Tái cơ cấu kinh tế và nỗi lo tiến độ
Quyết tâm chính trị khá mạnh mẽ về tái cơ cấu nền kinh tế lại dường như chưa được thể hiện tương xứng trong thực tế
Quyết tâm chính trị khá mạnh mẽ về tái cơ cấu nền kinh tế lại dường như
chưa được thể hiện tương xứng trong thực tế, theo đánh giá của một số
chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Việt Nam.
Cách đây hai tuần, hội thảo khởi động dự án "Tư vấn chiến lược và tái cấu trúc Tập đoàn Xây dựng Công nghiệp Việt Nam" đã được tiến hành như là một hoạt động nhằm chuẩn bị cho việc tái cơ cấu theo kế hoạch chung của Chính phủ.
Đây là một trong những doanh nghiệp nhà nước đầu tiên được lựa chọn tham gia chương trình tái cấu trúc doanh nghiệp và nâng cao quản trị công ty, sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Các nội dung chính của dự án là xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh dài hạn của tập đoàn và từng công ty con theo các ngành kinh doanh chính giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2020.
Đáng nói là, ngay cả khi không có nguồn vốn vay nói trên thì Tập đoàn Xây dựng Công nghiệp Việt Nam, cũng như nhiều doanh nghiệp khác, cũng cần phải tiến hành tái cơ cấu theo chủ trương chung của Chính phủ. Nhưng nhìn một cách tổng thể, nhiều tập đoàn, tổng công ty khác chưa thấy khởi động gì nhiều như trường hợp này.
Theo lộ trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, một phần rất quan trọng trong kế hoạch chung về tái cơ cấu nền kinh tế, ngay trong quý 1/2012, các bộ quản lý ngành phải xây dựng phương án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo ngành, lĩnh vực kinh doanh, không phân biệt cấp, cơ quan quản lý để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Quý 1 chỉ còn vài tuần nữa là kết thúc, nhưng cho đến thời điểm này, về mặt chính thức, mới chỉ có một số đề án tái cơ cấu của một số doanh nghiệp lớn được công bố. Phần còn lại, dường như đang còn ở đâu đó?
Không ngạc nhiên khi trong một báo cáo công bố mới đây, các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa ra nhận xét rằng, việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công có thể sẽ chưa đạt được tiến bộ nào đáng kể trong năm 2012, mà sẽ thuộc về những năm tiếp theo.
Bình luận về điều này, ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nói điều ông lo ngại là dường như các kế hoạch tái cấu trúc hiện vẫn còn “ở trên bàn”. Ông đề nghị Chính phủ cần xây dựng sớm chương trình hành động cụ thể để trình Quốc hội phê duyệt.
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nói hiện có tình trạng các vấn đề kinh tế vĩ mô được đặt ra một cách khá nghiêm túc và cấp thiết, nhưng cách giải quyết lại khá chậm chạp.
Đầy ví von, ông nhắc lại một khổ thơ rằng:
“Hội thảo, hội thảo, lại hội thảo
Những dự án tiền tỷ ra đi
Kỷ yếu dày mà tham luận mỏng
Để lại cho ta được những gì?”
Tái cơ cấu là một nội dung đã được đưa ra thảo luận rộng khắp tại nhiều hội nghị, hội thảo, diễn đàn kinh tế trong năm 2011. Nhưng cho đến thời điểm này, hẳn ông Võ Trí Thành cũng đang lo lắng rằng nội dung này rồi cũng sẽ nhạt nhòa?
Cách đây hai tuần, hội thảo khởi động dự án "Tư vấn chiến lược và tái cấu trúc Tập đoàn Xây dựng Công nghiệp Việt Nam" đã được tiến hành như là một hoạt động nhằm chuẩn bị cho việc tái cơ cấu theo kế hoạch chung của Chính phủ.
Đây là một trong những doanh nghiệp nhà nước đầu tiên được lựa chọn tham gia chương trình tái cấu trúc doanh nghiệp và nâng cao quản trị công ty, sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Các nội dung chính của dự án là xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh dài hạn của tập đoàn và từng công ty con theo các ngành kinh doanh chính giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2020.
Đáng nói là, ngay cả khi không có nguồn vốn vay nói trên thì Tập đoàn Xây dựng Công nghiệp Việt Nam, cũng như nhiều doanh nghiệp khác, cũng cần phải tiến hành tái cơ cấu theo chủ trương chung của Chính phủ. Nhưng nhìn một cách tổng thể, nhiều tập đoàn, tổng công ty khác chưa thấy khởi động gì nhiều như trường hợp này.
Theo lộ trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, một phần rất quan trọng trong kế hoạch chung về tái cơ cấu nền kinh tế, ngay trong quý 1/2012, các bộ quản lý ngành phải xây dựng phương án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo ngành, lĩnh vực kinh doanh, không phân biệt cấp, cơ quan quản lý để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Quý 1 chỉ còn vài tuần nữa là kết thúc, nhưng cho đến thời điểm này, về mặt chính thức, mới chỉ có một số đề án tái cơ cấu của một số doanh nghiệp lớn được công bố. Phần còn lại, dường như đang còn ở đâu đó?
Không ngạc nhiên khi trong một báo cáo công bố mới đây, các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa ra nhận xét rằng, việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công có thể sẽ chưa đạt được tiến bộ nào đáng kể trong năm 2012, mà sẽ thuộc về những năm tiếp theo.
Bình luận về điều này, ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nói điều ông lo ngại là dường như các kế hoạch tái cấu trúc hiện vẫn còn “ở trên bàn”. Ông đề nghị Chính phủ cần xây dựng sớm chương trình hành động cụ thể để trình Quốc hội phê duyệt.
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nói hiện có tình trạng các vấn đề kinh tế vĩ mô được đặt ra một cách khá nghiêm túc và cấp thiết, nhưng cách giải quyết lại khá chậm chạp.
Đầy ví von, ông nhắc lại một khổ thơ rằng:
“Hội thảo, hội thảo, lại hội thảo
Những dự án tiền tỷ ra đi
Kỷ yếu dày mà tham luận mỏng
Để lại cho ta được những gì?”
Tái cơ cấu là một nội dung đã được đưa ra thảo luận rộng khắp tại nhiều hội nghị, hội thảo, diễn đàn kinh tế trong năm 2011. Nhưng cho đến thời điểm này, hẳn ông Võ Trí Thành cũng đang lo lắng rằng nội dung này rồi cũng sẽ nhạt nhòa?