Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao
Trần Bảo Minh bị nhiều người cho là tự cao, hiếu thắng, tiêu tiền theo kiểu nhà giàu, không chung thuỷ
Thành danh với những chiến lược marketing đột phá trong thị trường nước giải khát của Pepsico, nhưng cuộc đời ông lại mang nhiều duyên nợ với thị trường sữa. Mỗi cuộc dời đổi của ông và đội ngũ đều để lại những thành quả đáng kể và cả điều tiếng.
Trần Bảo Minh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa quốc tế (IDP), con người có cá tính mạnh, có khả năng truyền cảm hứng cho đội ngũ, gắn kết chí tình với cộng sự ấy lại bị nhiều người cho là tự cao, hiếu thắng, tiêu tiền theo kiểu nhà giàu, không chung thuỷ…
Khủng hoảng, trầm lắng, nợ xấu, phá sản… đang khiến không khí kinh doanh trĩu nặng, tâm trạng của riêng ông trong những ngày này ra sao?
Ngay cả đến thị trường hàng tiêu dùng được cho là ít bị ảnh hưởng nhất cũng thật tiêu điều. Các nhà phân phối không có tiền để lấy hàng, các điểm bán lẻ nhiều quầy trống trơn vì sức mua giảm nghiêm trọng, họ đâu dám lấy hàng để bán. Một vòng luẩn quẩn kéo thành chuỗi khiến cho nhà sản xuất không ai không lo lắng. Sức mua đang giảm đáng kể, tâm lý người tiêu dùng co cụm là mối lo lớn nhất với các nhà kinh doanh. Thời buổi gì mà không ai có tiền, ai cũng vay nợ! Tiền biến đi đâu hết vậy?
Là người am hiểu thị trường sữa bột, ông có thấy bất công không khi bữa cơm gia đình còn khó khăn chật vật, mà nhiều bà mẹ phải gồng mình mua sữa ngoại cho con với giá cao ngất?
Các thương hiệu nước ngoài hiện đang chiếm ưu thế trên thị trường sữa bột cho bà mẹ, trẻ em, trẻ sơ sinh… về giá trị, niềm tin của người tiêu dùng. Các bà mẹ vì không muốn rủi ro cho đứa con mới chào đời, nên vẫn cắn răng trả giá cao hơn rất nhiều lần so với sản phẩm cùng chức năng của thương hiệu nội địa.
Có bà mẹ thậm chí phải nhịn ăn, nhịn mặc. Nếu kinh tế phát triển tốt, hộp sữa đó có thể chưa là gánh nặng cho mỗi gia đình, nhưng khi mọi thứ đều quá khó khăn, mà sữa – thứ thiết yếu cho con không thể bóp lại được, thì việc các hãng sữa nước ngoài cứ đường hoàng tăng giá quả thật là thiệt thòi lớn cho trẻ em.
Nắm bắt tâm lý người tiêu dùng cho rằng giá càng cao thì sữa càng tốt, nên họ vẫn có nhiều đợt tăng giá, ấy là chưa kể chi phí cho phân phối, quảng cáo, lưu thông đến điểm bán ngày càng cao, tạo ưu thế trưng bày la liệt trên các điểm bán, tăng mười mấy phần trăm, người tiêu dùng phải oằn lưng gánh trọn.
Ông vừa nói đến giá trị của niềm tin, phải chăng lòng tin của người Việt đang bị dao động dữ dội, nhất là thị trường sữa bột?
Trong tình hình kinh tế quá khó khăn này, khi thấy có sự tăng giá vô lý như vậy, tại sao Bộ Tài chính, Viện Dinh dưỡng không làm việc trực tiếp với những nhà sản xuất sữa bột nước ngoài, để đưa sữa bột chất lượng cao về Việt Nam với mức lợi nhuận thấp nhất, nhằm giúp cho hàng triệu bà mẹ? Tôi nghĩ làm được vậy có thể cắt giảm 20 – 30% so với giá hiện nay cho sữa có cùng nguồn gốc.
Các cơ quan chức năng của Nhà nước hoàn toàn có thể cùng các chuyên gia dinh dưỡng kiểm tra trực tiếp từ đầu nguồn về công thức và chất lượng. Tại sao không bay thẳng qua Mỹ, Úc tìm hiểu, vì thành phần trong sữa chẳng có gì bí mật cả. Như vậy bảo đảm doanh nghiệp không thể “bốc phét”, cộng quá nhiều lợi nhuận vào giá thành. Nếu họ không tự giác giảm lợi nhuận, mình phải có cách buộc họ đưa giá về với giá thật chứ.
Với một thị trường sữa bột trị giá mấy chục ngàn tỉ đồng, 90% bà mẹ Việt Nam không giàu, nếu tiết kiệm được vài ngàn tỉ cũng là tiết kiệm cho nguồn lực quốc gia.
Chúng ta cứ bị mất trước mất sau, đã nghèo còn phải làm giàu cho tư bản nước ngoài… Nhưng nếu một doanh nghiệp đứng ra phát động, lơ mơ bị coi là phá giá, bị “ném đá” liền.
Làm một việc có ý nghĩa với hàng triệu bà mẹ, sao ông lại sợ bị “ném đá”?
Tôi cũng bỏ nhiều thời gian tìm hiểu thị trường sữa bột, và muốn làm điều gì đó, nhưng sau nhiều lần bị “ném đá” tôi cũng chùn chứ. Có nhiều thứ đáng sợ quá. Ngày xưa, tôi không biết sợ là gì, nhưng khi chương trình “Gắn kết yêu thương” bị đánh, dù mình làm nghiêm túc, tôi tự hỏi liệu mình có chịu nổi không? Nếu làm thì phải làm như thế nào? Đó là điều phải suy nghĩ. Tránh đụng chạm thì hèn quá.
Phải nói mình hơi nhát, vì tôi biết sẽ đụng chạm lớn đến mấy ông tài phiệt. Thân bại danh liệt đã đành, nhưng mình có vợ con... Phá bỏ nồi cơm, lợi nhuận của ai đó chắc chắn sẽ bị “ném đá”, bị chọc ngoáy, cuộc sống của mình không yên được. Bất công nằm ở chỗ đó.
Cũng có người nói làm thế là đi ngược với nguyên tắc thị trường, hãy để thị trường tự nó điều phối. Tôi từng làm công ty nước ngoài, tôi hiểu hơn ai hết về thị trường, nhưng đối với một số sản phẩm, không thể dùng nguyên tắc tối ưu hoá lợi nhuận, đặc biệt là với sữa cho trẻ dưới sáu tuổi. Đó là sản phẩm thiết yếu, bắt buộc, không có sự lựa chọn nào khác, dùng phương pháp tối ưu hoá là tội ác.
Nhà nước phải cùng Hiệp hội sữa, Bộ Tài chính và các chuyên gia dinh dưỡng uy tín nhất đấu thầu công thức chất bổ sung xuất sắc nhất cho trẻ em Việt Nam, lúc đó khỏi cần năn nỉ mấy ông nước ngoài để tạo ra giá trần, đó mới thực sự là vì bà mẹ và trẻ em. Tại sao chứng khoán làm giá trần mà sữa lại không?
Các nhà sản xuất nội địa hiện đang nắm giữ thị trường sữa tươi, nhưng cuộc cạnh tranh này có vẻ chưa thật sòng phẳng với người tiêu dùng, khi đưa ra các thông điệp khá mù mờ: nào là sữa tiệt trùng, sữa sạch, sữa hoàn nguyên…?
Nhà sản xuất phải ghi rõ trên bao bì theo quy định của Nhà nước, chỉ do người dân chưa phân biệt được thôi. Người tiêu dùng miền Bắc có vẻ thông thạo hơn trong việc chọn sữa tươi, còn người miền Nam thường dễ tính, cứ nghĩ sữa nước là sữa tươi.
Về thị trường sữa tươi, có hai vấn đề. Để tránh sự nhập nhèm giữa sữa tươi thanh trùng và sữa tiệt trùng, cần phải hiểu sữa tiệt trùng là lấy từ sữa bột hoàn nguyên chế biến thành sữa nước, thường rẻ hơn sữa tươi. Làm sữa tươi là phải phát triển trang trại bò, hoặc hỗ trợ nông dân nuôi bò, sữa sản xuất ra bao nhiêu phải thu mua hết bấy nhiêu, không thể như sữa bột mua về có thể tồn kho ba tháng.
Từ trước đến nay, sữa tươi phần lớn là do công ty Việt Nam làm, các công ty nước ngoài chỉ là “biểu diễn”. Tôi về TH Milk, và bây giờ là IDP, cũng là để thực hiện ao ước được làm sữa tươi Việt Nam. Mua sữa bột về làm cũng chỉ là kinh doanh sản phẩm thôi. Bỏ qua tính hiệu quả, ước nguyện của tôi là phát triển đàn bò, hỗ trợ nông dân có một tương lai tốt đẹp.
Kinh tế Việt Nam muốn phát triển phải dựa vào nông nghiệp. Nếu các sản phẩm sữa và chế biến từ sữa tươi như phômai, kem, yaourt… đều từ sữa tươi Việt Nam thì rất nhiều nông dân hưởng lợi, nâng giá trị đầu vào cho nông dân.
Vì sao sau một thời gian gắn bó, ông lại mau chóng chia tay với Vinamilk, TH Milk? Phải chăng vì ông không thực hiện được chỉ tiêu như cam kết ban đầu, hay do các ông chủ không chia sẻ được ước nguyện với anh?
Chúng tôi chia sẻ được với nhau nhiều về ước nguyện, vấn đề là bước đi cụ thể, thời gian và mức độ đầu tư luôn là cái phải bàn thảo nhiều nhất. Khác biệt giữa các ông chủ nước ngoài và ông chủ Việt Nam chỉ do tiềm lực thôi.
Doanh nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu xa nhưng lại đòi thắng nhanh bằng mọi giá, còn nước ngoài do tiềm lực hùng hậu, có thể chấp nhận cho một thương hiệu đủ thời gian tạo chỗ đứng, đi những bước chậm nhưng chắc - họ nhìn mục tiêu rất xa.
Không nói ai đúng ai sai, vấn đề là tư duy. Tôi rất ghét những ông chủ suốt ngày làm ra những sản phẩm rẻ tiền, phải hướng đến sản phẩm chất lượng chứ. Nền kinh tế phải hướng tới những sản phẩm tạo ra môi trường sống tốt đẹp hơn, đừng chạy theo giá rẻ mà gây ra những sản phẩm có hại cho sức khoẻ, tàn phá môi trường.
Từng bị cho là người tự cao, hiếu thắng, tiêu tiền theo kiểu nhà giàu… nhìn lại quá trình kinh doanh, ông có thấy đạo đức kinh doanh của mình cũng bị thử thách rất lớn bởi áp lực lợi nhuận?
Quả thật thời trẻ tôi là người rất háo thắng, luôn chạy theo mục tiêu, sáng tạo bằng bản năng tự nhiên. Ba mươi tuổi, tôi cũng chưa nghĩ sâu sắc lắm. Nếu lúc ấy một công ty thuốc lá nào trả cao tôi cũng sẽ làm. Nhưng đến giờ phút này, dù có trả cao mấy tôi cũng không bao giờ làm ngành nào ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Đó là thay đổi rất lớn.
Suy nghĩ của tôi về những giá trị sống thay đổi rất nhiều từ khi có vợ, có con. Phải làm gì cho con người, cho xã hội tốt đẹp hơn để con tôi có thể tự hào. Xưa có một mình, làm gì cũng làm bằng mọi giá, bất chấp, giờ có con, yêu thương con nên tôi muốn con mình sẽ không gặp phải những sản phẩm độc hại.
Từng bị mang tiếng là người “không thuỷ chung”, với ông thất bại nào là lớn nhất?
Tôi may mắn dữ lắm mới có thể vượt qua những khúc quanh tưởng chừng gục ngã. Nhưng số phận đẩy đưa, cánh cửa này khép lại, lập tức có cánh cửa khác mở ra, thất vọng lại mở ra hy vọng. Cuộc đời làm thuê của tôi chưa từng bị ai ép, ai bắt… để nhận được đồng tiền.
Làm được điều đó rất khó, vì thực tế, biết bao người làm thuê phải làm điều mình không muốn, điều mình cho là không đúng từ năm này qua năm khác, để nhận được đồng lương, để mua được nhà này, xe nọ... bản thân điều đó đã là một cực hình trong cuộc sống, là chết nửa đời người. Nhận được một cục lương lớn mà phải hy sinh sự tự trọng, tự tôn của bản thân, bao nhiêu tiền để “dán” lên vết thương đó cũng không đủ…
Lúc này, hạnh phúc nhất với tôi là khi mình không còn quan tâm đến tiền nữa. Giá như có một ngày mình thức dậy trong ngôi nhà nhỏ ở làng cổ Đường Lâm, ngồi thảnh thơi đọc báo, câu cá... Sống theo ý mình muốn, an nhiên tự tại, thật với bản thân, không bị ai hỏi đang làm gì, làm như thế nào… đó mới là cuộc sống. Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao là khó nhất.
Vì sao những cuộc ra đi của ông thường kéo theo cả một êkíp, gây nhiều hệ luỵ không nhỏ cho doanh nghiệp và người ở lại?
Tôi sợ tình trạng ghét thằng anh thì không thể thương thằng em. Mình ra đi nhưng lính của mình ở lại sẽ thế nào? Liệu họ có được sử dụng theo đúng tài năng không? Các bước đi phải bảo đảm lương bổng không gián đoạn để anh em còn nuôi vợ nuôi con nữa chứ, đó là cả một vấn đề phải quan tâm đến từng chi tiết.
Cũng không thể một mình giải quyết, phải có đồng đội, tổ chức tin cậy để bất cứ khi nào có thể là gọi qua ngay. Sự chuẩn bị chu đáo ấy phải làm bằng cái tâm, không phải vì sự an toàn bản thân. Tôi sẵn sàng bỏ nơi có lương bổng cao, nổi tiếng hơn về làm ở một công ty lợi nhuận ít hơn để anh em cùng tham gia được với nhau…
Tôi không nói anh em phụ thuộc vào mình. Anh em toàn người giỏi về giúp mình, không phải vì tiền. Để có một đội ngũ như thế lúc này đâu dễ. Tự mình cảm thấy có trách nhiệm với họ thôi, nên mỗi chuyến đi là cả một cuộc chuyển binh tốn rất nhiều công sức, trí lực để cân nhắc xem ai cần đi, ai có thể ở lại. Hệ luỵ của nó khiến bản thân tôi có lúc mệt quá, chỉ muốn ngồi câu cá!
Giữ được tình người, tình đồng đội trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt dường như quá khó?
Khi tôi chuyển sang một công ty khác, từng có giám đốc cấp cao ở công ty cũ đã không dám nghe điện thoại của tôi, thậm chí không dám gặp mặt vì sợ bị “đì”, dù trước đó chính tôi đưa anh ấy vào công ty, cất nhắc lên chức này chức nọ.
Công ty chỉ gắn bó với ta bởi một bản hợp đồng có thời hạn, còn tình cảm anh em mới là vô thời hạn. Đã từng cùng nhau vượt qua bao thử thách khó khăn, vậy mà sao lại phải sợ cả một lần uống càphê với nhau? Nhiều khi người ta để tiền bạc lấn át cả tình anh em, mối quan hệ giữa con người và con người, điều đó làm tôi đau buồn nhất. Như thế làm sao lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao được.
(Nguồn: Sài Gòn Tiếp thị)
Trần Bảo Minh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa quốc tế (IDP), con người có cá tính mạnh, có khả năng truyền cảm hứng cho đội ngũ, gắn kết chí tình với cộng sự ấy lại bị nhiều người cho là tự cao, hiếu thắng, tiêu tiền theo kiểu nhà giàu, không chung thuỷ…
Khủng hoảng, trầm lắng, nợ xấu, phá sản… đang khiến không khí kinh doanh trĩu nặng, tâm trạng của riêng ông trong những ngày này ra sao?
Ngay cả đến thị trường hàng tiêu dùng được cho là ít bị ảnh hưởng nhất cũng thật tiêu điều. Các nhà phân phối không có tiền để lấy hàng, các điểm bán lẻ nhiều quầy trống trơn vì sức mua giảm nghiêm trọng, họ đâu dám lấy hàng để bán. Một vòng luẩn quẩn kéo thành chuỗi khiến cho nhà sản xuất không ai không lo lắng. Sức mua đang giảm đáng kể, tâm lý người tiêu dùng co cụm là mối lo lớn nhất với các nhà kinh doanh. Thời buổi gì mà không ai có tiền, ai cũng vay nợ! Tiền biến đi đâu hết vậy?
Là người am hiểu thị trường sữa bột, ông có thấy bất công không khi bữa cơm gia đình còn khó khăn chật vật, mà nhiều bà mẹ phải gồng mình mua sữa ngoại cho con với giá cao ngất?
Các thương hiệu nước ngoài hiện đang chiếm ưu thế trên thị trường sữa bột cho bà mẹ, trẻ em, trẻ sơ sinh… về giá trị, niềm tin của người tiêu dùng. Các bà mẹ vì không muốn rủi ro cho đứa con mới chào đời, nên vẫn cắn răng trả giá cao hơn rất nhiều lần so với sản phẩm cùng chức năng của thương hiệu nội địa.
Có bà mẹ thậm chí phải nhịn ăn, nhịn mặc. Nếu kinh tế phát triển tốt, hộp sữa đó có thể chưa là gánh nặng cho mỗi gia đình, nhưng khi mọi thứ đều quá khó khăn, mà sữa – thứ thiết yếu cho con không thể bóp lại được, thì việc các hãng sữa nước ngoài cứ đường hoàng tăng giá quả thật là thiệt thòi lớn cho trẻ em.
Sức mua đang giảm đáng kể, tâm lý người tiêu dùng co cụm là mối lo lớn nhất với các nhà kinh doanh. Thời buổi gì mà không ai có tiền, ai cũng vay nợ! Tiền biến đi đâu hết vậy? Ông Trần Bảo Minh
Nắm bắt tâm lý người tiêu dùng cho rằng giá càng cao thì sữa càng tốt, nên họ vẫn có nhiều đợt tăng giá, ấy là chưa kể chi phí cho phân phối, quảng cáo, lưu thông đến điểm bán ngày càng cao, tạo ưu thế trưng bày la liệt trên các điểm bán, tăng mười mấy phần trăm, người tiêu dùng phải oằn lưng gánh trọn.
Ông vừa nói đến giá trị của niềm tin, phải chăng lòng tin của người Việt đang bị dao động dữ dội, nhất là thị trường sữa bột?
Trong tình hình kinh tế quá khó khăn này, khi thấy có sự tăng giá vô lý như vậy, tại sao Bộ Tài chính, Viện Dinh dưỡng không làm việc trực tiếp với những nhà sản xuất sữa bột nước ngoài, để đưa sữa bột chất lượng cao về Việt Nam với mức lợi nhuận thấp nhất, nhằm giúp cho hàng triệu bà mẹ? Tôi nghĩ làm được vậy có thể cắt giảm 20 – 30% so với giá hiện nay cho sữa có cùng nguồn gốc.
Các cơ quan chức năng của Nhà nước hoàn toàn có thể cùng các chuyên gia dinh dưỡng kiểm tra trực tiếp từ đầu nguồn về công thức và chất lượng. Tại sao không bay thẳng qua Mỹ, Úc tìm hiểu, vì thành phần trong sữa chẳng có gì bí mật cả. Như vậy bảo đảm doanh nghiệp không thể “bốc phét”, cộng quá nhiều lợi nhuận vào giá thành. Nếu họ không tự giác giảm lợi nhuận, mình phải có cách buộc họ đưa giá về với giá thật chứ.
Với một thị trường sữa bột trị giá mấy chục ngàn tỉ đồng, 90% bà mẹ Việt Nam không giàu, nếu tiết kiệm được vài ngàn tỉ cũng là tiết kiệm cho nguồn lực quốc gia.
Chúng ta cứ bị mất trước mất sau, đã nghèo còn phải làm giàu cho tư bản nước ngoài… Nhưng nếu một doanh nghiệp đứng ra phát động, lơ mơ bị coi là phá giá, bị “ném đá” liền.
Làm một việc có ý nghĩa với hàng triệu bà mẹ, sao ông lại sợ bị “ném đá”?
Tôi cũng bỏ nhiều thời gian tìm hiểu thị trường sữa bột, và muốn làm điều gì đó, nhưng sau nhiều lần bị “ném đá” tôi cũng chùn chứ. Có nhiều thứ đáng sợ quá. Ngày xưa, tôi không biết sợ là gì, nhưng khi chương trình “Gắn kết yêu thương” bị đánh, dù mình làm nghiêm túc, tôi tự hỏi liệu mình có chịu nổi không? Nếu làm thì phải làm như thế nào? Đó là điều phải suy nghĩ. Tránh đụng chạm thì hèn quá.
Phải nói mình hơi nhát, vì tôi biết sẽ đụng chạm lớn đến mấy ông tài phiệt. Thân bại danh liệt đã đành, nhưng mình có vợ con... Phá bỏ nồi cơm, lợi nhuận của ai đó chắc chắn sẽ bị “ném đá”, bị chọc ngoáy, cuộc sống của mình không yên được. Bất công nằm ở chỗ đó.
Cũng có người nói làm thế là đi ngược với nguyên tắc thị trường, hãy để thị trường tự nó điều phối. Tôi từng làm công ty nước ngoài, tôi hiểu hơn ai hết về thị trường, nhưng đối với một số sản phẩm, không thể dùng nguyên tắc tối ưu hoá lợi nhuận, đặc biệt là với sữa cho trẻ dưới sáu tuổi. Đó là sản phẩm thiết yếu, bắt buộc, không có sự lựa chọn nào khác, dùng phương pháp tối ưu hoá là tội ác.
Nhà nước phải cùng Hiệp hội sữa, Bộ Tài chính và các chuyên gia dinh dưỡng uy tín nhất đấu thầu công thức chất bổ sung xuất sắc nhất cho trẻ em Việt Nam, lúc đó khỏi cần năn nỉ mấy ông nước ngoài để tạo ra giá trần, đó mới thực sự là vì bà mẹ và trẻ em. Tại sao chứng khoán làm giá trần mà sữa lại không?
Các nhà sản xuất nội địa hiện đang nắm giữ thị trường sữa tươi, nhưng cuộc cạnh tranh này có vẻ chưa thật sòng phẳng với người tiêu dùng, khi đưa ra các thông điệp khá mù mờ: nào là sữa tiệt trùng, sữa sạch, sữa hoàn nguyên…?
Nhà sản xuất phải ghi rõ trên bao bì theo quy định của Nhà nước, chỉ do người dân chưa phân biệt được thôi. Người tiêu dùng miền Bắc có vẻ thông thạo hơn trong việc chọn sữa tươi, còn người miền Nam thường dễ tính, cứ nghĩ sữa nước là sữa tươi.
Về thị trường sữa tươi, có hai vấn đề. Để tránh sự nhập nhèm giữa sữa tươi thanh trùng và sữa tiệt trùng, cần phải hiểu sữa tiệt trùng là lấy từ sữa bột hoàn nguyên chế biến thành sữa nước, thường rẻ hơn sữa tươi. Làm sữa tươi là phải phát triển trang trại bò, hoặc hỗ trợ nông dân nuôi bò, sữa sản xuất ra bao nhiêu phải thu mua hết bấy nhiêu, không thể như sữa bột mua về có thể tồn kho ba tháng.
Từ trước đến nay, sữa tươi phần lớn là do công ty Việt Nam làm, các công ty nước ngoài chỉ là “biểu diễn”. Tôi về TH Milk, và bây giờ là IDP, cũng là để thực hiện ao ước được làm sữa tươi Việt Nam. Mua sữa bột về làm cũng chỉ là kinh doanh sản phẩm thôi. Bỏ qua tính hiệu quả, ước nguyện của tôi là phát triển đàn bò, hỗ trợ nông dân có một tương lai tốt đẹp.
Kinh tế Việt Nam muốn phát triển phải dựa vào nông nghiệp. Nếu các sản phẩm sữa và chế biến từ sữa tươi như phômai, kem, yaourt… đều từ sữa tươi Việt Nam thì rất nhiều nông dân hưởng lợi, nâng giá trị đầu vào cho nông dân.
Vì sao sau một thời gian gắn bó, ông lại mau chóng chia tay với Vinamilk, TH Milk? Phải chăng vì ông không thực hiện được chỉ tiêu như cam kết ban đầu, hay do các ông chủ không chia sẻ được ước nguyện với anh?
Chúng tôi chia sẻ được với nhau nhiều về ước nguyện, vấn đề là bước đi cụ thể, thời gian và mức độ đầu tư luôn là cái phải bàn thảo nhiều nhất. Khác biệt giữa các ông chủ nước ngoài và ông chủ Việt Nam chỉ do tiềm lực thôi.
Doanh nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu xa nhưng lại đòi thắng nhanh bằng mọi giá, còn nước ngoài do tiềm lực hùng hậu, có thể chấp nhận cho một thương hiệu đủ thời gian tạo chỗ đứng, đi những bước chậm nhưng chắc - họ nhìn mục tiêu rất xa.
Không nói ai đúng ai sai, vấn đề là tư duy. Tôi rất ghét những ông chủ suốt ngày làm ra những sản phẩm rẻ tiền, phải hướng đến sản phẩm chất lượng chứ. Nền kinh tế phải hướng tới những sản phẩm tạo ra môi trường sống tốt đẹp hơn, đừng chạy theo giá rẻ mà gây ra những sản phẩm có hại cho sức khoẻ, tàn phá môi trường.
Từng bị cho là người tự cao, hiếu thắng, tiêu tiền theo kiểu nhà giàu… nhìn lại quá trình kinh doanh, ông có thấy đạo đức kinh doanh của mình cũng bị thử thách rất lớn bởi áp lực lợi nhuận?
Quả thật thời trẻ tôi là người rất háo thắng, luôn chạy theo mục tiêu, sáng tạo bằng bản năng tự nhiên. Ba mươi tuổi, tôi cũng chưa nghĩ sâu sắc lắm. Nếu lúc ấy một công ty thuốc lá nào trả cao tôi cũng sẽ làm. Nhưng đến giờ phút này, dù có trả cao mấy tôi cũng không bao giờ làm ngành nào ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Đó là thay đổi rất lớn.
Suy nghĩ của tôi về những giá trị sống thay đổi rất nhiều từ khi có vợ, có con. Phải làm gì cho con người, cho xã hội tốt đẹp hơn để con tôi có thể tự hào. Xưa có một mình, làm gì cũng làm bằng mọi giá, bất chấp, giờ có con, yêu thương con nên tôi muốn con mình sẽ không gặp phải những sản phẩm độc hại.
Từng bị mang tiếng là người “không thuỷ chung”, với ông thất bại nào là lớn nhất?
Tôi may mắn dữ lắm mới có thể vượt qua những khúc quanh tưởng chừng gục ngã. Nhưng số phận đẩy đưa, cánh cửa này khép lại, lập tức có cánh cửa khác mở ra, thất vọng lại mở ra hy vọng. Cuộc đời làm thuê của tôi chưa từng bị ai ép, ai bắt… để nhận được đồng tiền.
Làm được điều đó rất khó, vì thực tế, biết bao người làm thuê phải làm điều mình không muốn, điều mình cho là không đúng từ năm này qua năm khác, để nhận được đồng lương, để mua được nhà này, xe nọ... bản thân điều đó đã là một cực hình trong cuộc sống, là chết nửa đời người. Nhận được một cục lương lớn mà phải hy sinh sự tự trọng, tự tôn của bản thân, bao nhiêu tiền để “dán” lên vết thương đó cũng không đủ…
Lúc này, hạnh phúc nhất với tôi là khi mình không còn quan tâm đến tiền nữa. Giá như có một ngày mình thức dậy trong ngôi nhà nhỏ ở làng cổ Đường Lâm, ngồi thảnh thơi đọc báo, câu cá... Sống theo ý mình muốn, an nhiên tự tại, thật với bản thân, không bị ai hỏi đang làm gì, làm như thế nào… đó mới là cuộc sống. Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao là khó nhất.
Tôi sợ tình trạng ghét thằng anh thì không thể thương thằng em. Mình ra đi nhưng lính của mình ở lại sẽ thế nào? Liệu họ có được sử dụng theo đúng tài năng không? Ông Trần Bảo Minh
Vì sao những cuộc ra đi của ông thường kéo theo cả một êkíp, gây nhiều hệ luỵ không nhỏ cho doanh nghiệp và người ở lại?
Tôi sợ tình trạng ghét thằng anh thì không thể thương thằng em. Mình ra đi nhưng lính của mình ở lại sẽ thế nào? Liệu họ có được sử dụng theo đúng tài năng không? Các bước đi phải bảo đảm lương bổng không gián đoạn để anh em còn nuôi vợ nuôi con nữa chứ, đó là cả một vấn đề phải quan tâm đến từng chi tiết.
Cũng không thể một mình giải quyết, phải có đồng đội, tổ chức tin cậy để bất cứ khi nào có thể là gọi qua ngay. Sự chuẩn bị chu đáo ấy phải làm bằng cái tâm, không phải vì sự an toàn bản thân. Tôi sẵn sàng bỏ nơi có lương bổng cao, nổi tiếng hơn về làm ở một công ty lợi nhuận ít hơn để anh em cùng tham gia được với nhau…
Tôi không nói anh em phụ thuộc vào mình. Anh em toàn người giỏi về giúp mình, không phải vì tiền. Để có một đội ngũ như thế lúc này đâu dễ. Tự mình cảm thấy có trách nhiệm với họ thôi, nên mỗi chuyến đi là cả một cuộc chuyển binh tốn rất nhiều công sức, trí lực để cân nhắc xem ai cần đi, ai có thể ở lại. Hệ luỵ của nó khiến bản thân tôi có lúc mệt quá, chỉ muốn ngồi câu cá!
Giữ được tình người, tình đồng đội trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt dường như quá khó?
Khi tôi chuyển sang một công ty khác, từng có giám đốc cấp cao ở công ty cũ đã không dám nghe điện thoại của tôi, thậm chí không dám gặp mặt vì sợ bị “đì”, dù trước đó chính tôi đưa anh ấy vào công ty, cất nhắc lên chức này chức nọ.
Công ty chỉ gắn bó với ta bởi một bản hợp đồng có thời hạn, còn tình cảm anh em mới là vô thời hạn. Đã từng cùng nhau vượt qua bao thử thách khó khăn, vậy mà sao lại phải sợ cả một lần uống càphê với nhau? Nhiều khi người ta để tiền bạc lấn át cả tình anh em, mối quan hệ giữa con người và con người, điều đó làm tôi đau buồn nhất. Như thế làm sao lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao được.
(Nguồn: Sài Gòn Tiếp thị)