Startup phải xây dựng thương hiệu càng sớm càng tốt
Startup không nên chỉ làm thương hiệu khi đã có tiền
Giai đoạn khởi nghiệp chính là thời điểm tốt nhất để bắt đầu xây dựng thương hiệu, xác lập danh tiếng của startup. Việc làm này cần song hành với phát triển sản phẩm, cho dù nguồn lực về tài chính cũng như nhân sự của startup còn nhiều giới hạn.
Theo bảng xếp hạng thương hiệu toàn cầu BrandZ 2017 công bố tháng 6 vừa qua do Công ty nghiên cứu Kantar Millward Brown thực hiện với hơn 3 triệu người ở 51 quốc gia khác nhau, Google tiếp tục giành được ngôi vương trong cuộc đua thương hiệu.
Giá trị thương hiệu của Google tăng 7% so với năm ngoái, lên 245,6 tỷ USD. Bám đuổi các vị trí tiếp theo là Apple với 234,7 tỷ USD và Microsoft với 143,2 tỷ USD. Giá trị thương hiệu thường chiếm từ 40% đến 60% trong tổng giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp.
Đừng chỉ làm thương hiệu khi đã có tiền
Thương hiệu như một lời giới thiệu, một thông điệp gửi gắm đến khách hàng. Một thương hiệu mạnh là thương hiệu mang lại giá trị cao, tạo dựng được uy tín với khách hàng. Nhờ đó, quá trình tìm hiểu thông tin, so sánh với các thương hiệu sản phẩm khác sẽ được rút ngắn, quyết định mua hàng sẽ diễn ra nhanh hơn.
Nếu chất lượng của hàng hoá đáp ứng nhu cầu của người mua thì thói quen mua hàng sẽ dần hình thành, tạo nên sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, sản phẩm, doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy kết quả tiêu thụ.
Theo bà Amy Kunrojpanya, một chuyên gia truyền thông kỳ cựu đã nâng tầm danh tiếng cho nhiều thương hiệu có quy mô toàn cầu như Google, Cocacola, hiện là Giám đốc chính sách và truyền thông Uber châu Á - Thái Bình Dương, với bất kỳ doanh nghiệp nào, thương hiệu, danh tiếng là vô cùng quan trọng.
“Mặc dù chặng đường này rất gian nan, đặc biệt là những startup đi lên từ con số không, nhưng mọi startup đều nên xây dựng danh tiếng ngay từ khi mới bắt đầu”, bà Amy Kunrojpanya chia sẻ.
Đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều gặp khó khăn trong xây dựng thương hiệu, một phần do yếu về năng lực marketing, phần khác do không có ý thức tập trung vào xây dựng thương hiệu vì còn phải chật vật để công ty tồn tại.
Là một startup có tuổi đời còn khá trẻ, anh Hoàng Đức Minh, nhà sáng lập Wake It Up, một trong 30 gương mặt dưới 30 tuổi có ảnh hưởng nhất năm 2014 do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn cho biết, dù giới hạn về nguồn lực tài chính cũng như nhân sự, nhưng Wake It Up chú trọng xây dựng thương hiệu ngay từ những ngày đầu.
Hiện Wake It Up, một nền tảng tạo và quản lý chiến dịch xã hội miễn phí cho các cá nhân và tổ chức, hoạt động khá khiêm tốn, chỉ với 8 thành viên.
Anh Minh cho biết “trong startup, các bộ phận thường không phân tích rõ ràng về vị trí, nhiệm vụ của các thành viên. Một người có thể vừa thực hiện công việc chăm sóc khách hàng, vừa đảm nhiệm về marketing”.
Mỗi startup thường trải qua các giai đoạn, thời kỳ phát triển khác nhau. Ban đầu, khi chưa tung ra sản phẩm, phải chú trọng hoàn thiện “đứa con cưng” của mình, sau đó, startup nên dành sự tập trung vào việc bán hàng.
Có ý kiến cho rằng, những doanh nghiệp lớn, tập đoàn có tiềm lực mạnh về tài chính, đã có chỗ đứng trên thị trường thường tập trung vào quảng bá thương hiệu hơn là những startup “chân ướt, chân ráo” mới bước chân vào thị trường.
Tuy nhiên, theo anh Minh, điều này chưa hẳn đã đúng. Đối với một số startup, điển hình là Rudicaf, ứng dụng hẹn hò trực truyến vừa mới ra đời, marketing chính là phương thức bán hàng của họ. Họ không thể đến gặp từng khách hàng là những người cô đơn để giới thiệu sản phẩm mà phải xây dựng thương hiệu được nhiều người biết đến để sử dụng dịch vụ.
“Wake It Up cũng vậy, chúng tôi không thể đến gặp từng nhà hoạt động xã hội, mà Wake It Up phải trở nên nổi bật để những người có nhu cầu tự tìm đến chúng tôi”, anh Minh chia sẻ.
Vậy startup không xây dựng thương hiệu, danh tiếng có thể thành công không? Câu trả lời là có. Trong thời gian làm việc tại Google, bà Amy Kunrojpanya chia sẻ câu chuyện “suốt 7 năm đầu, Google không có bộ phận marketing.
Hai nhà sáng lập là Larry Page và Sergey Brin từ chối chi bất kỳ một đồng nào cho hoạt động marketing. Họ tin rằng nếu sản phẩm đủ tốt, sản phẩm sẽ tự làm marketing cho chính nó”. Nhưng trong dài hạn, theo bà Amy Kunrojpanya, doanh nghiệp sẽ dễ bị tổn thương.
Danh tiếng giống như khoản tiền dự phòng, tích lũy trong mọi hoạt động diễn ra mỗi ngày. Khi gặp vấn đề, startup sẽ cần đến nó. Một doanh nghiệp với danh tiếng tốt sẽ xử lý và đứng vững trước khủng hoảng truyền thông, công chúng vẫn giữ vững sự tin tưởng đối với startup. Ngược lại, startup sẽ dễ dàng bị tấn công và hủy diệt.
Kết nối thương hiệu nhà sáng lập và startup
Được coi là bà đỡ cho hơn 4.000 doanh nghiệp nhỏ và mô hình khởi nghiệp sáng tạo đa lĩnh vực, bà Trương Lý Hoàng Phi, Giám đốc điều hành Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Tp.HCM (BSSC) là cái tên rất quen thuộc trong cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam.
Bà Hoàng Phi lưu ý, “các startup nên nhớ, khi mới thành lập, niềm tin của người tiêu dùng cũng như của nhà đầu tư chủ yếu gắn với thương hiệu cá nhân người sáng lập, đến từ tính tích cực của nhà sáng lập”. Khi niềm tin đó được đảm bảo và sản phẩm được chấp thuận trên thị trường, sẽ có sự kết nối giữa thương hiệu cá nhân nhà sáng lập và thương hiệu startup.
“Đối với startup, nên tăng cường giao lưu, tham gia các cuộc thi, sự kiện dành cho giới startup để có được cơ hội nói về sản phẩm của mình. Từ đó, tạo bộ nhận diện thương hiệu tốt hơn, giúp startup trở nên quen thuộc với người tiêu dùng”, bà Phi nhấn mạnh.
Startup cũng cần có nghệ thuật biến ý tưởng của mình kết nối với câu chuyện chung của xã hội, đủ sức hút với giới truyền thông, đưa câu chuyện đến công chúng dễ dàng hơn. Ngoài ra, nhà sáng lập cần tận dụng mối quan hệ với những người cố vấn, nhà đầu tư thiên thần uy tín trên cộng đồng, để họ nói về sản phẩm, dự án tiềm năng của chính doanh nghiệp.
Đồng quan điểm trên, bà Amy Kunrojpanya cũng cho rằng, nhắc tới startup, người ta thường nhắc tới nhà sáng lập, đây là nguồn cảm hứng bất tận của doanh nghiệp.
Gợi ý 5 bước để xây dựng danh tiếng cho một startup, bà Amy Kunrojpanya cho hay: đầu tiên, startup cần đề ra mục tiêu cụ thể. Chẳng hạn, sau 3 tháng, startup muốn công chúng nghĩ gì về mình.
Thứ hai, liên tục củng cố danh tiếng bằng cách luôn cải thiện cách công chúng nghĩ về mình, giữ vững và bảo vệ bằng mọi giá.
Thứ ba, tập trung vào nhà sáng lập. Khi nhớ đến startup, người ta nghĩ ngay đến nhà sáng lập. Hãy liên tục nói về nhà sáng lập, định hướng hình mẫu và cá tính khác biệt nhưng phù hợp với giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp mang lại cho công chúng.
Thứ tư, có tiếng nói trong các cộng đồng quan trọng và tìm cách truyền tải thông điệp đến cộng đồng đó. Cuối cùng, kể câu chuyện của riêng mình, lặp lại liên tục cho đến khi chạm đến trái tim khách hàng.
Theo bảng xếp hạng thương hiệu toàn cầu BrandZ 2017 công bố tháng 6 vừa qua do Công ty nghiên cứu Kantar Millward Brown thực hiện với hơn 3 triệu người ở 51 quốc gia khác nhau, Google tiếp tục giành được ngôi vương trong cuộc đua thương hiệu.
Giá trị thương hiệu của Google tăng 7% so với năm ngoái, lên 245,6 tỷ USD. Bám đuổi các vị trí tiếp theo là Apple với 234,7 tỷ USD và Microsoft với 143,2 tỷ USD. Giá trị thương hiệu thường chiếm từ 40% đến 60% trong tổng giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp.
Đừng chỉ làm thương hiệu khi đã có tiền
Thương hiệu như một lời giới thiệu, một thông điệp gửi gắm đến khách hàng. Một thương hiệu mạnh là thương hiệu mang lại giá trị cao, tạo dựng được uy tín với khách hàng. Nhờ đó, quá trình tìm hiểu thông tin, so sánh với các thương hiệu sản phẩm khác sẽ được rút ngắn, quyết định mua hàng sẽ diễn ra nhanh hơn.
Nếu chất lượng của hàng hoá đáp ứng nhu cầu của người mua thì thói quen mua hàng sẽ dần hình thành, tạo nên sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, sản phẩm, doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy kết quả tiêu thụ.
Theo bà Amy Kunrojpanya, một chuyên gia truyền thông kỳ cựu đã nâng tầm danh tiếng cho nhiều thương hiệu có quy mô toàn cầu như Google, Cocacola, hiện là Giám đốc chính sách và truyền thông Uber châu Á - Thái Bình Dương, với bất kỳ doanh nghiệp nào, thương hiệu, danh tiếng là vô cùng quan trọng.
“Mặc dù chặng đường này rất gian nan, đặc biệt là những startup đi lên từ con số không, nhưng mọi startup đều nên xây dựng danh tiếng ngay từ khi mới bắt đầu”, bà Amy Kunrojpanya chia sẻ.
Đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều gặp khó khăn trong xây dựng thương hiệu, một phần do yếu về năng lực marketing, phần khác do không có ý thức tập trung vào xây dựng thương hiệu vì còn phải chật vật để công ty tồn tại.
Là một startup có tuổi đời còn khá trẻ, anh Hoàng Đức Minh, nhà sáng lập Wake It Up, một trong 30 gương mặt dưới 30 tuổi có ảnh hưởng nhất năm 2014 do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn cho biết, dù giới hạn về nguồn lực tài chính cũng như nhân sự, nhưng Wake It Up chú trọng xây dựng thương hiệu ngay từ những ngày đầu.
Hiện Wake It Up, một nền tảng tạo và quản lý chiến dịch xã hội miễn phí cho các cá nhân và tổ chức, hoạt động khá khiêm tốn, chỉ với 8 thành viên.
Anh Minh cho biết “trong startup, các bộ phận thường không phân tích rõ ràng về vị trí, nhiệm vụ của các thành viên. Một người có thể vừa thực hiện công việc chăm sóc khách hàng, vừa đảm nhiệm về marketing”.
Mỗi startup thường trải qua các giai đoạn, thời kỳ phát triển khác nhau. Ban đầu, khi chưa tung ra sản phẩm, phải chú trọng hoàn thiện “đứa con cưng” của mình, sau đó, startup nên dành sự tập trung vào việc bán hàng.
Có ý kiến cho rằng, những doanh nghiệp lớn, tập đoàn có tiềm lực mạnh về tài chính, đã có chỗ đứng trên thị trường thường tập trung vào quảng bá thương hiệu hơn là những startup “chân ướt, chân ráo” mới bước chân vào thị trường.
Tuy nhiên, theo anh Minh, điều này chưa hẳn đã đúng. Đối với một số startup, điển hình là Rudicaf, ứng dụng hẹn hò trực truyến vừa mới ra đời, marketing chính là phương thức bán hàng của họ. Họ không thể đến gặp từng khách hàng là những người cô đơn để giới thiệu sản phẩm mà phải xây dựng thương hiệu được nhiều người biết đến để sử dụng dịch vụ.
“Wake It Up cũng vậy, chúng tôi không thể đến gặp từng nhà hoạt động xã hội, mà Wake It Up phải trở nên nổi bật để những người có nhu cầu tự tìm đến chúng tôi”, anh Minh chia sẻ.
Vậy startup không xây dựng thương hiệu, danh tiếng có thể thành công không? Câu trả lời là có. Trong thời gian làm việc tại Google, bà Amy Kunrojpanya chia sẻ câu chuyện “suốt 7 năm đầu, Google không có bộ phận marketing.
Hai nhà sáng lập là Larry Page và Sergey Brin từ chối chi bất kỳ một đồng nào cho hoạt động marketing. Họ tin rằng nếu sản phẩm đủ tốt, sản phẩm sẽ tự làm marketing cho chính nó”. Nhưng trong dài hạn, theo bà Amy Kunrojpanya, doanh nghiệp sẽ dễ bị tổn thương.
Danh tiếng giống như khoản tiền dự phòng, tích lũy trong mọi hoạt động diễn ra mỗi ngày. Khi gặp vấn đề, startup sẽ cần đến nó. Một doanh nghiệp với danh tiếng tốt sẽ xử lý và đứng vững trước khủng hoảng truyền thông, công chúng vẫn giữ vững sự tin tưởng đối với startup. Ngược lại, startup sẽ dễ dàng bị tấn công và hủy diệt.
Kết nối thương hiệu nhà sáng lập và startup
Được coi là bà đỡ cho hơn 4.000 doanh nghiệp nhỏ và mô hình khởi nghiệp sáng tạo đa lĩnh vực, bà Trương Lý Hoàng Phi, Giám đốc điều hành Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Tp.HCM (BSSC) là cái tên rất quen thuộc trong cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam.
Bà Hoàng Phi lưu ý, “các startup nên nhớ, khi mới thành lập, niềm tin của người tiêu dùng cũng như của nhà đầu tư chủ yếu gắn với thương hiệu cá nhân người sáng lập, đến từ tính tích cực của nhà sáng lập”. Khi niềm tin đó được đảm bảo và sản phẩm được chấp thuận trên thị trường, sẽ có sự kết nối giữa thương hiệu cá nhân nhà sáng lập và thương hiệu startup.
“Đối với startup, nên tăng cường giao lưu, tham gia các cuộc thi, sự kiện dành cho giới startup để có được cơ hội nói về sản phẩm của mình. Từ đó, tạo bộ nhận diện thương hiệu tốt hơn, giúp startup trở nên quen thuộc với người tiêu dùng”, bà Phi nhấn mạnh.
Startup cũng cần có nghệ thuật biến ý tưởng của mình kết nối với câu chuyện chung của xã hội, đủ sức hút với giới truyền thông, đưa câu chuyện đến công chúng dễ dàng hơn. Ngoài ra, nhà sáng lập cần tận dụng mối quan hệ với những người cố vấn, nhà đầu tư thiên thần uy tín trên cộng đồng, để họ nói về sản phẩm, dự án tiềm năng của chính doanh nghiệp.
Đồng quan điểm trên, bà Amy Kunrojpanya cũng cho rằng, nhắc tới startup, người ta thường nhắc tới nhà sáng lập, đây là nguồn cảm hứng bất tận của doanh nghiệp.
Gợi ý 5 bước để xây dựng danh tiếng cho một startup, bà Amy Kunrojpanya cho hay: đầu tiên, startup cần đề ra mục tiêu cụ thể. Chẳng hạn, sau 3 tháng, startup muốn công chúng nghĩ gì về mình.
Thứ hai, liên tục củng cố danh tiếng bằng cách luôn cải thiện cách công chúng nghĩ về mình, giữ vững và bảo vệ bằng mọi giá.
Thứ ba, tập trung vào nhà sáng lập. Khi nhớ đến startup, người ta nghĩ ngay đến nhà sáng lập. Hãy liên tục nói về nhà sáng lập, định hướng hình mẫu và cá tính khác biệt nhưng phù hợp với giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp mang lại cho công chúng.
Thứ tư, có tiếng nói trong các cộng đồng quan trọng và tìm cách truyền tải thông điệp đến cộng đồng đó. Cuối cùng, kể câu chuyện của riêng mình, lặp lại liên tục cho đến khi chạm đến trái tim khách hàng.