Tái định cư: “Để dân quay lại nơi ở cũ là thất bại”
Nội dung cuộc phỏng vấn ông Hồ Xuân Hùng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tại nhiều địa phương, người dân đã và đang phải di dời để có đất cho việc xây dựng những công trình lớn của đất nước. Cuộc sống của họ tại nơi định cư mới phải đối mặt với không ít khó khăn. Vậy các cơ quan chức năng có hướng giải quyết cho vấn đề này như thế nào?
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Hồ Xuân Hùng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vấn đề này.
Thưa Thứ trưởng, tồn tại lớn nhất của công tác tái định cư là sự ổn định lâu dài của người dân tái định cư. Vậy tính toán sắp tới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giải quyết vấn đề này ra sao?
Tôi đã đến vùng tái định cư của thủy điện Hòa Bình cách đây 30 năm, hay thủy điện Ialy, thủy điện Sơn La... cái thiếu lớn nhất của đồng bào là thiếu đất sản xuất. Phần lớn đồng bào phải di chuyển từ nơi đất tốt, đất có nước sang nơi đất ít, đất xấu lại thiếu nước vì vậy tỷ suất đầu tư cho sản xuất chỉ chiếm 4,8% tổng vốn tái định cư là quá thấp và phải được xem xét lại.
Thêm nữa, nhiều dự án do quá gấp về tiến độ dẫn đến quỹ thời gian để đồng bào chuẩn bị di chuyển, ổn định đời sống quá ngắn nên người dân hết sức lo lắng.
Sắp tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các bộ, các địa phương, sẽ đánh giá lại toàn bộ đời sống người đân tái định cư để đánh giá nhu cầu của người dân cần những chính sách gì để ổn định đời sống mà theo tôi điểm lớn nhất là giải quyết đất sản xuất, ngành nghề để giải quyết đời sống lâu dài cho đồng bào.
Thực trạng hậu tái định cư của vùng hồ Hòa Bình sau 15 năm di chuyển cho thấy việc giải quyết vấn đề hỗ trợ phục hồi thu nhập của người dân sau tái định cư là cả một quá trình lâu dài vì vậy cần lập ra quỹ phục hồi thu nhập sau tái định cư để hỗ trợ cho người dân trong 10 năm, thậm chí 20 năm. Nguồn vốn này cần tính toán vào dự án và chủ công trình sẽ trích lợi nhuận sau khi đưa công trình vào hoạt động.
Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình có đưa ra đề xuất bán cổ phiếu các công trình thủy điện cho người dân tái định cư để họ lấy tiền tự di chuyển nơi ở, vậy ý kiến của Thứ trưởng về đề xuất này?
Đề xuất này cần phải được xem xét trong chính sách, theo đó nếu nhà máy thủy điện hoàn thành nên dành phần ưu đãi thỏa đáng cho người dân thuộc vùng nhà máy thủy điện được hưởng lợi nhưng nếu chỉ vì vậy mà không hướng tới phương án lâu dài thì vấn đề tái định cư tập trung sẽ rất phức tạp, không lường hết được.
Vấn đề đóng góp của doanh nghiệp đầu tư thủy điện vào các dự án tái định cư đang không rõ ràng, quan điểm của Thứ trưởng về vấn đề này như thế nào?
Hiện nay, mức chi dành cho tái định cư cũng có những khác biệt tùy vào từng dự án thủy điện cụ thể: thủy điện Sơn La là 500 triệu đồng/hộ; thủy điện Tuyên Quang là 450 triệu đồng/hộ; những dự án thủy điện có công suất thấp (Cửa Đạt, Bản Vẽ, Rào Quán) khoảng 200-250 triệu đồng/hộ.
Vốn tái định cư cũng được cấp từ nhiều nguồn khác nhau do ngân sách Nhà nước (Sơn La, Tuyên Quang) hoặc vốn doanh nghiệp (Bản Vẽ)... gây thêm khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả đầu tư của từng công trình cũng như đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp khi xây dựng các công trình có liên quan đến tái định cư.
Tôi nghĩ là việc định rõ tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp, của Nhà nước trong ngân sách dành cho tái định cư cần sớm phải ổn định, rõ ràng. Nhất là trong điều kiện chúng ta đang kêu gọi các thành phần kinh tế ngoài nước, các doanh nghiệp khác đầu tư vào thủy điện thì càng phải phân biệt Nhà nước đầu tư hỗ trợ phần nào, doanh nghiệp chịu trách nhiệm những gì.
Thứ trưởng đánh giá thế nào trước việc giải quyết ngành nghề ngoài nông nghiệp để tăng thu nhập cho người dân tái định cư, giảm áp lực đất sản xuất đến nay vẫn chưa có những giải pháp mới, hiệu quả?
Lâu nay, chúng ta đang lúng túng trong việc đưa ra những giải pháp tăng thu nhập mới cho đồng bào, mà chủ yếu chúng ta vẫn chỉ tập trung đảm bảo định mức đất sản xuất tối thiểu nhưng vẫn chưa giải quyết nổi mà số lượng di dân ngày càng tăng, đất ngày càng giảm trong khi đó chuyển đổi ngành nghề phi nông nghiệp không phải bao giờ cũng đem lại hiệu quả mhư mong muốn khi mà 90% đồng bào tái định cư là người thiểu số.
Vì vậy, cần phải hướng đồng bào vào các nông lâm trường ở khu vực và vùng lân cận. Điển hình, tại Tổng công ty cao su Việt Nam là đưa đồng bào tái định cư vào nông trường để lao động theo cơ chế trả lương, đồng thời có cơ chế thưởng khoán sản để người dân tái định cư ổn định cuộc sống, có cơ sở phát triển lâu dài. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ cũng có chỉ đạo yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tích cực triển khai mô hình này tại những khu vực thuận lợi.
Đối với những trường hợp người dân quay trở lại nơi ở cũ đã được giải tỏa như tại thủy điện Bản Vẽ, chúng ta sẽ giải quyết ra sao?
Nếu chúng ta để dân quay trở lại nơi ở cũ là thất bại trong công tác tái định cư ở công trình thủy điện đó nhưng chúng ta không thể cưỡng chế vì vậy cần phải sửa đổi chính sách, điểm tái định cư theo ý kiến của người dân. Trong quá trình thực hiện tái định cư, xây dựng cơ sở vật chất cho đồng bào thì chúng ta thường không chú trọng đến phong tục tập quán của người dân. Khu tái định cư thủy điện Ialy, xã H’Mông, huyện Sa Thầy, Kon Tum, không khác bất kỳ khu dân cư nào của người Kinh thường thấy với kết cấu 3 gian hoàn toàn không gắn với truyền thống văn hóa của người H’Mông.
Những khu tái định cư đã xây dựng như vậy thì chúng ta sẽ phải khắc phục song những khu tái định cư chuẩn bị xây dựng cần phải khắc phục từ đầu những điểm yếu này. Đặc biệt, cần đa dạng hóa mô hình di dân, tái định cư, khuyến khích hình thức di dân tự nguyện, xen ghép để giảm thiểu sức ép đất đai dành cho khu tái định cư tập trung, tạo điều kiện sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của nơi nhập cư, cải thiện đời sống cộng đồng bản địa.
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Hồ Xuân Hùng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vấn đề này.
Thưa Thứ trưởng, tồn tại lớn nhất của công tác tái định cư là sự ổn định lâu dài của người dân tái định cư. Vậy tính toán sắp tới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giải quyết vấn đề này ra sao?
Tôi đã đến vùng tái định cư của thủy điện Hòa Bình cách đây 30 năm, hay thủy điện Ialy, thủy điện Sơn La... cái thiếu lớn nhất của đồng bào là thiếu đất sản xuất. Phần lớn đồng bào phải di chuyển từ nơi đất tốt, đất có nước sang nơi đất ít, đất xấu lại thiếu nước vì vậy tỷ suất đầu tư cho sản xuất chỉ chiếm 4,8% tổng vốn tái định cư là quá thấp và phải được xem xét lại.
Thêm nữa, nhiều dự án do quá gấp về tiến độ dẫn đến quỹ thời gian để đồng bào chuẩn bị di chuyển, ổn định đời sống quá ngắn nên người dân hết sức lo lắng.
Sắp tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các bộ, các địa phương, sẽ đánh giá lại toàn bộ đời sống người đân tái định cư để đánh giá nhu cầu của người dân cần những chính sách gì để ổn định đời sống mà theo tôi điểm lớn nhất là giải quyết đất sản xuất, ngành nghề để giải quyết đời sống lâu dài cho đồng bào.
Thực trạng hậu tái định cư của vùng hồ Hòa Bình sau 15 năm di chuyển cho thấy việc giải quyết vấn đề hỗ trợ phục hồi thu nhập của người dân sau tái định cư là cả một quá trình lâu dài vì vậy cần lập ra quỹ phục hồi thu nhập sau tái định cư để hỗ trợ cho người dân trong 10 năm, thậm chí 20 năm. Nguồn vốn này cần tính toán vào dự án và chủ công trình sẽ trích lợi nhuận sau khi đưa công trình vào hoạt động.
Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình có đưa ra đề xuất bán cổ phiếu các công trình thủy điện cho người dân tái định cư để họ lấy tiền tự di chuyển nơi ở, vậy ý kiến của Thứ trưởng về đề xuất này?
Đề xuất này cần phải được xem xét trong chính sách, theo đó nếu nhà máy thủy điện hoàn thành nên dành phần ưu đãi thỏa đáng cho người dân thuộc vùng nhà máy thủy điện được hưởng lợi nhưng nếu chỉ vì vậy mà không hướng tới phương án lâu dài thì vấn đề tái định cư tập trung sẽ rất phức tạp, không lường hết được.
Vấn đề đóng góp của doanh nghiệp đầu tư thủy điện vào các dự án tái định cư đang không rõ ràng, quan điểm của Thứ trưởng về vấn đề này như thế nào?
Hiện nay, mức chi dành cho tái định cư cũng có những khác biệt tùy vào từng dự án thủy điện cụ thể: thủy điện Sơn La là 500 triệu đồng/hộ; thủy điện Tuyên Quang là 450 triệu đồng/hộ; những dự án thủy điện có công suất thấp (Cửa Đạt, Bản Vẽ, Rào Quán) khoảng 200-250 triệu đồng/hộ.
Vốn tái định cư cũng được cấp từ nhiều nguồn khác nhau do ngân sách Nhà nước (Sơn La, Tuyên Quang) hoặc vốn doanh nghiệp (Bản Vẽ)... gây thêm khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả đầu tư của từng công trình cũng như đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp khi xây dựng các công trình có liên quan đến tái định cư.
Tôi nghĩ là việc định rõ tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp, của Nhà nước trong ngân sách dành cho tái định cư cần sớm phải ổn định, rõ ràng. Nhất là trong điều kiện chúng ta đang kêu gọi các thành phần kinh tế ngoài nước, các doanh nghiệp khác đầu tư vào thủy điện thì càng phải phân biệt Nhà nước đầu tư hỗ trợ phần nào, doanh nghiệp chịu trách nhiệm những gì.
Thứ trưởng đánh giá thế nào trước việc giải quyết ngành nghề ngoài nông nghiệp để tăng thu nhập cho người dân tái định cư, giảm áp lực đất sản xuất đến nay vẫn chưa có những giải pháp mới, hiệu quả?
Lâu nay, chúng ta đang lúng túng trong việc đưa ra những giải pháp tăng thu nhập mới cho đồng bào, mà chủ yếu chúng ta vẫn chỉ tập trung đảm bảo định mức đất sản xuất tối thiểu nhưng vẫn chưa giải quyết nổi mà số lượng di dân ngày càng tăng, đất ngày càng giảm trong khi đó chuyển đổi ngành nghề phi nông nghiệp không phải bao giờ cũng đem lại hiệu quả mhư mong muốn khi mà 90% đồng bào tái định cư là người thiểu số.
Vì vậy, cần phải hướng đồng bào vào các nông lâm trường ở khu vực và vùng lân cận. Điển hình, tại Tổng công ty cao su Việt Nam là đưa đồng bào tái định cư vào nông trường để lao động theo cơ chế trả lương, đồng thời có cơ chế thưởng khoán sản để người dân tái định cư ổn định cuộc sống, có cơ sở phát triển lâu dài. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ cũng có chỉ đạo yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tích cực triển khai mô hình này tại những khu vực thuận lợi.
Đối với những trường hợp người dân quay trở lại nơi ở cũ đã được giải tỏa như tại thủy điện Bản Vẽ, chúng ta sẽ giải quyết ra sao?
Nếu chúng ta để dân quay trở lại nơi ở cũ là thất bại trong công tác tái định cư ở công trình thủy điện đó nhưng chúng ta không thể cưỡng chế vì vậy cần phải sửa đổi chính sách, điểm tái định cư theo ý kiến của người dân. Trong quá trình thực hiện tái định cư, xây dựng cơ sở vật chất cho đồng bào thì chúng ta thường không chú trọng đến phong tục tập quán của người dân. Khu tái định cư thủy điện Ialy, xã H’Mông, huyện Sa Thầy, Kon Tum, không khác bất kỳ khu dân cư nào của người Kinh thường thấy với kết cấu 3 gian hoàn toàn không gắn với truyền thống văn hóa của người H’Mông.
Những khu tái định cư đã xây dựng như vậy thì chúng ta sẽ phải khắc phục song những khu tái định cư chuẩn bị xây dựng cần phải khắc phục từ đầu những điểm yếu này. Đặc biệt, cần đa dạng hóa mô hình di dân, tái định cư, khuyến khích hình thức di dân tự nguyện, xen ghép để giảm thiểu sức ép đất đai dành cho khu tái định cư tập trung, tạo điều kiện sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của nơi nhập cư, cải thiện đời sống cộng đồng bản địa.