Sứ Hải Dương muốn “chạy trốn” khỏi đất vàng
Lãnh đạo Sứ Hải Dương cho biết “sẵn sàng chạy trốn khỏi đất vàng” để tránh nguy cơ bị thâu tóm và phá sản
Như VnEconomy đã đưa tin, Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương (SHD) đang rơi vào “vòng xoáy” của các đơn thư tố cáo, hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng và trong đó có cả kế hoạch Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái vốn tại đây.
Trong những thông tin mà SHD gửi đến các cơ quan chức năng và báo chí, một giả thiết mà lãnh đạo công ty lo ngại là có một mục đích thâu tóm nào đó nhắm đến khu đất vàng mà SHD đang có.
Công ty này có vốn điều lệ 30 tỷ đồng, trong đó SCIC có tỷ lệ sở hữu 36%, công ty Carin (mà đại diện là các lãnh đạo chủ chốt tại SHD hiện nay) nắm 31%, còn lại là các cổ đông khác.
Trong văn bản gửi các cơ quan chức năng kêu cứu, SHD đặt ra giả thiết: các đơn thư tố cáo, gây rối hoạt động của công ty kéo dài khoảng hai tháng qua có thể gắn với động cơ “đánh xuống” giá trị cổ phần để mua lại giá rẻ từ việc bán vốn của SCIC, qua đó nắm quyền chi phối và làm công ty phá sản để thu lợi từ khu đất vàng.
Ở khả năng thứ nhất, trong bối cảnh không thuận lợi và có thể ảnh hưởng đến giá trị đồng vốn của Nhà nước, được biết SCIC đang dự tính có thể tạm giãn lộ trình thoái vốn đến khi SHD ổn định.
Ở khả năng thứ hai, ông Nguyễn Đỗ Hà, Tổng giám đốc SHD, cho biết SHD “sẵn sàng chạy trốn khỏi đất vàng” để tránh khả năng bị thâu tóm và phá sản, để tập trung vào mục tiêu tiếp tục gây dựng thương hiệu Sứ Hải Dương, thúc đẩy sản xuất kinh doanh sau khi bắt đầu có lãi trong vài năm gần đây.
Ông Hà nói rằng, ý định di dời nhà máy và “chạy trốn” khỏi khu đất vàng mới chỉ phát sinh vài tuần gần đây, khi lãnh đạo công ty nhận ra rằng SHD bị đẩy vào các bất ổn (hiện vẫn chưa có kết luận cuối cùng của các cơ quan chức năng) và trở thành mục tiêu thâu tóm của một số tổ chức nào đó do đang sử dụng khu đất có giá trị lớn (?). Theo đó, việc rời bỏ khỏi khu đất này có thể triệt tiêu nguy cơ bị thâu tóm đó.
Hiện SHD đang sử dụng khu đất có tổng diện tích 81.771 m2 tại trung tâm thành phố Hải Dương; giá trị tính theo bảng giá đất quy định của Nhà nước hiện gần 635 tỷ đồng; nếu tính theo giá thị trường có thể lên đến cả nghìn tỷ đồng.
Trong văn bản mới đây, SHD đưa ra tình huống, nếu một tổ chức nào đó thực hiện thâu tóm SHD thành công và làm cho công ty này phá sản, giá trị nhận được từ việc “xử lý” khu đất trên sẽ lớn gấp nhiều lần so với chi phí thâu tóm và làm cho phá sản. Điều đó cũng đồng nghĩa thương hiệu Sứ Hải Dương sẽ biến mất, sau những nỗ lực phục hồi trở lại những năm gần đây.
“Việc di dời nhà máy thực ra công ty chưa có kế hoạch do đây là vấn đề mới phát sinh. Chỉ vừa tuần trước, mới phát hiện ra khả năng có tổ chức nào đó muốn đánh sập công ty để lấy đất thì mới phát sinh ra ý tưởng di dời nhà máy, chạy trốn khỏi mảnh đất vàng để bảo toàn công ty, thương hiệu và công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên. Nếu thoát khỏi mảnh đất vàng - hoặc vẫn ở lại nhưng đã có chủ trương hỗ trợ di dời - thì sẽ không còn là mục tiêu của nhóm săn đất nữa”, ông Hà cho biết.
“Nhóm săn đất” là ai, tổ chức nào và cơ sở xác định hiện chưa được SHD nêu cụ thể, do đây đang là giả thiết và tình huống mà công ty lo ngại.
Còn việc di dời nhà máy hiện mới chỉ là mong muốn và chưa có định hướng cụ thể. Tuy nhiên, mong muốn mà lãnh đạo SHD là chính quyền hoặc người muốn lấy đất hỗ trợ công ty mảnh đất mới, chi phí đầu tư nhà máy mới, chi phí di dời để có một nhà máy mới tương đương hoặc gần tương đương để tiếp tục duy trì sản xuất, tiếp tục phát triển thương hiệu sứ nổi tiếng một thời này.
Dự tính, tùy mức độ hỗ trợ và đàm phán mà chi phí hỗ trợ đầu tư nhà máy mới có thể lên đến 300 tỷ đồng (nhà máy cùng công suất hiện hành là 5 triệu sản phẩm/tháng nhưng mọi thứ đều mới so với nhà máy hiện hành cũ), thấp nhất cũng cần đầu tư khoảng 80 tỷ đồng (nhà máy nhỏ nhất ở công suất 1,5 triệu sản phẩm/tháng để có thể chạy quy mô công nghiệp có phân tách quản lý, kiểm soát kỹ thuật… Nếu nhỏ hơn có thể đầu tư được nhưng sẽ hoạt động theo quy mô cơ sở sản xuất, tổ hợp, gia đình chứ không thành nhà máy công nghiệp được.
Theo ông Hà, tình huống tốt nhất có thể xảy ra là nếu có quyết định di dời và nguồn vốn hỗ trợ di dời và thực hiện di dời ngay trong vòng 1-2 năm. Nếu chưa có nguồn thì quyết định chủ trương rồi bán đấu giá đất, khi nào đấu giá xong thì mới di dời.
“Và xấu nhất, việc quyết định hỗ trợ bị kéo dài hoặc quyết định không hỗ trợ mà để doanh nghiệp tự lo, trong thời gian này nhóm thâu tóm có thời gian gây rối như hiện nay hoặc mua cổ phần vào rồi gây rối để phá sản công ty thì có thể lấy đất mà chẳng mất đồng nào ngoài chi phí gây rối”, ông Hà lo ngại.
Hiện những vấn đề và rắc rối liên quan trong đơn thư tố cáo, giả thiết về nguy cơ bị thâu tóm vì khu đất vàng tại SHD vẫn chưa có kết luận cuối cùng của các cơ quan chức năng, hay một hướng xử lý dứt điểm và rõ ràng. Trong khi đó, sau khi ở bên bờ vực phá sản (năm 2008), nỗ lực trở lại và mở rộng sản xuất những năm gần đây của công ty này có nguy cơ đổ vỡ.
Trong những thông tin mà SHD gửi đến các cơ quan chức năng và báo chí, một giả thiết mà lãnh đạo công ty lo ngại là có một mục đích thâu tóm nào đó nhắm đến khu đất vàng mà SHD đang có.
Công ty này có vốn điều lệ 30 tỷ đồng, trong đó SCIC có tỷ lệ sở hữu 36%, công ty Carin (mà đại diện là các lãnh đạo chủ chốt tại SHD hiện nay) nắm 31%, còn lại là các cổ đông khác.
Trong văn bản gửi các cơ quan chức năng kêu cứu, SHD đặt ra giả thiết: các đơn thư tố cáo, gây rối hoạt động của công ty kéo dài khoảng hai tháng qua có thể gắn với động cơ “đánh xuống” giá trị cổ phần để mua lại giá rẻ từ việc bán vốn của SCIC, qua đó nắm quyền chi phối và làm công ty phá sản để thu lợi từ khu đất vàng.
Hiện SHD đang sử dụng khu đất có tổng diện tích 81.771 m2 tại trung tâm
thành phố Hải Dương; giá trị tính theo bảng giá đất quy định của Nhà
nước hiện gần 635 tỷ đồng; nếu tính theo giá thị trường có thể lên đến
cả nghìn tỷ đồng.
Ở khả năng thứ nhất, trong bối cảnh không thuận lợi và có thể ảnh hưởng đến giá trị đồng vốn của Nhà nước, được biết SCIC đang dự tính có thể tạm giãn lộ trình thoái vốn đến khi SHD ổn định.
Ở khả năng thứ hai, ông Nguyễn Đỗ Hà, Tổng giám đốc SHD, cho biết SHD “sẵn sàng chạy trốn khỏi đất vàng” để tránh khả năng bị thâu tóm và phá sản, để tập trung vào mục tiêu tiếp tục gây dựng thương hiệu Sứ Hải Dương, thúc đẩy sản xuất kinh doanh sau khi bắt đầu có lãi trong vài năm gần đây.
Ông Hà nói rằng, ý định di dời nhà máy và “chạy trốn” khỏi khu đất vàng mới chỉ phát sinh vài tuần gần đây, khi lãnh đạo công ty nhận ra rằng SHD bị đẩy vào các bất ổn (hiện vẫn chưa có kết luận cuối cùng của các cơ quan chức năng) và trở thành mục tiêu thâu tóm của một số tổ chức nào đó do đang sử dụng khu đất có giá trị lớn (?). Theo đó, việc rời bỏ khỏi khu đất này có thể triệt tiêu nguy cơ bị thâu tóm đó.
Hiện SHD đang sử dụng khu đất có tổng diện tích 81.771 m2 tại trung tâm thành phố Hải Dương; giá trị tính theo bảng giá đất quy định của Nhà nước hiện gần 635 tỷ đồng; nếu tính theo giá thị trường có thể lên đến cả nghìn tỷ đồng.
Trong văn bản mới đây, SHD đưa ra tình huống, nếu một tổ chức nào đó thực hiện thâu tóm SHD thành công và làm cho công ty này phá sản, giá trị nhận được từ việc “xử lý” khu đất trên sẽ lớn gấp nhiều lần so với chi phí thâu tóm và làm cho phá sản. Điều đó cũng đồng nghĩa thương hiệu Sứ Hải Dương sẽ biến mất, sau những nỗ lực phục hồi trở lại những năm gần đây.
“Việc di dời nhà máy thực ra công ty chưa có kế hoạch do đây là vấn đề mới phát sinh. Chỉ vừa tuần trước, mới phát hiện ra khả năng có tổ chức nào đó muốn đánh sập công ty để lấy đất thì mới phát sinh ra ý tưởng di dời nhà máy, chạy trốn khỏi mảnh đất vàng để bảo toàn công ty, thương hiệu và công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên. Nếu thoát khỏi mảnh đất vàng - hoặc vẫn ở lại nhưng đã có chủ trương hỗ trợ di dời - thì sẽ không còn là mục tiêu của nhóm săn đất nữa”, ông Hà cho biết.
“Nhóm săn đất” là ai, tổ chức nào và cơ sở xác định hiện chưa được SHD nêu cụ thể, do đây đang là giả thiết và tình huống mà công ty lo ngại.
Còn việc di dời nhà máy hiện mới chỉ là mong muốn và chưa có định hướng cụ thể. Tuy nhiên, mong muốn mà lãnh đạo SHD là chính quyền hoặc người muốn lấy đất hỗ trợ công ty mảnh đất mới, chi phí đầu tư nhà máy mới, chi phí di dời để có một nhà máy mới tương đương hoặc gần tương đương để tiếp tục duy trì sản xuất, tiếp tục phát triển thương hiệu sứ nổi tiếng một thời này.
“Nhóm săn đất” là ai, tổ chức nào và cơ sở xác định hiện chưa được SHD
nêu cụ thể, do đây đang là giả thiết và tình huống mà công ty lo ngại.
Dự tính, tùy mức độ hỗ trợ và đàm phán mà chi phí hỗ trợ đầu tư nhà máy mới có thể lên đến 300 tỷ đồng (nhà máy cùng công suất hiện hành là 5 triệu sản phẩm/tháng nhưng mọi thứ đều mới so với nhà máy hiện hành cũ), thấp nhất cũng cần đầu tư khoảng 80 tỷ đồng (nhà máy nhỏ nhất ở công suất 1,5 triệu sản phẩm/tháng để có thể chạy quy mô công nghiệp có phân tách quản lý, kiểm soát kỹ thuật… Nếu nhỏ hơn có thể đầu tư được nhưng sẽ hoạt động theo quy mô cơ sở sản xuất, tổ hợp, gia đình chứ không thành nhà máy công nghiệp được.
Theo ông Hà, tình huống tốt nhất có thể xảy ra là nếu có quyết định di dời và nguồn vốn hỗ trợ di dời và thực hiện di dời ngay trong vòng 1-2 năm. Nếu chưa có nguồn thì quyết định chủ trương rồi bán đấu giá đất, khi nào đấu giá xong thì mới di dời.
“Và xấu nhất, việc quyết định hỗ trợ bị kéo dài hoặc quyết định không hỗ trợ mà để doanh nghiệp tự lo, trong thời gian này nhóm thâu tóm có thời gian gây rối như hiện nay hoặc mua cổ phần vào rồi gây rối để phá sản công ty thì có thể lấy đất mà chẳng mất đồng nào ngoài chi phí gây rối”, ông Hà lo ngại.
Hiện những vấn đề và rắc rối liên quan trong đơn thư tố cáo, giả thiết về nguy cơ bị thâu tóm vì khu đất vàng tại SHD vẫn chưa có kết luận cuối cùng của các cơ quan chức năng, hay một hướng xử lý dứt điểm và rõ ràng. Trong khi đó, sau khi ở bên bờ vực phá sản (năm 2008), nỗ lực trở lại và mở rộng sản xuất những năm gần đây của công ty này có nguy cơ đổ vỡ.