Tăng tốc xuất khẩu thủy sản
Bộ Công Thương dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản sẽ tăng cao, có thể đạt mức trung bình khoảng 400 triệu USD/tháng
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên nhận định, nếu phát huy được những lợi thế xuất khẩu, làm tốt công tác thị trường thì xuất khẩu mặt hàng thủy sản có thể đóng góp thêm 1,75 tỷ USD trong 4 tháng cuối năm, nâng tổng kim ngạch của cả năm 2009 lên tới 4,4 tỷ USD.
Hiện nay, Việt Nam đang có lợi thế cả về sản lượng và chất lượng thủy sản. Sản lượng khai thác thủy sản trong 7 tháng đầu năm 2009 đạt 1,2 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành đang phấn đấu đạt sản lượng khai thác cả năm 2009 đạt khoảng 2 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2008.
Về chất lượng, thủy sản Việt Nam ngày càng đáp ứng được những tiêu chuẩn và yêu cầu khắt khe hơn từ các thị trường nhập khẩu. Bộ Y tế và tiêu dùng Tây Ban Nha đã ra thông báo trong đó nhấn mạnh sản phẩm cá tra, cá basa xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu.
Thị trường Tây Ban Nha hiện đang tiêu thụ cá tra và cá basa Việt Nam nhiều nhất trong số các nước EU với lượng nhập khẩu mỗi năm ước tính khoảng 40.000 tấn. Thông thường, cao điểm xuất khẩu của ngành thủy sản là những tháng cuối năm do cầu của thị trường thế giới tăng nên Bộ Công Thương dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản sẽ tăng cao, có thể đạt mức trung bình khoảng 400 triệu USD/tháng.
Một lợi thế lớn nữa là Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) đã chính thức có hiệu lực thi hành sau khi được Quốc hội hai nước chính thức phê chuẩn vào tháng 6/2009. Theo đó, từ ngày 1/10/2009, ít nhất 86% hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi về thuế khi xuất khẩu vào thị trường này, trong đó, các mặt hàng tôm sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1 - 2% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, đồng thời, các mặt hàng chế biến từ tôm cũng được giảm mức thuế nhập khẩu.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên, những lợi thế trên chỉ có thể phát huy mạnh mẽ và mang lại hiệu quả cao khi chúng ta đẩy mạnh khai thác những thị trường tiềm năng. Chẳng hạn, Nhật Bản đang trở thành đối tác nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam. Những sản phẩm thủy hải sản chủ yếu xuất sang thị trường này bao gồm các loại cá tra, basa, cá hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá ngừ hun khói, mực, bạch tuộc, ghẹ.
Điểm đáng lưu ý là các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần tìm hiểu kỹ các quy định trong Hiệp định VJEPA để có thể tận dụng tối đa những lợi thế về ưu đãi thuế quan nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này trong thời gian tới. Dự báo, lượng nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản tăng từ tháng 9 đến 12/2009, giá nhập khẩu sẽ tăng ở một số mặt hàng do hạn chế nguồn cung như cá ngừ, các hồi, surimi, ghẹ, bạch tuộc và một số mặt hàng sẽ giữ giá như tôm đông lạnh, mực ống.
Thị phần thủy sản của Việt Nam đang tăng dần lên tại thị trường Hoa Kỳ. Các sản phẩm đang được nhập khẩu mạnh vào thị trường này gồm tôm, cá rô phi, cua, cá da trơn, nghêu. Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu của thị trường Hoa Kỳ đối với cá da trơn Pangasius fillet đông lạnh (cá tra, basa) của Việt Nam tăng mạnh.Thời điểm này cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam khi nhu cầu nhập khẩu tôm vào thị trường Hoa Kỳ đang tiếp tục tăng mạnh mà nguồn cung của hầu hết các nước cung cấp chính đều giảm mạnh (trừ Ấn Độ).
Hàn Quốc cũng đang là một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản chính của Việt Nam với mức tiêu thụ trung bình khoảng 7.300 tấn tôm mỗi năm. Đây là thị trường còn rất giàu tiềm năng đối với ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Bộ Công Thương cũng nhận định rằng thị trường Nga vốn có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm thủy hải sản, nhưng cân đối nhu cầu thì thủy sản giữ vai trò chủ đạo, năm 2008 chiếm tới hơn 77% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam vào thị trường này. Thị trường Trung Đông được Bộ Công Thương và các chuyên gia trong ngành thủy sản đánh giá là rất tiềm năng của thủy sản Việt Nam. Cộng đồng người Hồi giáo hiện vào khoảng 1,8 tỷ người, chiếm 25% dân số toàn cầu -đây là cộng đồng có tốc độ tăng trưởng dân số nhanh nhất thế giới, với tỷ lệ gần 3%/năm, trong khi tỷ lệ tăng trưởng trung bình trên thế giới chỉ hơn 2%.
Vì vậy, thủy sản dành cho người Hồi giáo hứa hẹn là một kênh thị trường hấp dẫn mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể tận dụng để khai thác và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Bộ Công Thương đã đề ra một số giải pháp để tăng tốc xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn cuối năm. Theo đó, các doanh nghiệp cần tích cực tiếp cận với các kỳ hội chợ thương mại sắp diễn ra tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, EU... để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác mới. Đồng thời, cần tăng cường liên hệ với các đối tác tại các thị trường lớn trước những ngày lễ tết trong các tháng cuối năm để đàm phán hợp đồng và chuẩn bị tốt nguồn cung.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú trọng hơn nữa đến việc thiết lập, củng cố quan hệ đối tác, cải tiến để đáp ứng quy định mới của Hoa Kỳ về an toàn vệ sinh đối với mặt hàng thủy sản.
Hiện nay, Việt Nam đang có lợi thế cả về sản lượng và chất lượng thủy sản. Sản lượng khai thác thủy sản trong 7 tháng đầu năm 2009 đạt 1,2 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành đang phấn đấu đạt sản lượng khai thác cả năm 2009 đạt khoảng 2 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2008.
Về chất lượng, thủy sản Việt Nam ngày càng đáp ứng được những tiêu chuẩn và yêu cầu khắt khe hơn từ các thị trường nhập khẩu. Bộ Y tế và tiêu dùng Tây Ban Nha đã ra thông báo trong đó nhấn mạnh sản phẩm cá tra, cá basa xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu.
Thị trường Tây Ban Nha hiện đang tiêu thụ cá tra và cá basa Việt Nam nhiều nhất trong số các nước EU với lượng nhập khẩu mỗi năm ước tính khoảng 40.000 tấn. Thông thường, cao điểm xuất khẩu của ngành thủy sản là những tháng cuối năm do cầu của thị trường thế giới tăng nên Bộ Công Thương dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản sẽ tăng cao, có thể đạt mức trung bình khoảng 400 triệu USD/tháng.
Một lợi thế lớn nữa là Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) đã chính thức có hiệu lực thi hành sau khi được Quốc hội hai nước chính thức phê chuẩn vào tháng 6/2009. Theo đó, từ ngày 1/10/2009, ít nhất 86% hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi về thuế khi xuất khẩu vào thị trường này, trong đó, các mặt hàng tôm sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1 - 2% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, đồng thời, các mặt hàng chế biến từ tôm cũng được giảm mức thuế nhập khẩu.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên, những lợi thế trên chỉ có thể phát huy mạnh mẽ và mang lại hiệu quả cao khi chúng ta đẩy mạnh khai thác những thị trường tiềm năng. Chẳng hạn, Nhật Bản đang trở thành đối tác nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam. Những sản phẩm thủy hải sản chủ yếu xuất sang thị trường này bao gồm các loại cá tra, basa, cá hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá ngừ hun khói, mực, bạch tuộc, ghẹ.
Điểm đáng lưu ý là các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần tìm hiểu kỹ các quy định trong Hiệp định VJEPA để có thể tận dụng tối đa những lợi thế về ưu đãi thuế quan nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này trong thời gian tới. Dự báo, lượng nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản tăng từ tháng 9 đến 12/2009, giá nhập khẩu sẽ tăng ở một số mặt hàng do hạn chế nguồn cung như cá ngừ, các hồi, surimi, ghẹ, bạch tuộc và một số mặt hàng sẽ giữ giá như tôm đông lạnh, mực ống.
Thị phần thủy sản của Việt Nam đang tăng dần lên tại thị trường Hoa Kỳ. Các sản phẩm đang được nhập khẩu mạnh vào thị trường này gồm tôm, cá rô phi, cua, cá da trơn, nghêu. Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu của thị trường Hoa Kỳ đối với cá da trơn Pangasius fillet đông lạnh (cá tra, basa) của Việt Nam tăng mạnh.Thời điểm này cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam khi nhu cầu nhập khẩu tôm vào thị trường Hoa Kỳ đang tiếp tục tăng mạnh mà nguồn cung của hầu hết các nước cung cấp chính đều giảm mạnh (trừ Ấn Độ).
Hàn Quốc cũng đang là một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản chính của Việt Nam với mức tiêu thụ trung bình khoảng 7.300 tấn tôm mỗi năm. Đây là thị trường còn rất giàu tiềm năng đối với ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Bộ Công Thương cũng nhận định rằng thị trường Nga vốn có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm thủy hải sản, nhưng cân đối nhu cầu thì thủy sản giữ vai trò chủ đạo, năm 2008 chiếm tới hơn 77% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam vào thị trường này. Thị trường Trung Đông được Bộ Công Thương và các chuyên gia trong ngành thủy sản đánh giá là rất tiềm năng của thủy sản Việt Nam. Cộng đồng người Hồi giáo hiện vào khoảng 1,8 tỷ người, chiếm 25% dân số toàn cầu -đây là cộng đồng có tốc độ tăng trưởng dân số nhanh nhất thế giới, với tỷ lệ gần 3%/năm, trong khi tỷ lệ tăng trưởng trung bình trên thế giới chỉ hơn 2%.
Vì vậy, thủy sản dành cho người Hồi giáo hứa hẹn là một kênh thị trường hấp dẫn mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể tận dụng để khai thác và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Bộ Công Thương đã đề ra một số giải pháp để tăng tốc xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn cuối năm. Theo đó, các doanh nghiệp cần tích cực tiếp cận với các kỳ hội chợ thương mại sắp diễn ra tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, EU... để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác mới. Đồng thời, cần tăng cường liên hệ với các đối tác tại các thị trường lớn trước những ngày lễ tết trong các tháng cuối năm để đàm phán hợp đồng và chuẩn bị tốt nguồn cung.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú trọng hơn nữa đến việc thiết lập, củng cố quan hệ đối tác, cải tiến để đáp ứng quy định mới của Hoa Kỳ về an toàn vệ sinh đối với mặt hàng thủy sản.