Tăng thuế suất tài nguyên và minh bạch thông tin
Sát giờ quyết định, các vị được trao quyền quyết định vẫn phải hỏi, đôi khi chỉ để biết thêm thông tin
Tiếp ngay sau chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường chiều 20/8, phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đề xuất tăng thuế suất tài nguyên của Chính phủ sáng 21/8 đã làm cho vấn đề quản lý khoáng sản vốn đã nóng càng thêm nóng.
Ở phiên chất vấn, con số quá nửa trong tổng số 957 giấy phép khai thác, thăm dò khoáng sản được ra đời không đúng thẩm quyền và không đủ điều kiện theo quy định đã đặt ra câu hỏi nhức nhối về tiêu cực, tham nhũng. Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nói có hay không phải hỏi địa phương, ông không thể nói không hay là có.
Thế nhưng, ngay cả câu hỏi dễ hơn rất nhiều là công khai các sai phạm ở từng tỉnh, Bộ trưởng cũng vẫn “nợ”.
Nhưng dù sao, đó cũng chỉ dừng ở phạm vi “đối nội”.
Với phiên thảo luận nhằm ban hành nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 928 ngày 19/4/2010 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên sáng 21/8 thì sức ép liên quan đến đối ngoại đã xuất hiện từ khá sớm.
Ngay từ đầu tháng tám, kiến nghị của tập đoàn Besra Gold Inc. (Úc) tới Bộ Tài chính nhằm phản đối kế hoạch tăng thuế suất tài nguyên đối với vàng đã được công bố trên báo chí.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách (cơ quan thẩm tra dự thảo nghị quyết), ông Phùng Quốc Hiển cho biết đã nhận được kiến nghị không chỉ của một số địa phương, của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam mà của cả các đại sứ quán Úc, New Zealand, Canada kiến nghị không nên tăng thuế một số loại tài nguyên trong thời điểm hiện nay.
Thậm chí có ý kiến còn “dọa” sẽ gây sức ép trong quá trình đàm phán gia nhập hiệp định TPP của Việt Nam.
Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh rằng, “chưa bao giờ có nhiều ý kiến trước kỳ họp Thường vụ Quốc hội như dự định chúng ta thay Nghị quyết 928”.
Ở trong nước thì UBND tỉnh Sơn La kiến nghị giữ nguyên thuế suất đối với niken vì đây là mỏ duy nhất ở Việt Nam, bây giờ mới bắt đầu khai thác chế biến.
Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng đề nghị giữ nguyên thuế suất vì cho rằng nếu tăng thuế suất lên như dự kiến thì các loại thuế, phí cho hoạt động khai thác khoáng sản sẽ chiếm từ 30 tới 50% giá bán sản phẩm, rất khó khăn đối với doanh nghiệp thực hiện chế biến sâu khoáng sản.
Phó chủ tịch cũng thông tin thêm về sự lo ngại của các đại sứ Úc, New zealand và Canada, những nước đang có doanh nghiệp đầu tư ở Việt Nam về việc tăng thuế suất tài nguyên sẽ gửi một tín hiệu mạnh tới các nhà đầu tư quốc tế rằng, cho dù Việt Nam có đưa ra các bảo đảm gì chăng nữa thì bất kỳ dự án nào được thực hiện ở đây đều có nguy cơ bị thiệt hại hoặc phải ngừng hoạt động, ngay cả khi các bên có nhiều năm quan hệ tốt đẹp và mang lại kết quả kinh doanh tốt cho cả hai bên.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đặt câu hỏi, các loại thuế, phí hiện nay những doanh nghiệp, cá nhân khai thác khoáng sản phải chịu đang chiếm bao nhiêu doanh thu và thuế thu nhập của họ. Nếu tăng lên theo đề xuất mới thì sẽ chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm nữa và ảnh hưởng đến vấn đề đầu tư của họ như thế nào?
Biểu thuế tài nguyên của ta so với các nước trong khu vực và thế giới như thế nào cũng là nội dung ông Lưu muốn có câu trả lời trước khi đưa ra quyết định.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, mức đề xuất tăng thuế được tính trên căn cứ doanh số, chi phí, giá thị trường của 3 năm 2010 - 2012 để đảm bảo sao cho doanh nghiệp vẫn còn lợi nhuận hợp lý.
"Nếu so sánh về tỷ lệ thì thuế tài nguyên của Việt Nam chỉ bằng 75-80% khu vực, nếu so Úc thì mới bằng 90% còn với Chilê hay với các nước trong TPP mà Việt Nam đang đàm phán thì vẫn thấp hơn", ông Tuấn quả quyết.
Ở phiên chất vấn, con số quá nửa trong tổng số 957 giấy phép khai thác, thăm dò khoáng sản được ra đời không đúng thẩm quyền và không đủ điều kiện theo quy định đã đặt ra câu hỏi nhức nhối về tiêu cực, tham nhũng. Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nói có hay không phải hỏi địa phương, ông không thể nói không hay là có.
Thế nhưng, ngay cả câu hỏi dễ hơn rất nhiều là công khai các sai phạm ở từng tỉnh, Bộ trưởng cũng vẫn “nợ”.
Nhưng dù sao, đó cũng chỉ dừng ở phạm vi “đối nội”.
Với phiên thảo luận nhằm ban hành nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 928 ngày 19/4/2010 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên sáng 21/8 thì sức ép liên quan đến đối ngoại đã xuất hiện từ khá sớm.
Ngay từ đầu tháng tám, kiến nghị của tập đoàn Besra Gold Inc. (Úc) tới Bộ Tài chính nhằm phản đối kế hoạch tăng thuế suất tài nguyên đối với vàng đã được công bố trên báo chí.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách (cơ quan thẩm tra dự thảo nghị quyết), ông Phùng Quốc Hiển cho biết đã nhận được kiến nghị không chỉ của một số địa phương, của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam mà của cả các đại sứ quán Úc, New Zealand, Canada kiến nghị không nên tăng thuế một số loại tài nguyên trong thời điểm hiện nay.
Thậm chí có ý kiến còn “dọa” sẽ gây sức ép trong quá trình đàm phán gia nhập hiệp định TPP của Việt Nam.
Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh rằng, “chưa bao giờ có nhiều ý kiến trước kỳ họp Thường vụ Quốc hội như dự định chúng ta thay Nghị quyết 928”.
Ở trong nước thì UBND tỉnh Sơn La kiến nghị giữ nguyên thuế suất đối với niken vì đây là mỏ duy nhất ở Việt Nam, bây giờ mới bắt đầu khai thác chế biến.
Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng đề nghị giữ nguyên thuế suất vì cho rằng nếu tăng thuế suất lên như dự kiến thì các loại thuế, phí cho hoạt động khai thác khoáng sản sẽ chiếm từ 30 tới 50% giá bán sản phẩm, rất khó khăn đối với doanh nghiệp thực hiện chế biến sâu khoáng sản.
Phó chủ tịch cũng thông tin thêm về sự lo ngại của các đại sứ Úc, New zealand và Canada, những nước đang có doanh nghiệp đầu tư ở Việt Nam về việc tăng thuế suất tài nguyên sẽ gửi một tín hiệu mạnh tới các nhà đầu tư quốc tế rằng, cho dù Việt Nam có đưa ra các bảo đảm gì chăng nữa thì bất kỳ dự án nào được thực hiện ở đây đều có nguy cơ bị thiệt hại hoặc phải ngừng hoạt động, ngay cả khi các bên có nhiều năm quan hệ tốt đẹp và mang lại kết quả kinh doanh tốt cho cả hai bên.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đặt câu hỏi, các loại thuế, phí hiện nay những doanh nghiệp, cá nhân khai thác khoáng sản phải chịu đang chiếm bao nhiêu doanh thu và thuế thu nhập của họ. Nếu tăng lên theo đề xuất mới thì sẽ chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm nữa và ảnh hưởng đến vấn đề đầu tư của họ như thế nào?
Biểu thuế tài nguyên của ta so với các nước trong khu vực và thế giới như thế nào cũng là nội dung ông Lưu muốn có câu trả lời trước khi đưa ra quyết định.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, mức đề xuất tăng thuế được tính trên căn cứ doanh số, chi phí, giá thị trường của 3 năm 2010 - 2012 để đảm bảo sao cho doanh nghiệp vẫn còn lợi nhuận hợp lý.
"Nếu so sánh về tỷ lệ thì thuế tài nguyên của Việt Nam chỉ bằng 75-80% khu vực, nếu so Úc thì mới bằng 90% còn với Chilê hay với các nước trong TPP mà Việt Nam đang đàm phán thì vẫn thấp hơn", ông Tuấn quả quyết.
Những thông tin liên quan tới các doanh nghiệp cụ thể được ông Tuấn đưa ra cũng rất đáng chú ý.
Cụ thể, với Phước Sơn theo số liệu do chính doanh nghiệp báo cáo thì năm 2012 cũng lãi 20,7 tỷ đồng nên dù có tăng thuế cũng chỉ giảm lãi chứ không ảnh hưởng đến đầu tư và lỗ.
Tuy nhiên, vị lãnh đạo ngành tài chính cho hay, ở cả Bồng Miêu và Phước Sơn đều có dấu hiệu chuyển lỗ rất lớn. Bởi giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới nhưng họ không bán trong nước mà xuất khẩu 100%. Và Bộ Tài chính đã phát hiện giá của người trả và giá của người nhận chênh nhau.Còn giám định chất lượng để xác định khi xuất khẩu thì hai công ty này lại thuê một doanh nghiệp không có chức năng giám định để giám định.
"Chúng tôi đã đấu tranh thẳng thắn với doanh nghiệp và đang truy thu là 315 tỷ đồng", ông Tuấn nói.
"Doanh nghiệp nhà nước năm vừa rồi cũng có hiện tượng chuyển giá hơn 200 tỷ, chúng tôi đã kiểm tra, sau đó họ tự khắc phục", Thứ trưởng Tuấn thông tin thêm.
Chưa đủ để thuyết phục được tất cả các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, song dường như những thông tin ông Tuấn cung cấp thêm cũng khiến cho Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện vững tin hơn với lập luận của mình.
Rằng, từ quản lý nhà nước yếu kém cho nên việc khai thác tài nguyên, bán tài nguyên khoáng sản rất ồ ạt, lợi ích của quốc gia rất ít được nhìn đến mà chủ yếu là nhìn vào lợi ích của từng xã, từng huyện, từng tỉnh.
Nhất trí cao với tờ trình của Chính phủ, đặc biệt là phần nói thêm của Thứ trưởng Tuấn, ông Hiện đề nghị không phải nhà nghèo có cái gì cứ đem bán được thì bán mà phải tăng cường quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô.
Chủ nhiệm Hiện cũng cho rằng, do không phải lĩnh vực khuyến khích đầu tư nên nếu doanh nghiệp khai khoáng thấy khó khăn quá, lỗ quá thì thôi.
Nói như thế tại sao không nói trước, bây giờ mời người ta vào làm ăn rồi thì mới nói, Chủ tịch Quốc hội ngay lập tức có ý kiến trở lại. Và, cuộc tranh luận vẫn tiếp tục kéo dài, với quan điểm xuyên suốt là quản lý, khai thác tài nguyên phải đảm bảo hài hòa lợi ích của cả nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, với sự đánh giá tác động của Chính phủ được cho là chưa đầy đủ và thuyết phục, giải thích thêm của lãnh đạo Bộ Tài chính cũng chưa thể yên tâm, doanh nghiệp liên tục “kêu cứu” còn cử tri và đại biểu không ngừng bức xúc vì hệ lụy xấu và sai phạm chưa được xử lý… thì việc nhấn nút quyết định quả là sức ép lớn đối với ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nhưng, áp lực sẽ giảm bớt đáng kể nếu thông tin đầy đủ hơn, minh bạch hơn, để không phải đến sát giờ quyết định, các vị được trao quyền quyết định vẫn phải hỏi, đôi khi chỉ để biết thêm thông tin.
Cụ thể, với Phước Sơn theo số liệu do chính doanh nghiệp báo cáo thì năm 2012 cũng lãi 20,7 tỷ đồng nên dù có tăng thuế cũng chỉ giảm lãi chứ không ảnh hưởng đến đầu tư và lỗ.
Tuy nhiên, vị lãnh đạo ngành tài chính cho hay, ở cả Bồng Miêu và Phước Sơn đều có dấu hiệu chuyển lỗ rất lớn. Bởi giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới nhưng họ không bán trong nước mà xuất khẩu 100%. Và Bộ Tài chính đã phát hiện giá của người trả và giá của người nhận chênh nhau.Còn giám định chất lượng để xác định khi xuất khẩu thì hai công ty này lại thuê một doanh nghiệp không có chức năng giám định để giám định.
"Chúng tôi đã đấu tranh thẳng thắn với doanh nghiệp và đang truy thu là 315 tỷ đồng", ông Tuấn nói.
"Doanh nghiệp nhà nước năm vừa rồi cũng có hiện tượng chuyển giá hơn 200 tỷ, chúng tôi đã kiểm tra, sau đó họ tự khắc phục", Thứ trưởng Tuấn thông tin thêm.
Chưa đủ để thuyết phục được tất cả các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, song dường như những thông tin ông Tuấn cung cấp thêm cũng khiến cho Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện vững tin hơn với lập luận của mình.
Rằng, từ quản lý nhà nước yếu kém cho nên việc khai thác tài nguyên, bán tài nguyên khoáng sản rất ồ ạt, lợi ích của quốc gia rất ít được nhìn đến mà chủ yếu là nhìn vào lợi ích của từng xã, từng huyện, từng tỉnh.
Nhất trí cao với tờ trình của Chính phủ, đặc biệt là phần nói thêm của Thứ trưởng Tuấn, ông Hiện đề nghị không phải nhà nghèo có cái gì cứ đem bán được thì bán mà phải tăng cường quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô.
Chủ nhiệm Hiện cũng cho rằng, do không phải lĩnh vực khuyến khích đầu tư nên nếu doanh nghiệp khai khoáng thấy khó khăn quá, lỗ quá thì thôi.
Nói như thế tại sao không nói trước, bây giờ mời người ta vào làm ăn rồi thì mới nói, Chủ tịch Quốc hội ngay lập tức có ý kiến trở lại. Và, cuộc tranh luận vẫn tiếp tục kéo dài, với quan điểm xuyên suốt là quản lý, khai thác tài nguyên phải đảm bảo hài hòa lợi ích của cả nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, với sự đánh giá tác động của Chính phủ được cho là chưa đầy đủ và thuyết phục, giải thích thêm của lãnh đạo Bộ Tài chính cũng chưa thể yên tâm, doanh nghiệp liên tục “kêu cứu” còn cử tri và đại biểu không ngừng bức xúc vì hệ lụy xấu và sai phạm chưa được xử lý… thì việc nhấn nút quyết định quả là sức ép lớn đối với ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nhưng, áp lực sẽ giảm bớt đáng kể nếu thông tin đầy đủ hơn, minh bạch hơn, để không phải đến sát giờ quyết định, các vị được trao quyền quyết định vẫn phải hỏi, đôi khi chỉ để biết thêm thông tin.