350 tỷ đồng chờ "rót" cho startup
Một số doanh nghiệp đã cam kết đầu tư cho các startup tổng số vốn 350 tỷ USD
Bà Nguyễn Thị Thu Vân, Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cho biết, để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (startup) phát huy tiềm năng của mình, Hội đang kiến nghị Chính phủ thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm dành cho các startup, hình thành mạng lưới nhà đầu tư thiên thần, kết nối và vận động doanh nghiệp đầu tư cho startup.
Được biết, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã có một số kiến nghị với Chính phủ trong việc thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp cho thanh niên Việt Nam. Cụ thể đó là những nội dung gì, thưa bà?
Chúng tôi đã kiến nghị đơn giản thủ tục hành chính cho các startup, xây dựng cơ chế vận hành quỹ đầu tư mạo hiểm, đồng thời, thực hiện các chính sách ưu đãi thuế cần thiết để kích thích cộng đồng startup tích cực hoạt động.
Về mạng lưới các nhà đầu tư thiên thần, hiện nay Hội đã vận động được một số doanh nghiệp cam kết đầu tư cho các startup với tổng số vốn lên đến 350 tỷ đồng.
Chính phủ cũng đã đồng ý cho Hội thay mặt Trung ương Đoàn đứng ra thành lập Quỹ đầu tư khởi nghiệp của Trung ương đoàn. Các nhà đầu tư thiên thần cũng có thể góp tiền vào đó.
Đồng thời, chúng tôi thành lập hội đồng kiểm duyệt các ý tưởng đầu tư để xem xét hỗ trợ vốn cho các dự án khởi nghiệp sáng tạo. Đến nay, chúng tôi đã tiếp cận, sàng lọc và hỗ trợ hình thành được 94 dự án, kết nối 5 quỹ đầu tư.
Như vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đang ngày càng thuận lợi hơn cho các startup?
Đúng vậy. Phong trào khởi nghiệp gần đây rất sôi động và tích cực do môi trường khởi nghiệp của Việt Nam đã thuận lợi hơn trước rất nhiều.
Những điểm tích cực có thể kể đến là nền tảng công nghệ thông tin tương đối phát triển, số người sử dụng Internet lớn. Bên cạnh đó, việc truyền thông và định hướng cho khởi nghiệp được đẩy mạnh.
Đồng thời, hơn 30 trung tâm vận hành hỗ trợ cho khởi nghiệp đã được hình thành. Các startup không nhận được tiền trực tiếp từ Chính phủ, nhưng, bằng sức ảnh hưởng của mình, Chính phủ đã vận động các doanh nghiệp lớn hỗ trợ vốn đầu tư, định hướng phát triển cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Đây là cách làm hiệu quả song vẫn cần tiếp tục thực hiện các chính sách cải thiện tích cực hơn nữa để hình thành hệ sinh thái có tính nuôi dưỡng cho startup.
Dù đã có nhiều thay đổi về môi trường khởi nghiệp, song không thể phủ nhận là tỷ lệ thành công trong khởi nghiệp sáng tạo là rất thấp. Vậy theo bà, có đáng để bỏ công sức như vậy không?
Không phải ai cũng có thể khởi nghiệp, tỷ lệ thành công rất thấp, chưa đầy 2%. Để khởi nghiệp, một thanh niên cần chuẩn bị kỹ về ý tưởng, kiến thức, kỹ năng và nguồn vốn. Nếu không có sự chuẩn bị, khi thất bại sẽ để lại những hậu quả nặng nề về tâm lý, để lại sự tốn kém về tiền bạc, thời gian.
Các bạn thanh niên không nên khởi nghiệp theo “phong trào”, thiếu sự chuẩn bị mà cần phải có sự đầu tư nghiêm túc. Có như thế, ngay cả khi thất bại, các bạn cũng sẽ tiếp tục đứng dậy, xem thất bại như một cơ hội để khởi đầu mới.
Mặc dù xác xuất thành công rất thấp nhưng việc hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp, thôi thúc tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên là hết sức cần thiết cho sự phát triển của mỗi quốc gia.
Thực chất, bên cạnh một môi trường kinh doanh thuận lợi, số vốn cần thiết cho một startup không hẳn là nhiều và được giải ngân theo từng giai đoạn. Đặc biệt, là vốn đầu tư của doanh nghiệp, nên nguồn vốn này được cân nhắc sử dụng rất hợp lý, nếu dự án startup thành công, doanh nghiệp đầu tư vốn cũng được lợi rất lớn. Đây là bài toán đầu tư có lợi cho cộng đồng doanh nghiệp.
Bên cạnh những kiến nghị chính sách, Trung ương Đoàn đã có những hoạt động nào khác nhằm tạo tác động lan toả, thôi thúc tinh thần khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam?
Nhằm tăng cường hỗ trợ thanh niên trong khởi nghiệp và thúc đẩy các hoạt động đổi mới, sáng tạo trong thanh niên, Trung ương Đoàn đã phát động chương trình Thanh niên khởi nghiệp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.
Bên cạnh đó, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp (Supporting Center for Youth’s Startup) trực thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam được ra mắt tháng 3/2017.
Trung tâm có chức năng tư vấn, hỗ trợ, kết nối các ý tưởng thanh niên làm kinh tế, cụ thể như: Quản lý các nguồn vốn đầu tư, cho vay của Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam hoặc được ủy thác thực hiện các khâu công việc cho thanh niên làm kinh tế.
Trung tâm tư vấn, hỗ trợ và đào tạo kỹ năng cho thanh niên triển khai thực hiện ý tưởng kinh doanh, có kế hoạch kinh doanh tốt muốn được khởi sự kinh doanh riêng.
Trung tâm cũng kết nối các tổ chức, doanh nghiệp để hỗ trợ thanh niên phát triển ý tưởng kinh doanh; thiết lập và tổ chức thực hiện các hoạt động định hướng cho phong trào thanh niên Khởi nghiệp sáng tạo trên cả nước.
Ngoài ra, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp còn là đầu mối liên hệ và phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức trong việc triển khai thực hiện các ý tưởng liên quan đến công tác khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên.
Được biết, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã có một số kiến nghị với Chính phủ trong việc thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp cho thanh niên Việt Nam. Cụ thể đó là những nội dung gì, thưa bà?
Chúng tôi đã kiến nghị đơn giản thủ tục hành chính cho các startup, xây dựng cơ chế vận hành quỹ đầu tư mạo hiểm, đồng thời, thực hiện các chính sách ưu đãi thuế cần thiết để kích thích cộng đồng startup tích cực hoạt động.
Về mạng lưới các nhà đầu tư thiên thần, hiện nay Hội đã vận động được một số doanh nghiệp cam kết đầu tư cho các startup với tổng số vốn lên đến 350 tỷ đồng.
Chính phủ cũng đã đồng ý cho Hội thay mặt Trung ương Đoàn đứng ra thành lập Quỹ đầu tư khởi nghiệp của Trung ương đoàn. Các nhà đầu tư thiên thần cũng có thể góp tiền vào đó.
Đồng thời, chúng tôi thành lập hội đồng kiểm duyệt các ý tưởng đầu tư để xem xét hỗ trợ vốn cho các dự án khởi nghiệp sáng tạo. Đến nay, chúng tôi đã tiếp cận, sàng lọc và hỗ trợ hình thành được 94 dự án, kết nối 5 quỹ đầu tư.
Như vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đang ngày càng thuận lợi hơn cho các startup?
Đúng vậy. Phong trào khởi nghiệp gần đây rất sôi động và tích cực do môi trường khởi nghiệp của Việt Nam đã thuận lợi hơn trước rất nhiều.
Những điểm tích cực có thể kể đến là nền tảng công nghệ thông tin tương đối phát triển, số người sử dụng Internet lớn. Bên cạnh đó, việc truyền thông và định hướng cho khởi nghiệp được đẩy mạnh.
Đồng thời, hơn 30 trung tâm vận hành hỗ trợ cho khởi nghiệp đã được hình thành. Các startup không nhận được tiền trực tiếp từ Chính phủ, nhưng, bằng sức ảnh hưởng của mình, Chính phủ đã vận động các doanh nghiệp lớn hỗ trợ vốn đầu tư, định hướng phát triển cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Đây là cách làm hiệu quả song vẫn cần tiếp tục thực hiện các chính sách cải thiện tích cực hơn nữa để hình thành hệ sinh thái có tính nuôi dưỡng cho startup.
Dù đã có nhiều thay đổi về môi trường khởi nghiệp, song không thể phủ nhận là tỷ lệ thành công trong khởi nghiệp sáng tạo là rất thấp. Vậy theo bà, có đáng để bỏ công sức như vậy không?
Không phải ai cũng có thể khởi nghiệp, tỷ lệ thành công rất thấp, chưa đầy 2%. Để khởi nghiệp, một thanh niên cần chuẩn bị kỹ về ý tưởng, kiến thức, kỹ năng và nguồn vốn. Nếu không có sự chuẩn bị, khi thất bại sẽ để lại những hậu quả nặng nề về tâm lý, để lại sự tốn kém về tiền bạc, thời gian.
Các bạn thanh niên không nên khởi nghiệp theo “phong trào”, thiếu sự chuẩn bị mà cần phải có sự đầu tư nghiêm túc. Có như thế, ngay cả khi thất bại, các bạn cũng sẽ tiếp tục đứng dậy, xem thất bại như một cơ hội để khởi đầu mới.
Mặc dù xác xuất thành công rất thấp nhưng việc hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp, thôi thúc tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên là hết sức cần thiết cho sự phát triển của mỗi quốc gia.
Thực chất, bên cạnh một môi trường kinh doanh thuận lợi, số vốn cần thiết cho một startup không hẳn là nhiều và được giải ngân theo từng giai đoạn. Đặc biệt, là vốn đầu tư của doanh nghiệp, nên nguồn vốn này được cân nhắc sử dụng rất hợp lý, nếu dự án startup thành công, doanh nghiệp đầu tư vốn cũng được lợi rất lớn. Đây là bài toán đầu tư có lợi cho cộng đồng doanh nghiệp.
Bên cạnh những kiến nghị chính sách, Trung ương Đoàn đã có những hoạt động nào khác nhằm tạo tác động lan toả, thôi thúc tinh thần khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam?
Nhằm tăng cường hỗ trợ thanh niên trong khởi nghiệp và thúc đẩy các hoạt động đổi mới, sáng tạo trong thanh niên, Trung ương Đoàn đã phát động chương trình Thanh niên khởi nghiệp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.
Bên cạnh đó, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp (Supporting Center for Youth’s Startup) trực thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam được ra mắt tháng 3/2017.
Trung tâm có chức năng tư vấn, hỗ trợ, kết nối các ý tưởng thanh niên làm kinh tế, cụ thể như: Quản lý các nguồn vốn đầu tư, cho vay của Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam hoặc được ủy thác thực hiện các khâu công việc cho thanh niên làm kinh tế.
Trung tâm tư vấn, hỗ trợ và đào tạo kỹ năng cho thanh niên triển khai thực hiện ý tưởng kinh doanh, có kế hoạch kinh doanh tốt muốn được khởi sự kinh doanh riêng.
Trung tâm cũng kết nối các tổ chức, doanh nghiệp để hỗ trợ thanh niên phát triển ý tưởng kinh doanh; thiết lập và tổ chức thực hiện các hoạt động định hướng cho phong trào thanh niên Khởi nghiệp sáng tạo trên cả nước.
Ngoài ra, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp còn là đầu mối liên hệ và phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức trong việc triển khai thực hiện các ý tưởng liên quan đến công tác khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên.