Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước: “Bình mới rượu cũ”
Nếu không có những chính sách và cách làm mới thì kết quả của quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước mãi chỉ là ‘bình mới rượu cũ”
Nếu không có những chính sách và cách làm mới thì kết quả của quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước mãi chỉ là ‘bình mới rượu cũ”.
Quan điểm trên được nhiều ý kiến đưa ra tại Diễn đàn “Tái cấu trúc và phát triển doanh nghiệp Nhà nước” do Báo Đầu tư và Câu lạc bộ doanh nghiệp Nhà nước tổ chức sáng 8/10.
Tại diễn đàn, nhiều ý kiến của những “người trong cuộc” cho rằng, cải cách doanh nghiệp Nhà nước vừa là một trong những trọng tâm nhưng cũng là lĩnh vực cải cách nhạy cảm, khó khăn nhất của quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Lý do được đưa ra, đó là cải cách doanh nghiệp Nhà nước không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề mang tính tư tưởng, chính trị, xã hội và tâm lý.
Vẫn theo phong trào
Kinh nghiệm ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi cho thấy: cải cách doanh nghiệp Nhà nước thường được tập trung vào hai nội dung chủ yếu là điều chỉnh cơ cấu, giảm thiểu quy mô khu vực doanh nghiệp nhà nước và cải cách thể chế quản lý.
Theo đó, phương thức để tiếp cận cải cách được nhiều quốc gia áp dụng theo hai hướng: hoặc là “liệu pháp sốc”, tức là tư nhân hóa nhanh chóng hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước, chỉ giữ lại một số doanh nghiệp công ích. Hoặc có thể áp dụng “liệu pháp thận trọng”, từng bước thực hiện cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu để dần chuyển doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo chế độ doanh nghiệp hiện đại.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, quá trình thực hiện cải cách doanh nghiệp Nhà nước hiện nay lại dường như đang càng thực hiện càng rối bởi tính hình thức lẫn sự lẫn lộn trong cả chính sách cùng cách thức thực hiện.
Theo TS.Nguyễn Đình Tài, Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương, công tác đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp trong thời gian qua dù đã đạt được một số thành tưu nhất định, nhưng nhìn chung vẫn còn rất nhiều hạn chế, bất cập. Yếu kém nổi bật nhất thường thấy là công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước thường không đạt kế hoạch, nhất là đối với doanh nghiệp quy mô lớn thuộc các lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Không chỉ thế, trong quá trình cổ phần hóa, việc huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài lại rất khó khăn nên kết quả là phần vốn Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trên 52%) trong vốn điều lệ của các doanh nghiệp cổ phần hóa. Bên cạnh đó, ngay cả những doanh nghiệp đã cổ phần hóa vẫn sử dụng những người quản lý cũ, áp dụng cơ chế quản lý, điều hành của doanh nghiệp Nhà nước trong điều hành, quản trị công ty mới.
Theo TS.Tài, nguyên nhân dẫn đến những bất cập trên là do một số quy định pháp luật về cổ phần hóa chưa thật sát với thực tế hoặc chậm được cụ thể hóa hướng dẫn thi hành. Đồng thời, tiêu chí, lĩnh vực và địa bàn cần duy trì doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước lại không ổn định. Ngoài ra cũng có nguyên nhân do quy mô của các doạnh nghiệp được tiến hành cổ phần hóa ngày càng lớn hơn, cơ cấu tổ chức và quan hệ phức tạp hơn hoặc có tình hình tài chính không lành mạnh, phải chờ kết luận thanh tra, xử lý khiếu nại tố cáo…
Chính vì thực tế đó, luật sư Trần Hữu Huỳnh (Trưởng ban Pháp chế VCCI) cho rằng, khái niệm sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước đã được chúng ta đề cập và triển khai hàng chục năm nay. Tuy nhiên, với kết quả đạt được, cụ thể là hệ số Icor của các doanh nghiệp Nhà nước đạt thấp đã cho thấy hiệu quả sử dụng đồng vốn của khối này là “có vấn đề”. Với thực trạng đó, nhiều chuyên gia cho rằng, chúng ta đang tiến hành cải cách, sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước theo phong trào, mang nặng tính hình thức nên chắc chắn hiệu quả sẽ không cao.
Theo ông Huỳnh, muốn đạt được mục tiêu của việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước thì cần phải “bắt đúng bệnh” và phân định rõ chức năng của lực lượng này, chứ không chỉ đơn thuần là cứ tiến hành theo kiểu phong trào như hiện nay.
Thừa nhận những hạn chế của công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước hiện nay, TS Trần Tiến Cường, Trưởng ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp (thuộc CIEM) cho hay, chính việc tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước hiện nay đồng thời là bộ máy thực hiện quyền chủ sở hữu, đã dẫn đến tình trạng không rõ cơ quan nào là đại diện sở hữu chính, làm cho không những lẫn lộn vai trò quản lý của Nhà nước và quản lý chủ sở hữu trong cùng một cơ quan mà còn có sự “lấn sân” chéo do cơ quan quản lý Nhà nước này lại cùng tham gia chức năng quản lý chủ sử hữu thuộc cơ quan khác.
Chính điều này đã dẫn đến quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước bị “méo mó”, phân biệt và không thống nhất với doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân và khu vực đầu tư nước ngoài.
Doanh nghiệp cũng kêu
Đa số các doanh nghiệp Nhà nước được khảo sát đều cho rằng, tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước vẫn là một vấn đề gì đó khá khó và “tắc” ở nhiều khâu. Tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) Bùi Ngọc Bảo đặt câu hỏi: khái niệm đổi mới doanh nghiệp Nhà nước không mới nhưng tại sao chúng ta vẫn chưa đưa ra được một phương án tối ưu?
Còn đối với bản thân từng doanh nghiệp cụ thể, theo ông Bảo, bản thận họ cũng đã và phải luôn luôn biến chuyển thường xuyên trong phương thức kinh doanh để đáp ứng đòi hỏi của thị trường. Chính những thay đổi mang tính thường xuyên này cũng đã giúp doanh nghiệp tự đổi mới.
“Nguyên nhân của khó khăn có chăng là do cơ chế, hệ thống pháp luật hiện nay. Nếu cứ tiếp tục hô hào tái cấu trúc theo phong trào thì chắc chắn sẽ không đạt được kết quả mong muốn”, ông Bảo nhấn mạnh.
Còn bà Lê Thị Hoa (Vietcombank) cho rằng, dù kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một chương trình lớn, được khởi xướng từ lâu song đến nay, những cơ chế trước, trong và sau cổ phần hóa vẫn còn quá nhiều bất cập. Đơn cử như quy định về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần vẫn còn một số nội dung chưa phù hợp, cơ chế xác định giá trị doanh nghiệp, đặc biệt là xác định giá trị quyền sử dụng đất còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ, việc quy định giá bán cho đối tác chiến lược không được thấp hơn giá đấu giá bình quân khi IPO cũng là một bất cập…
Tuy nhiên, theo bà Hoa, hạn chế lớn nhất hiện nay vẫn là thiếu một khuôn khổ pháp lý cho các doanh nghiệp sau cổ phần hóa mà Nhà nước chiếm cổ phần chi phối. Chính điều này đã gây lúng túng cho bản thân các doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý.
Ông Nguyễn Chí Thành, Trưởng ban chiến lược - Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho rằng, bản thân doanh nghiệp này có một trọng trách rất lớn đối công tác đổi mới, sắp xếp hệ thống doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, thực tế hiện doanh nghiệp này lại đang gặp vô vàn những khó khăn, bị động trong việc tiếp nhận doanh nghiệp cũng như hoạt động bán vốn. Nguyên nhân được xác định là do SCIC vẫn phải tiếp nhận nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ, không hiệu quả, khó bán. Đồng thời, doanh nghiệp này lại chịu hai luồng áp lực trái chiều khi tiến hành hoạt động thoái vốn.
Nói về những bất nhất trong chính sách cổ phần hóa hiện nay, ông Cao Đăng Phúc, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt cho hay, doanh nghiệp này đã cổ phần hóa được hơn một năm và tại thời điểm đó đã xác định các khoản cần bán, cần thu. Thế nhưng sau đó, do thiếu nhất quán trong cơ chế nên Nhà nước lại tiếp tục cắt thêm một khoản lớn gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Quan điểm trên được nhiều ý kiến đưa ra tại Diễn đàn “Tái cấu trúc và phát triển doanh nghiệp Nhà nước” do Báo Đầu tư và Câu lạc bộ doanh nghiệp Nhà nước tổ chức sáng 8/10.
Tại diễn đàn, nhiều ý kiến của những “người trong cuộc” cho rằng, cải cách doanh nghiệp Nhà nước vừa là một trong những trọng tâm nhưng cũng là lĩnh vực cải cách nhạy cảm, khó khăn nhất của quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Lý do được đưa ra, đó là cải cách doanh nghiệp Nhà nước không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề mang tính tư tưởng, chính trị, xã hội và tâm lý.
Vẫn theo phong trào
Kinh nghiệm ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi cho thấy: cải cách doanh nghiệp Nhà nước thường được tập trung vào hai nội dung chủ yếu là điều chỉnh cơ cấu, giảm thiểu quy mô khu vực doanh nghiệp nhà nước và cải cách thể chế quản lý.
Theo đó, phương thức để tiếp cận cải cách được nhiều quốc gia áp dụng theo hai hướng: hoặc là “liệu pháp sốc”, tức là tư nhân hóa nhanh chóng hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước, chỉ giữ lại một số doanh nghiệp công ích. Hoặc có thể áp dụng “liệu pháp thận trọng”, từng bước thực hiện cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu để dần chuyển doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo chế độ doanh nghiệp hiện đại.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, quá trình thực hiện cải cách doanh nghiệp Nhà nước hiện nay lại dường như đang càng thực hiện càng rối bởi tính hình thức lẫn sự lẫn lộn trong cả chính sách cùng cách thức thực hiện.
Theo TS.Nguyễn Đình Tài, Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương, công tác đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp trong thời gian qua dù đã đạt được một số thành tưu nhất định, nhưng nhìn chung vẫn còn rất nhiều hạn chế, bất cập. Yếu kém nổi bật nhất thường thấy là công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước thường không đạt kế hoạch, nhất là đối với doanh nghiệp quy mô lớn thuộc các lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Không chỉ thế, trong quá trình cổ phần hóa, việc huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài lại rất khó khăn nên kết quả là phần vốn Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trên 52%) trong vốn điều lệ của các doanh nghiệp cổ phần hóa. Bên cạnh đó, ngay cả những doanh nghiệp đã cổ phần hóa vẫn sử dụng những người quản lý cũ, áp dụng cơ chế quản lý, điều hành của doanh nghiệp Nhà nước trong điều hành, quản trị công ty mới.
Theo TS.Tài, nguyên nhân dẫn đến những bất cập trên là do một số quy định pháp luật về cổ phần hóa chưa thật sát với thực tế hoặc chậm được cụ thể hóa hướng dẫn thi hành. Đồng thời, tiêu chí, lĩnh vực và địa bàn cần duy trì doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước lại không ổn định. Ngoài ra cũng có nguyên nhân do quy mô của các doạnh nghiệp được tiến hành cổ phần hóa ngày càng lớn hơn, cơ cấu tổ chức và quan hệ phức tạp hơn hoặc có tình hình tài chính không lành mạnh, phải chờ kết luận thanh tra, xử lý khiếu nại tố cáo…
Chính vì thực tế đó, luật sư Trần Hữu Huỳnh (Trưởng ban Pháp chế VCCI) cho rằng, khái niệm sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước đã được chúng ta đề cập và triển khai hàng chục năm nay. Tuy nhiên, với kết quả đạt được, cụ thể là hệ số Icor của các doanh nghiệp Nhà nước đạt thấp đã cho thấy hiệu quả sử dụng đồng vốn của khối này là “có vấn đề”. Với thực trạng đó, nhiều chuyên gia cho rằng, chúng ta đang tiến hành cải cách, sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước theo phong trào, mang nặng tính hình thức nên chắc chắn hiệu quả sẽ không cao.
Theo ông Huỳnh, muốn đạt được mục tiêu của việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước thì cần phải “bắt đúng bệnh” và phân định rõ chức năng của lực lượng này, chứ không chỉ đơn thuần là cứ tiến hành theo kiểu phong trào như hiện nay.
Thừa nhận những hạn chế của công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước hiện nay, TS Trần Tiến Cường, Trưởng ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp (thuộc CIEM) cho hay, chính việc tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước hiện nay đồng thời là bộ máy thực hiện quyền chủ sở hữu, đã dẫn đến tình trạng không rõ cơ quan nào là đại diện sở hữu chính, làm cho không những lẫn lộn vai trò quản lý của Nhà nước và quản lý chủ sở hữu trong cùng một cơ quan mà còn có sự “lấn sân” chéo do cơ quan quản lý Nhà nước này lại cùng tham gia chức năng quản lý chủ sử hữu thuộc cơ quan khác.
Chính điều này đã dẫn đến quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước bị “méo mó”, phân biệt và không thống nhất với doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân và khu vực đầu tư nước ngoài.
Doanh nghiệp cũng kêu
Đa số các doanh nghiệp Nhà nước được khảo sát đều cho rằng, tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước vẫn là một vấn đề gì đó khá khó và “tắc” ở nhiều khâu. Tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) Bùi Ngọc Bảo đặt câu hỏi: khái niệm đổi mới doanh nghiệp Nhà nước không mới nhưng tại sao chúng ta vẫn chưa đưa ra được một phương án tối ưu?
Còn đối với bản thân từng doanh nghiệp cụ thể, theo ông Bảo, bản thận họ cũng đã và phải luôn luôn biến chuyển thường xuyên trong phương thức kinh doanh để đáp ứng đòi hỏi của thị trường. Chính những thay đổi mang tính thường xuyên này cũng đã giúp doanh nghiệp tự đổi mới.
“Nguyên nhân của khó khăn có chăng là do cơ chế, hệ thống pháp luật hiện nay. Nếu cứ tiếp tục hô hào tái cấu trúc theo phong trào thì chắc chắn sẽ không đạt được kết quả mong muốn”, ông Bảo nhấn mạnh.
Còn bà Lê Thị Hoa (Vietcombank) cho rằng, dù kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một chương trình lớn, được khởi xướng từ lâu song đến nay, những cơ chế trước, trong và sau cổ phần hóa vẫn còn quá nhiều bất cập. Đơn cử như quy định về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần vẫn còn một số nội dung chưa phù hợp, cơ chế xác định giá trị doanh nghiệp, đặc biệt là xác định giá trị quyền sử dụng đất còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ, việc quy định giá bán cho đối tác chiến lược không được thấp hơn giá đấu giá bình quân khi IPO cũng là một bất cập…
Tuy nhiên, theo bà Hoa, hạn chế lớn nhất hiện nay vẫn là thiếu một khuôn khổ pháp lý cho các doanh nghiệp sau cổ phần hóa mà Nhà nước chiếm cổ phần chi phối. Chính điều này đã gây lúng túng cho bản thân các doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý.
Ông Nguyễn Chí Thành, Trưởng ban chiến lược - Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho rằng, bản thân doanh nghiệp này có một trọng trách rất lớn đối công tác đổi mới, sắp xếp hệ thống doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, thực tế hiện doanh nghiệp này lại đang gặp vô vàn những khó khăn, bị động trong việc tiếp nhận doanh nghiệp cũng như hoạt động bán vốn. Nguyên nhân được xác định là do SCIC vẫn phải tiếp nhận nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ, không hiệu quả, khó bán. Đồng thời, doanh nghiệp này lại chịu hai luồng áp lực trái chiều khi tiến hành hoạt động thoái vốn.
Nói về những bất nhất trong chính sách cổ phần hóa hiện nay, ông Cao Đăng Phúc, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt cho hay, doanh nghiệp này đã cổ phần hóa được hơn một năm và tại thời điểm đó đã xác định các khoản cần bán, cần thu. Thế nhưng sau đó, do thiếu nhất quán trong cơ chế nên Nhà nước lại tiếp tục cắt thêm một khoản lớn gây khó khăn cho doanh nghiệp.