“Tay to” trên thị trường vàng đã đi đâu?
Hai tuần rồi thị trường vàng gần như vắng mặt các “tay to” tham gia giao dịch
Sau đợt sóng từ tháng 8 - 10/2012, gần đây thị trường vàng vắng dần các “tay to”, giao dịch chủ yếu là quy mô nhỏ, gắn với nhu cầu thực hơn của người dân.
Cao điểm đợt sóng trên, có trường hợp đại gia mỗi ngày mua cả nghìn lượng vàng, thậm chí vài nghìn lượng. Người trong nghề quen gọi là “tay to”. Họ hầu như có mặt trong những cơn sốt vàng trước đây.
Hai tuần sau khi mạng lưới kinh doanh vàng miếng được tổ chức lại và đi vào hoạt động, bóng dáng của những “tay to” trở nên mờ nhạt.
Ghi nhận trên có từ nắm bắt của một người có chức năng giám sát tổng thể: “Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng thì lượng giao dịch trong hai tuần qua là không lớn. Nắm bắt tình hình ở các doanh nghiệp đầu mối lớn hầu như cũng không có các giao dịch quy mô lớn để tác động đến giá. Phần lớn là các giao dịch nhỏ của người dân”.
Trước đây, kinh doanh vàng miếng gần như tự do, giao dịch thiếu giám sát chặt chẽ. Nhưng nay, việc tổ chức cấp phép, giám sát từng đầu mối cho phép nhà điều hành nắm bắt thực tế thị trường sát hơn; các giao dịch được thống kê, xuất hóa đơn, tổ chức báo cáo định kỳ để thuận lợi cho khả năng nhận biết.
Còn sớm để nói rằng các “tay to” đã bỏ cuộc. Đợt rồi, giá vàng thế giới biến động không mạnh, rủi ro giá xuống bộc lộ trong khi biên lợi nhuận khó đoán và không hấp dẫn như các đợt leo thang trước đây. Mặt khác, khi hệ thống giao dịch đã có tổ chức và giám sát chặt hơn, một sự đột biến nào đó dễ thu hút ngay sự chú ý của thị trường và cơ quan quản lý… Có thể họ tạm nằm im, chờ thời?
Còn về lâu dài, theo đánh giá của người giám sát trên, thị trường vàng miếng dần đi vào khuôn khổ, yếu tố đầu cơ sẽ được hạn chế đáng kể. Một là, các “tay to” đã bị cắt bỏ đi các công cụ để thao túng hoặc gây tác động lớn; hai là, Ngân hàng Nhà nước vừa giám sát được, vừa sẵn sàng mua - bán để can thiệp.
Trước đây, các tổ chức tín dụng có huy động và cho vay bằng vàng. Nay đã bị cấm. Những gì còn lại đang bớt đi ảnh hưởng, khi các khoản vay khách hàng đã tất toán đáng kể.
Với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đánh giá rằng vẫn có lực cầu lớn, song được trải ra theo lộ trình đóng trạng thái thời gian qua cho đến 30/6/2013. Mặt khác, lực cầu này đong đếm được để chủ động xử lý.
Hướng xử lý cũng đã định hình. Ngân hàng Nhà nước sẽ tham gia mua - bán để điều tiết giá trên thị trường. Điểm mà người quan sát trên nhấn mạnh là, khi vắng dần các “tay to”, cung - cầu sẽ trở về thực hơn, gắn với chủ yếu là giao dịch của người dân. Đây là một yếu tố để nhà điều hành xem xét vào cuộc bình ổn giá khi có bất thường.
Cuối tuần này, muộn nhất là đầu tuần sau, các dự thảo về cách thức Ngân hàng Nhà nước tham gia thị trường sẽ được công bố. Có hai cách, mua bán vàng vật chất trực tiếp, hoặc thông qua đấu thầu.
Sẽ là lý tưởng nếu Ngân hàng Nhà nước tổ chức được thị trường liên ngân hàng cho giao dịch vàng; sự vào cuộc rất nhanh chóng qua đấu thầu điện tử và “bấm nút”. Song, nếu như các tổ chức tín dụng đã sẵn sàng tham gia vì hệ thống tài khoản đã kết nối cùng với các cơ chế bảo đảm an toàn, thì các doanh nghiệp kinh doanh vàng đơn thuần lại chưa có sự kết nối này.
Vì thế, dự tính thời gian đầu việc bình ổn giá sẽ thông qua đấu thầu thủ công. Quy mô các thành viên không lớn, hoạt động đấu thầu nói chung đã được Ngân hàng Nhà nước triển khai nhiều từ trước tới nay, nên cơ bản thuận lợi.
Với thực tế giá vàng trong nước so với thế giới hiện nay, hoạt động đấu thầu sắp tới đương nhiên là để bán ra, thu hẹp chênh lệch giá. Các bước bổ trợ là cơ quan này tổ chức quy trình xuất nhập khẩu vàng, mở tài khoản vàng ở nước ngoài - đã sẵn có các đầu mối truyền thống ở nước ngoài.
“Trước đây, cho nhập vài chục tấn vàng mà vẫn như muối bỏ bể. Vì Ngân hàng Nhà nước không trực tiếp làm, phải qua những cánh tay nối dài, quy mô và thời điểm bán ra khó kiểm soát, trong khi yếu tố đầu cơ vẫn là trở ngại lớn. Sắp tới, Ngân hàng Nhà nước tham gia, nắm được các công cụ trong tay để chủ động điều tiết hiệu quả hơn”, nguồn tin trên gợi mở.
Khi có sự can thiệp trên, nhiệm vụ và mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là hạn chế những biến động bất thường. Khả năng ảnh hưởng của các “tay to” như vậy sẽ bị hạn chế, tự thân họ có thể sẽ bớt mặn mà hơn với kênh vàng.
Ẩn số lúc này vẫn là thời điểm chính thức vào cuộc bình ổn giá. Đương nhiên là cần một thời gian để lấy ý kiến các dự thảo văn bản pháp lý vừa và sắp công bố, tiến tới ban hành và triển khai.
Còn theo thông tin VnEconomy tìm hiểu từ Ngân hàng Nhà nước, thông tin nhận được là họ đã sẵn sàng, ngay cả trường hợp thực hiện mua - bán vàng miếng điều tiết thị trường qua ủy thác. Và nếu thực sự họ đã sẵn sàng, trong bối cảnh Quốc hội và Chính phủ đã cùng có “lệnh”, thì vấn đề còn lại là thời gian với dự tính có thể chỉ trên dưới một tháng nữa thôi.
Cao điểm đợt sóng trên, có trường hợp đại gia mỗi ngày mua cả nghìn lượng vàng, thậm chí vài nghìn lượng. Người trong nghề quen gọi là “tay to”. Họ hầu như có mặt trong những cơn sốt vàng trước đây.
Hai tuần sau khi mạng lưới kinh doanh vàng miếng được tổ chức lại và đi vào hoạt động, bóng dáng của những “tay to” trở nên mờ nhạt.
Ghi nhận trên có từ nắm bắt của một người có chức năng giám sát tổng thể: “Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng thì lượng giao dịch trong hai tuần qua là không lớn. Nắm bắt tình hình ở các doanh nghiệp đầu mối lớn hầu như cũng không có các giao dịch quy mô lớn để tác động đến giá. Phần lớn là các giao dịch nhỏ của người dân”.
Trước đây, kinh doanh vàng miếng gần như tự do, giao dịch thiếu giám sát chặt chẽ. Nhưng nay, việc tổ chức cấp phép, giám sát từng đầu mối cho phép nhà điều hành nắm bắt thực tế thị trường sát hơn; các giao dịch được thống kê, xuất hóa đơn, tổ chức báo cáo định kỳ để thuận lợi cho khả năng nhận biết.
Còn sớm để nói rằng các “tay to” đã bỏ cuộc. Đợt rồi, giá vàng thế giới biến động không mạnh, rủi ro giá xuống bộc lộ trong khi biên lợi nhuận khó đoán và không hấp dẫn như các đợt leo thang trước đây. Mặt khác, khi hệ thống giao dịch đã có tổ chức và giám sát chặt hơn, một sự đột biến nào đó dễ thu hút ngay sự chú ý của thị trường và cơ quan quản lý… Có thể họ tạm nằm im, chờ thời?
Còn về lâu dài, theo đánh giá của người giám sát trên, thị trường vàng miếng dần đi vào khuôn khổ, yếu tố đầu cơ sẽ được hạn chế đáng kể. Một là, các “tay to” đã bị cắt bỏ đi các công cụ để thao túng hoặc gây tác động lớn; hai là, Ngân hàng Nhà nước vừa giám sát được, vừa sẵn sàng mua - bán để can thiệp.
Trước đây, các tổ chức tín dụng có huy động và cho vay bằng vàng. Nay đã bị cấm. Những gì còn lại đang bớt đi ảnh hưởng, khi các khoản vay khách hàng đã tất toán đáng kể.
Với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đánh giá rằng vẫn có lực cầu lớn, song được trải ra theo lộ trình đóng trạng thái thời gian qua cho đến 30/6/2013. Mặt khác, lực cầu này đong đếm được để chủ động xử lý.
Hướng xử lý cũng đã định hình. Ngân hàng Nhà nước sẽ tham gia mua - bán để điều tiết giá trên thị trường. Điểm mà người quan sát trên nhấn mạnh là, khi vắng dần các “tay to”, cung - cầu sẽ trở về thực hơn, gắn với chủ yếu là giao dịch của người dân. Đây là một yếu tố để nhà điều hành xem xét vào cuộc bình ổn giá khi có bất thường.
Cuối tuần này, muộn nhất là đầu tuần sau, các dự thảo về cách thức Ngân hàng Nhà nước tham gia thị trường sẽ được công bố. Có hai cách, mua bán vàng vật chất trực tiếp, hoặc thông qua đấu thầu.
Sẽ là lý tưởng nếu Ngân hàng Nhà nước tổ chức được thị trường liên ngân hàng cho giao dịch vàng; sự vào cuộc rất nhanh chóng qua đấu thầu điện tử và “bấm nút”. Song, nếu như các tổ chức tín dụng đã sẵn sàng tham gia vì hệ thống tài khoản đã kết nối cùng với các cơ chế bảo đảm an toàn, thì các doanh nghiệp kinh doanh vàng đơn thuần lại chưa có sự kết nối này.
Vì thế, dự tính thời gian đầu việc bình ổn giá sẽ thông qua đấu thầu thủ công. Quy mô các thành viên không lớn, hoạt động đấu thầu nói chung đã được Ngân hàng Nhà nước triển khai nhiều từ trước tới nay, nên cơ bản thuận lợi.
Với thực tế giá vàng trong nước so với thế giới hiện nay, hoạt động đấu thầu sắp tới đương nhiên là để bán ra, thu hẹp chênh lệch giá. Các bước bổ trợ là cơ quan này tổ chức quy trình xuất nhập khẩu vàng, mở tài khoản vàng ở nước ngoài - đã sẵn có các đầu mối truyền thống ở nước ngoài.
“Trước đây, cho nhập vài chục tấn vàng mà vẫn như muối bỏ bể. Vì Ngân hàng Nhà nước không trực tiếp làm, phải qua những cánh tay nối dài, quy mô và thời điểm bán ra khó kiểm soát, trong khi yếu tố đầu cơ vẫn là trở ngại lớn. Sắp tới, Ngân hàng Nhà nước tham gia, nắm được các công cụ trong tay để chủ động điều tiết hiệu quả hơn”, nguồn tin trên gợi mở.
Khi có sự can thiệp trên, nhiệm vụ và mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là hạn chế những biến động bất thường. Khả năng ảnh hưởng của các “tay to” như vậy sẽ bị hạn chế, tự thân họ có thể sẽ bớt mặn mà hơn với kênh vàng.
Ẩn số lúc này vẫn là thời điểm chính thức vào cuộc bình ổn giá. Đương nhiên là cần một thời gian để lấy ý kiến các dự thảo văn bản pháp lý vừa và sắp công bố, tiến tới ban hành và triển khai.
Còn theo thông tin VnEconomy tìm hiểu từ Ngân hàng Nhà nước, thông tin nhận được là họ đã sẵn sàng, ngay cả trường hợp thực hiện mua - bán vàng miếng điều tiết thị trường qua ủy thác. Và nếu thực sự họ đã sẵn sàng, trong bối cảnh Quốc hội và Chính phủ đã cùng có “lệnh”, thì vấn đề còn lại là thời gian với dự tính có thể chỉ trên dưới một tháng nữa thôi.