Tạm dừng lập mới tập đoàn nhà nước?
Quan điểm và nhìn nhận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về mô hình thí điểm tập đoàn kinh tế nhà nước
Đó là nội dung quan trọng được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông đề cập trong phần phát biểu tại hội nghị sơ kết mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước, được tổ chức sáng 9/12 tại Hà Nội.
Theo Bộ này, tính đến nay đã có 12 tập đoàn kinh tế nhà nước được hình thành, nhưng những nội dung thí điểm áp dụng đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn chưa được triển khai thực hiện, việc tổ chức, hoạt động, quản lý và giám sát tập đoàn kinh tế nhà nước còn nhiều vấn đề đặt ra.
“Trước mắt, cần tạm dừng việc thí điểm thành lập mới tập đoàn kinh tế nhà nước trong 2-3 năm tới, để tập trung hoàn thiện khung pháp luật và cơ cấu tổ chức, việc quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước cùng với việc tái cấu trúc tập đoàn kinh tế nhà nước đã được thí điểm thành lập”, Thứ trưởng Đông phát biểu.
Vai trò mờ nhạt
Đánh giá khái quát việc thực hiện các mục tiêu thành lập tập đoàn, Bộ cho hay, qua thí điểm tổng tài sản của các tập đoàn kinh tế tăng bình quân 119,6%, tổng vốn chủ sở hữu tăng bình quân 75,1%, nguồn nhân lực tăng bình quân 16,36%.
Tuy nhiên, Bộ nhìn nhận rằng phần lớn tập đoàn kinh tế thí điểm trong thời gian qua đều có sự tham gia của một số lượng lớn các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành, lĩnh vực với quy mô hoạt động tăng nhanh, gồm nhiều cấp doanh nghiệp, vượt quá trình độ, năng lực quản trị của bộ máy quản lý của tập đoàn, đã làm hạn chế kết quả hoạt động của nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước nói chung và quản lý, giám sát đối với các tập đoàn kinh tế nói riêng.
Bộ cũng lưu ý trong khi hầu hết các tập đoàn kinh tế đều kinh doanh có lãi nhưng hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao và chưa tương xứng với những ưu đãi về nguồn lực và những lợi thế khác. Đồng thời, thực trạng tài chính một số tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty thuộc tập đoàn còn yếu kém, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, mất cân đối tài chính.
Ngoài ra, Bộ cũng cho rằng việc thực hiện vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô của các tập đoàn kinh tế còn hạn chế. Do hầu hết các tập đoàn kinh tế đều thực hiện tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh nên thực tế vai trò thúc đẩy liên kết trong chuỗi giá trị gia tăng, vai trò tạo động lực phát triển các thành phần kinh tế khác, các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế quốc dân của tập đoàn kinh tế nhà nước còn mờ nhạt.
Liên quan đến việc đầu tư của các tập đoàn kinh tế nhà nước, Bộ cho rằng hầu hết các tập đoàn quá thiên về mở rộng quy mô đầu tư, đầu tư dàn trải, chưa chú trọng đầu tư theo chiều sâu nên hiệu quả đầu tư thấp.
Điểm đáng chú ý được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra là ở một số tập đoàn kinh tế nhà nước, dù năng lực tài chính còn hạn chế, thiếu vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh chính nhưng vẫn thực hiện đầu tư ra ngoài ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính của tập đoàn, bao gồm cả những linh vực kinh doanh nhạy cảm, rủi ro cao như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm.
Bộ cũng nhìn nhận, việc đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn sẽ làm giảm cơ hội và hạn chế sự phát triển của khu vực tư nhân. “Hơn nữa, thực tế việc đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn kinh tế nhà nước không mang lại hiệu quả, thậm chí thua lỗ, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành sản xuất kinh doanh chính và hệ lụy cho sự phát triển chung của tập đoàn”, Thứ trưởng Đông đề cập.
Giám sát, điều hành tập đoàn còn yếu
Đánh giá về công tác quản lý, điều hành trong các tập đoàn kinh tế nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc tổ chức, quản lý điều hành của các tập đoàn còn chậm đổi mới, hình thức liên kết khá đơn điệu; tổ chức quản lý của công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên còn một số bất cập như thành viên Hội đồng thành viên công ty mẹ còn kiêm nhiệm quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên, có thể xảy ra tình trạng “thiên vị” trong quá trình ra quyết sách, có thể gây xung đột, mâu thuẫn giữa các công ty thành viên…
Bộ cho rằng, hoạt động kiểm soát viên và kiểm soát nội bộ còn mang tính hình thức và thiếu hiệu quả. Cho đến nay, các tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn chưa bổ nhiệm được kiểm soát viên với lý do chưa có quy định pháp luật về tiêu chuẩn bổ nhiệm, cơ chế hoạt động, lương, thưởng…
“Thực tế cũng cho thấy, kiểm soát nội bộ chưa được chú trọng và kiểm soát viên chưa thực hiện tốt hoặc không có đủ điều kiện để thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu, giám sát hội đồng quản trị/hội đồng thành viên thực hiện nhiệm vụ do chủ sở hữu giao hoặc ủy quyền như pháp luật yêu cầu”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Về quản lý, giám sát hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước, cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vẫn còn một số yếu kém, bất cập như chưa tách bạch được chức năng chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước, dễ tạo ra sự khác biệt không hợp lý trong quản lý nhà nước giữa các doanh nghiệp, thể hiện rõ trong các chính sách quản lý nhà nước đối với các ngành khai thác tài nguyên, khoáng sản, điện, viễn thông và các ngành có vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường…
Đồng thời, việc phân công, phân cấp thực hiện quyền giám sát tập đoàn kinh tế nhà nước còn nhiều bất cập, được giao cho nhiều cơ quan và mỗi cơ quan lại thực hiện được một số quyền khác nhau dẫn đến phân tán, không hiệu quả, nhất là trong quản lý, giám sát sử dụng vốn, đầu tư, nhân sự, tiền lương…
Cho đến nay, vẫn chưa có đơn vị đầu mối để theo dõi, giám sát và chịu trách nhiệm về kất quả hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước ở những phần việc được phân công thực hiện quyền của chủ sở hữu. Do đó, các cơ quan quản lý không nắm bắt và chấn chỉnh kịp thời các diễn biến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cách thức giám sát, đánh giá của chủ sở hữu còn mang tính hình thức, chủ yếu dựa vào báo cáo của các tập đoàn kinh tế nhà nước với tính chất báo cáo thống kê hơn là báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu của chủ sở hữu.
“Cho đến nay chưa có đánh giá nào về việc hoàn thành nhiệm vụ được phân giao cho các tập đoàn kinh tế nhà nước”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận.
Theo Bộ này, tính đến nay đã có 12 tập đoàn kinh tế nhà nước được hình thành, nhưng những nội dung thí điểm áp dụng đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn chưa được triển khai thực hiện, việc tổ chức, hoạt động, quản lý và giám sát tập đoàn kinh tế nhà nước còn nhiều vấn đề đặt ra.
“Trước mắt, cần tạm dừng việc thí điểm thành lập mới tập đoàn kinh tế nhà nước trong 2-3 năm tới, để tập trung hoàn thiện khung pháp luật và cơ cấu tổ chức, việc quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước cùng với việc tái cấu trúc tập đoàn kinh tế nhà nước đã được thí điểm thành lập”, Thứ trưởng Đông phát biểu.
Vai trò mờ nhạt
Đánh giá khái quát việc thực hiện các mục tiêu thành lập tập đoàn, Bộ cho hay, qua thí điểm tổng tài sản của các tập đoàn kinh tế tăng bình quân 119,6%, tổng vốn chủ sở hữu tăng bình quân 75,1%, nguồn nhân lực tăng bình quân 16,36%.
Tuy nhiên, Bộ nhìn nhận rằng phần lớn tập đoàn kinh tế thí điểm trong thời gian qua đều có sự tham gia của một số lượng lớn các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành, lĩnh vực với quy mô hoạt động tăng nhanh, gồm nhiều cấp doanh nghiệp, vượt quá trình độ, năng lực quản trị của bộ máy quản lý của tập đoàn, đã làm hạn chế kết quả hoạt động của nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước nói chung và quản lý, giám sát đối với các tập đoàn kinh tế nói riêng.
Bộ cũng lưu ý trong khi hầu hết các tập đoàn kinh tế đều kinh doanh có lãi nhưng hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao và chưa tương xứng với những ưu đãi về nguồn lực và những lợi thế khác. Đồng thời, thực trạng tài chính một số tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty thuộc tập đoàn còn yếu kém, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, mất cân đối tài chính.
Ngoài ra, Bộ cũng cho rằng việc thực hiện vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô của các tập đoàn kinh tế còn hạn chế. Do hầu hết các tập đoàn kinh tế đều thực hiện tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh nên thực tế vai trò thúc đẩy liên kết trong chuỗi giá trị gia tăng, vai trò tạo động lực phát triển các thành phần kinh tế khác, các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế quốc dân của tập đoàn kinh tế nhà nước còn mờ nhạt.
Liên quan đến việc đầu tư của các tập đoàn kinh tế nhà nước, Bộ cho rằng hầu hết các tập đoàn quá thiên về mở rộng quy mô đầu tư, đầu tư dàn trải, chưa chú trọng đầu tư theo chiều sâu nên hiệu quả đầu tư thấp.
Điểm đáng chú ý được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra là ở một số tập đoàn kinh tế nhà nước, dù năng lực tài chính còn hạn chế, thiếu vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh chính nhưng vẫn thực hiện đầu tư ra ngoài ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính của tập đoàn, bao gồm cả những linh vực kinh doanh nhạy cảm, rủi ro cao như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm.
Bộ cũng nhìn nhận, việc đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn sẽ làm giảm cơ hội và hạn chế sự phát triển của khu vực tư nhân. “Hơn nữa, thực tế việc đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn kinh tế nhà nước không mang lại hiệu quả, thậm chí thua lỗ, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành sản xuất kinh doanh chính và hệ lụy cho sự phát triển chung của tập đoàn”, Thứ trưởng Đông đề cập.
Giám sát, điều hành tập đoàn còn yếu
Đánh giá về công tác quản lý, điều hành trong các tập đoàn kinh tế nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc tổ chức, quản lý điều hành của các tập đoàn còn chậm đổi mới, hình thức liên kết khá đơn điệu; tổ chức quản lý của công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên còn một số bất cập như thành viên Hội đồng thành viên công ty mẹ còn kiêm nhiệm quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên, có thể xảy ra tình trạng “thiên vị” trong quá trình ra quyết sách, có thể gây xung đột, mâu thuẫn giữa các công ty thành viên…
Bộ cho rằng, hoạt động kiểm soát viên và kiểm soát nội bộ còn mang tính hình thức và thiếu hiệu quả. Cho đến nay, các tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn chưa bổ nhiệm được kiểm soát viên với lý do chưa có quy định pháp luật về tiêu chuẩn bổ nhiệm, cơ chế hoạt động, lương, thưởng…
“Thực tế cũng cho thấy, kiểm soát nội bộ chưa được chú trọng và kiểm soát viên chưa thực hiện tốt hoặc không có đủ điều kiện để thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu, giám sát hội đồng quản trị/hội đồng thành viên thực hiện nhiệm vụ do chủ sở hữu giao hoặc ủy quyền như pháp luật yêu cầu”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Về quản lý, giám sát hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước, cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vẫn còn một số yếu kém, bất cập như chưa tách bạch được chức năng chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước, dễ tạo ra sự khác biệt không hợp lý trong quản lý nhà nước giữa các doanh nghiệp, thể hiện rõ trong các chính sách quản lý nhà nước đối với các ngành khai thác tài nguyên, khoáng sản, điện, viễn thông và các ngành có vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường…
Đồng thời, việc phân công, phân cấp thực hiện quyền giám sát tập đoàn kinh tế nhà nước còn nhiều bất cập, được giao cho nhiều cơ quan và mỗi cơ quan lại thực hiện được một số quyền khác nhau dẫn đến phân tán, không hiệu quả, nhất là trong quản lý, giám sát sử dụng vốn, đầu tư, nhân sự, tiền lương…
Cho đến nay, vẫn chưa có đơn vị đầu mối để theo dõi, giám sát và chịu trách nhiệm về kất quả hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước ở những phần việc được phân công thực hiện quyền của chủ sở hữu. Do đó, các cơ quan quản lý không nắm bắt và chấn chỉnh kịp thời các diễn biến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cách thức giám sát, đánh giá của chủ sở hữu còn mang tính hình thức, chủ yếu dựa vào báo cáo của các tập đoàn kinh tế nhà nước với tính chất báo cáo thống kê hơn là báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu của chủ sở hữu.
“Cho đến nay chưa có đánh giá nào về việc hoàn thành nhiệm vụ được phân giao cho các tập đoàn kinh tế nhà nước”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận.