Tăng cường giải trình trước Quốc hội và một “góc khuất”
Chỉ trong hai năm 2013-2014, số lượng các phiên giải trình trước Quốc hội đã tăng mạnh
Dự kiến thời gian tới, Quốc hội sẽ tổng kết hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội. Hiện chưa có văn bản nào quy định cụ thể về thủ tục, cách thức tổ chức một phiên giải trình, nhưng hoạt động này đã và đang được tiến hành sôi động.
Phiên giải trình đầu tiên được tổ chức ở Quốc hội là vào thời điểm trước khi diễn ra kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12. Ủy ban Kinh tế là ủy ban đầu tiên tổ chức phiên họp kiểu này, với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khi đó là ông Nguyễn Văn Giàu tham gia giải trình.
Khi đó, chủ trì phiên giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền tỏ ra nhiều băn khoăn ngay từ tên gọi của hoạt động này nên là “giải trình” hay “điều trần”. Vì các phiên họp tương tự như vậy tại nghị viện các nước đều có tên là “điều trần”.
Tuy nhiên, ông Hiền thấy rằng gọi là “giải trình”, thì sẽ giúp cho khách mời, là các thành viên Chính phủ, đỡ căng thẳng hơn để bình tĩnh giải đáp thỏa đáng những vấn đề nóng mà đại biểu Quốc hội, dư luận xã hội cũng như cử tri đang quan tâm.
Phiên giải trình này cũng được truyền hình trực tiếp như các phiên chất vấn tại Quốc hội. Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn Giàu cho hay, ông cảm thấy rất nhẹ nhàng và nhận được nhiều sự chia sẻ, cảm thông khi lần đầu tiên tham gia phiên giải trình kiểu này.
Sang đến Quốc hội nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội được tổ chức rộng khắp, nhất là sau khi có Nghị quyết số 27/2012/QH13 của Quốc hội, với yêu cầu: tăng cường hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội về những vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách. Vào thời kỳ cao điểm, có tuần có tới hai bộ trưởng liên tiếp tham gia giải trình.
Chỉ trong hai năm 2013-2014, số lượng các phiên giải trình đã tăng mạnh, nội dung các phiên giải trình trải rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước và những vấn đề cử tri quan tâm, từ phòng chống tham nhũng, quản lý giá thuốc, hỗ trợ di dân tái định cư, hoạt động công chứng, chứng thực, đến bất động sản, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, ban hành văn bản quy định chi tiết...
Hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội đã và đang trở thành công cụ đắc lực cho các cơ quan của Quốc hội trong việc tham mưu, giúp Quốc hội giám sát, thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, tờ trình... Cũng thông qua giải trình, những vấn đề nóng, phức tạp trong quản lý nhà nước, hoạch định chính sách đã được đưa ra thảo luận công khai, đa chiều, làm tăng lòng tin của dư luận, cử tri vào quy trình làm việc công khai, minh bạch ngay từ các “cánh gà” của Quốc hội.
Hiện, chưa có văn bản nào quy định cụ thể về thủ tục, cách thức tổ chức một phiên giải trình, mà mới chỉ được quy định chung mang tính nguyên tắc tại điều 96 Hiến pháp 1992, và sau đó là tại điều 77 Hiến pháp 2013.
Hoạt động này cũng đã được luật hóa tại điều 38 Luật Tổ chức Quốc hội, điều 27 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, điều 31 Quy chế hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, điều 30 Quy chế hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội.
Theo các quy định trên, các cơ quan của Quốc hội có quyền yêu cầu Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao giải trình về những vấn đề mà Hội đồng Dân tộc và các ủy ban quan tâm.
Đánh giá về hiệu quả của các phiên giải trình, theo ông Lương Phan Cừ, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, công việc này đã giúp Chính phủ tăng cường tính công khai, minh bạch trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật.
“Tại các phiên giải trình, những vấn đề nóng, phức tạp trong quản lý nhà nước, hoạch định chính sách đã được đưa ra thảo luận công khai, do đó làm tăng tính minh bạch trong các hoạt động của Chính phủ và giúp người dân hiểu hơn về các vấn đề này”, ông Cừ nói.
Chỉ ra một “góc khuất” của hoạt động này, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội nhắc đến việc trước mỗi phiên giải trình, thường trực một số ủy ban đều có một bộ các câu hỏi do ủy ban soạn sẵn, để phiên giải trình tập trung vào nội dung cần làm rõ, tránh lan man, thiếu trọng tâm.
Tuy nhiên, đã là “bộ đề” như vậy thì có thể bị lộ đề, sẽ giảm sức hấp dẫn của giải trình.
Chưa kể, việc các đại biểu Quốc hội tham gia giải trình cũng sẽ bị giới hạn trong những câu hỏi có sẵn, làm mất tính linh hoạt và chủ động của đại biểu Quốc hội.
Đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đề nghị, đã đến lúc cần tổng kết, tập hợp kinh nghiệm tổ chức giải trình tại Hội đồng Dân tộc và các ủy ban để quy định thành văn bản pháp luật, hoặc có thể ban hành một bộ quy định hướng dẫn để thực hiện thống nhất tại Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội.
Trong đó, cần quy định rõ những nội dung như: quyết định tổ chức phiên giải trình, đề nghị tổ chức phiên giải trình, nội dung yêu cầu giải trình, người đến báo cáo, giải trình, thời gian, địa điểm tiến hành giải trình, chuẩn bị kế hoạch triển khai thực hiện như thế nào? Chủ thể tham gia phiên giải trình bao gồm những ai? Thủ tục tiến hành giải trình gồm những bước nào?
Hệ quả của phiên giải trình là làm rõ vấn đề mà cơ quan yêu cầu giải trình quan tâm, hay là nguồn thông tin phục vụ cho giám sát, thẩm tra, giúp cá nhân, cơ quan được yêu cầu giải trình thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, có tính chất ràng buộc cơ quan giải trình hay không? Trách nhiệm tham gia của thành viên cơ quan yêu cầu giải trình như thế nào?...
Phiên giải trình đầu tiên được tổ chức ở Quốc hội là vào thời điểm trước khi diễn ra kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12. Ủy ban Kinh tế là ủy ban đầu tiên tổ chức phiên họp kiểu này, với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khi đó là ông Nguyễn Văn Giàu tham gia giải trình.
Khi đó, chủ trì phiên giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền tỏ ra nhiều băn khoăn ngay từ tên gọi của hoạt động này nên là “giải trình” hay “điều trần”. Vì các phiên họp tương tự như vậy tại nghị viện các nước đều có tên là “điều trần”.
Tuy nhiên, ông Hiền thấy rằng gọi là “giải trình”, thì sẽ giúp cho khách mời, là các thành viên Chính phủ, đỡ căng thẳng hơn để bình tĩnh giải đáp thỏa đáng những vấn đề nóng mà đại biểu Quốc hội, dư luận xã hội cũng như cử tri đang quan tâm.
Phiên giải trình này cũng được truyền hình trực tiếp như các phiên chất vấn tại Quốc hội. Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn Giàu cho hay, ông cảm thấy rất nhẹ nhàng và nhận được nhiều sự chia sẻ, cảm thông khi lần đầu tiên tham gia phiên giải trình kiểu này.
Sang đến Quốc hội nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội được tổ chức rộng khắp, nhất là sau khi có Nghị quyết số 27/2012/QH13 của Quốc hội, với yêu cầu: tăng cường hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội về những vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách. Vào thời kỳ cao điểm, có tuần có tới hai bộ trưởng liên tiếp tham gia giải trình.
Chỉ trong hai năm 2013-2014, số lượng các phiên giải trình đã tăng mạnh, nội dung các phiên giải trình trải rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước và những vấn đề cử tri quan tâm, từ phòng chống tham nhũng, quản lý giá thuốc, hỗ trợ di dân tái định cư, hoạt động công chứng, chứng thực, đến bất động sản, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, ban hành văn bản quy định chi tiết...
Hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội đã và đang trở thành công cụ đắc lực cho các cơ quan của Quốc hội trong việc tham mưu, giúp Quốc hội giám sát, thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, tờ trình... Cũng thông qua giải trình, những vấn đề nóng, phức tạp trong quản lý nhà nước, hoạch định chính sách đã được đưa ra thảo luận công khai, đa chiều, làm tăng lòng tin của dư luận, cử tri vào quy trình làm việc công khai, minh bạch ngay từ các “cánh gà” của Quốc hội.
Hiện, chưa có văn bản nào quy định cụ thể về thủ tục, cách thức tổ chức một phiên giải trình, mà mới chỉ được quy định chung mang tính nguyên tắc tại điều 96 Hiến pháp 1992, và sau đó là tại điều 77 Hiến pháp 2013.
Hoạt động này cũng đã được luật hóa tại điều 38 Luật Tổ chức Quốc hội, điều 27 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, điều 31 Quy chế hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, điều 30 Quy chế hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội.
Theo các quy định trên, các cơ quan của Quốc hội có quyền yêu cầu Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao giải trình về những vấn đề mà Hội đồng Dân tộc và các ủy ban quan tâm.
Đánh giá về hiệu quả của các phiên giải trình, theo ông Lương Phan Cừ, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, công việc này đã giúp Chính phủ tăng cường tính công khai, minh bạch trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật.
“Tại các phiên giải trình, những vấn đề nóng, phức tạp trong quản lý nhà nước, hoạch định chính sách đã được đưa ra thảo luận công khai, do đó làm tăng tính minh bạch trong các hoạt động của Chính phủ và giúp người dân hiểu hơn về các vấn đề này”, ông Cừ nói.
Chỉ ra một “góc khuất” của hoạt động này, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội nhắc đến việc trước mỗi phiên giải trình, thường trực một số ủy ban đều có một bộ các câu hỏi do ủy ban soạn sẵn, để phiên giải trình tập trung vào nội dung cần làm rõ, tránh lan man, thiếu trọng tâm.
Tuy nhiên, đã là “bộ đề” như vậy thì có thể bị lộ đề, sẽ giảm sức hấp dẫn của giải trình.
Chưa kể, việc các đại biểu Quốc hội tham gia giải trình cũng sẽ bị giới hạn trong những câu hỏi có sẵn, làm mất tính linh hoạt và chủ động của đại biểu Quốc hội.
Đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đề nghị, đã đến lúc cần tổng kết, tập hợp kinh nghiệm tổ chức giải trình tại Hội đồng Dân tộc và các ủy ban để quy định thành văn bản pháp luật, hoặc có thể ban hành một bộ quy định hướng dẫn để thực hiện thống nhất tại Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội.
Trong đó, cần quy định rõ những nội dung như: quyết định tổ chức phiên giải trình, đề nghị tổ chức phiên giải trình, nội dung yêu cầu giải trình, người đến báo cáo, giải trình, thời gian, địa điểm tiến hành giải trình, chuẩn bị kế hoạch triển khai thực hiện như thế nào? Chủ thể tham gia phiên giải trình bao gồm những ai? Thủ tục tiến hành giải trình gồm những bước nào?
Hệ quả của phiên giải trình là làm rõ vấn đề mà cơ quan yêu cầu giải trình quan tâm, hay là nguồn thông tin phục vụ cho giám sát, thẩm tra, giúp cá nhân, cơ quan được yêu cầu giải trình thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, có tính chất ràng buộc cơ quan giải trình hay không? Trách nhiệm tham gia của thành viên cơ quan yêu cầu giải trình như thế nào?...