thuế từ 7 - 12%/lít xăng.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xăng dầu tạm nhập trong 6 tháng đầu năm 2012 trên 1,687 tỷ USD, nhưng tái xuất mới hơn 1,167 tỷ USD.
Còn tính chung từ 1/1/2009 đến 31/6/2012, các doanh nghiệp đầu mối đã tạm nhập 9.992 nghìn tấn xăng dầu các loại với trị giá 7.397 triệu USD, nhưng lượng tái xuất mới chỉ đạt 80,1% (tương đương 8.008 nghìn tấn).
Như vậy, số lượng xăng dầu tạm nhập mà chưa tái xuất còn lại trong giai đoạn trên là 1.984,5 nghìn tấn với trị giá 1.391 triệu USD.
Tính riêng, Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) có lượng dầu DO tạm nhập là 549,6 nghìn tấn với trị giá 394,6 triệu USD, song lượng tái xuất chỉ chiếm 67,1%, tương đương 369,2 nghìn tấn. Trị giá số lượng dầu DO chưa tái xuất là 256,7 triệu USD.
Cùng mặt hàng trên, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí Tp.HCM có tỷ trọng lượng hàng chưa tái xuất tới 83,7%, Công ty Cổ phần Dầu khí Mê Kông (53,2%).
Số lượng hàng tồn lại do tạm nhập tái xuất sẽ không tránh khỏi có một lượng đưa vào tiêu thụ trong thị trường nội địa bằng nhiều cách thức khác nhau, gây thất thoát thuế cho Nhà nước, đại diện Tổng cục Hải quan nhận định.
Để giải quyết những bất cập trong lĩnh vực quản lý xăng dầu tạm nhập tái xuất và các mặt hàng khác tạm nhập tái xuất, Bộ Tài chính vừa có văn bản đề xuất với Thủ tướng Chính phủ với điểm đáng lưu ý là rút ngắn thời gian lưu giữ hàng hóa tạm nhập tái xuất xuống không quá 30 ngày kể từ ngày tạm nhập và không cho phép gia hạn thời gian.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng chỉ đạo Tổng cục Hải quan xây dựng Đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất.
Hiện nay, ngành hải quan cũng đang tiến hành rà soát lại toàn bộ các lô hàng tạm nhập tái xuất, trong đó có cả mặt hàng xăng dầu từ năm 2009 đến tháng 6/2012 để xác định doanh nghiệp có thực hiện đúng thời gian về kê khai tạm nhập, tái xuất, nộp thuế khi chuyển đổi.
Tổng cục Hải quan dự kiến đến giữa tháng 12/2012 sẽ hoàn thành cuộc tổng điều tra nói trên.
Với mặt hàng ôtô hay xe máy khi nhập lô hàng nào thì phải tái xuất đúng lô hàng đó. Ngược lại, việc phân biệt giữa lô hàng xăng dầu tạm nhập với lô hàng kinh doanh rất khó khăn. Nguyên do mặt hàng xăng, dầu có nhiều chủng loại, có thể bị trộn chung và 13 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh không chứa riêng xăng dầu tạm nhập nên việc kiểm tra không dễ dàng.
Những nội dung trên được Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) Nguyễn Văn Cẩn chia sẻ tại cuộc gặp gỡ báo chí về công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất được tổ chức vào ngày 5/9, tại Hà Nội.
Chính vì thế, theo lời lãnh đạo Tổng cục Hải quan, đây là sơ hở và rất khó đấu tranh. “Khi tái xuất hay trong quá trình vận chuyển xăng dầu ra thị trường nội địa tiêu thụ, để chứng minh là trái phép hay buôn lậu không dễ dàng”.
Ông Cẩn minh chứng, để phát hiện tàu Gia Châu buôn lậu xăng dầu từ hàng tạm nhập vừa qua, cơ quan hải quan cùng lực lượng chuyên trách đã mất 90 ngày để trinh sát mới lên được phương án bắt quả tang hành vi bơm xăng từ tàu Gia Châu sang các tàu khác để đưa ngược lại tiêu thụ trong nước.
Liên quan đến vụ án này, ông Cẩn cho biết thêm, hiện cơ quan cảnh sát điều tra đã bắt khởi tố và tạm giam 13 đối tượng, trong đó truy nã đặc biệt 1 đối tượng.
Một sơ hở nữa được cơ quan chức năng nhắc tới là thời hạn lưu lại trên lãnh thổ Việt Nam là quá dài của mặt hàng tạm nhập tái xuất xăng dầu nói riêng và các hàng khác nói chung.
Quy định hiện nay hàng tạm nhập được lưu lại Việt Nam trong vòng 120 ngày, cộng 2 lần gia hạn (mỗi lần không quá 30 ngày) và 15 ngày tờ khai còn hiệu lực nên thời gian tối đa là 195 ngày.
Với thời gian cho phép kể trên, Tổng cục Hải quan nhận định doanh nghiệp xăng dầu có thể hưởng chênh lệch lãi suất khi gửi tiền vào ngân hàng do thời hạn nộp thuế mặt hàng xăng dầu tạm nhập tái xuất là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập tái xuất (tức sau 195 ngày), trong khi hàng xăng dầu kinh doanh là 30 ngày.
Ngoài ra, đến nay Bộ Công Thương vẫn chưa có quy định về lượng hàng xăng dầu từ tạm nhập chuyển sang tiêu thụ nội địa dẫn tới có một số lượng lớn hàng tạm nhập được chuyển thành tiêu thụ trong nước. Đây cũng chính là sơ hở để doanh nghiệp đầu mối hưởng mức chênh lệch thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu.
Ví như, thời điểm hiện nay thuế nhập khẩu với xăng là 12%, nếu doanh nghiệp chưa thanh khoản lô hàng nhập với mức thuế suất 0% và 5% trước đó thì nay chuyển sang tiêu thụ nội địa và khai báo với hải quan mức thuế thời điểm nhập thì doanh nghiệp đã hưởng mức chênh lệch thuế từ 7 - 12%/lít xăng.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xăng dầu tạm nhập trong 6 tháng đầu năm 2012 trên 1,687 tỷ USD, nhưng tái xuất mới hơn 1,167 tỷ USD.
Còn tính chung từ 1/1/2009 đến 31/6/2012, các doanh nghiệp đầu mối đã tạm nhập 9.992 nghìn tấn xăng dầu các loại với trị giá 7.397 triệu USD, nhưng lượng tái xuất mới chỉ đạt 80,1% (tương đương 8.008 nghìn tấn).
Như vậy, số lượng xăng dầu tạm nhập mà chưa tái xuất còn lại trong giai đoạn trên là 1.984,5 nghìn tấn với trị giá 1.391 triệu USD.
Tính riêng, Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) có lượng dầu DO tạm nhập là 549,6 nghìn tấn với trị giá 394,6 triệu USD, song lượng tái xuất chỉ chiếm 67,1%, tương đương 369,2 nghìn tấn. Trị giá số lượng dầu DO chưa tái xuất là 256,7 triệu USD.
Cùng mặt hàng trên, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí Tp.HCM có tỷ trọng lượng hàng chưa tái xuất tới 83,7%, Công ty Cổ phần Dầu khí Mê Kông (53,2%).
Số lượng hàng tồn lại do tạm nhập tái xuất sẽ không tránh khỏi có một lượng đưa vào tiêu thụ trong thị trường nội địa bằng nhiều cách thức khác nhau, gây thất thoát thuế cho Nhà nước, đại diện Tổng cục Hải quan nhận định.
Để giải quyết những bất cập trong lĩnh vực quản lý xăng dầu tạm nhập tái xuất và các mặt hàng khác tạm nhập tái xuất, Bộ Tài chính vừa có văn bản đề xuất với Thủ tướng Chính phủ với điểm đáng lưu ý là rút ngắn thời gian lưu giữ hàng hóa tạm nhập tái xuất xuống không quá 30 ngày kể từ ngày tạm nhập và không cho phép gia hạn thời gian.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng chỉ đạo Tổng cục Hải quan xây dựng Đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất.
Hiện nay, ngành hải quan cũng đang tiến hành rà soát lại toàn bộ các lô hàng tạm nhập tái xuất, trong đó có cả mặt hàng xăng dầu từ năm 2009 đến tháng 6/2012 để xác định doanh nghiệp có thực hiện đúng thời gian về kê khai tạm nhập, tái xuất, nộp thuế khi chuyển đổi.
Tổng cục Hải quan dự kiến đến giữa tháng 12/2012 sẽ hoàn thành cuộc tổng điều tra nói trên.