Chính phủ sắp ra quyết định bình ổn giá vàng
Đã có dự thảo để chính thức trao công cụ cho Ngân hàng Nhà nước vào cuộc điều tiết giá
Hôm nay (24/1), bản dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước đã được công bố, chuẩn bị cho kế hoạch bình ổn giá vàng.
Như đề cập ở bài viết mới đây, sau khi có Nghị định 24, có nghị quyết chỉ đạo của Chính phủ, bước còn lại là Thủ tướng Chính phủ có quyết định chính thức, tạo cơ sở pháp lý để Ngân hàng Nhà nước vào cuộc thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới.
Sau quyết định trên, Ngân hàng Nhà nước sẽ có hai thông tư cụ thể, hiện đã xong dự thảo, để hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế. Các điều kiện kỹ thuật khác, theo nguồn tin của VnEconomy, cũng đã được chuẩn bị sẵn sàng.
Theo dự thảo quyết định trên, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện mua, bán vàng miếng với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có thiết lập quan hệ mua bán với mình. Căn cứ mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, cơ quan này mua, bán vàng miếng để can thiệp, bình ổn thị trường vàng trong nước và được sử dụng tiền cung ứng để mua vàng miếng bổ sung vào dự trữ ngoại hối nhà nước.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định giá mua, giá bán vàng miếng trên thị trường trong nước; quyết định phương án can thiệp thị trường. Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện mở tài khoản, mua vàng ở nước ngoài để nhập khẩu vàng nguyên liệu bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước khi thực hiện bán vàng miếng.
Dự thảo trên cũng xác định Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo an toàn dự trữ ngoại hối nhà nước thông qua việc tuân thủ, cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước khi thực hiện mua, bán vàng miếng.
Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án mua, bán vàng miếng để can thiệp thị trường vàng tối thiểu bao gồm các nội dung sau: thời điểm mua, bán; khối lượng vàng miếng mua, bán; cách thức thực hiện mua, bán; hình thức mua, bán; đối tượng thực hiện mua, bán; các mức giá mua, bán cụ thể phù hợp với từng cách thức thực hiện.
Về cách thức thực hiện, Ngân hàng Nhà nước lựa chọn và quyết định cụ thể việc mua, bán vàng miếng trong từng lần giao dịch theo một trong các cách thức trực tiếp hoặc thông qua đấu thầu.
Hiện Ngân hàng Nhà nước đang tổ chức lấy ý kiến dự thảo trên, cũng như sắp công bố dự thảo các thông tư triển khai trong một vài ngày tới.
Như đề cập ở bài viết mới đây, sau khi có Nghị định 24, có nghị quyết chỉ đạo của Chính phủ, bước còn lại là Thủ tướng Chính phủ có quyết định chính thức, tạo cơ sở pháp lý để Ngân hàng Nhà nước vào cuộc thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới.
Sau quyết định trên, Ngân hàng Nhà nước sẽ có hai thông tư cụ thể, hiện đã xong dự thảo, để hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế. Các điều kiện kỹ thuật khác, theo nguồn tin của VnEconomy, cũng đã được chuẩn bị sẵn sàng.
Theo dự thảo quyết định trên, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện mua, bán vàng miếng với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có thiết lập quan hệ mua bán với mình. Căn cứ mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, cơ quan này mua, bán vàng miếng để can thiệp, bình ổn thị trường vàng trong nước và được sử dụng tiền cung ứng để mua vàng miếng bổ sung vào dự trữ ngoại hối nhà nước.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định giá mua, giá bán vàng miếng trên thị trường trong nước; quyết định phương án can thiệp thị trường. Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện mở tài khoản, mua vàng ở nước ngoài để nhập khẩu vàng nguyên liệu bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước khi thực hiện bán vàng miếng.
Dự thảo trên cũng xác định Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo an toàn dự trữ ngoại hối nhà nước thông qua việc tuân thủ, cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước khi thực hiện mua, bán vàng miếng.
Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án mua, bán vàng miếng để can thiệp thị trường vàng tối thiểu bao gồm các nội dung sau: thời điểm mua, bán; khối lượng vàng miếng mua, bán; cách thức thực hiện mua, bán; hình thức mua, bán; đối tượng thực hiện mua, bán; các mức giá mua, bán cụ thể phù hợp với từng cách thức thực hiện.
Về cách thức thực hiện, Ngân hàng Nhà nước lựa chọn và quyết định cụ thể việc mua, bán vàng miếng trong từng lần giao dịch theo một trong các cách thức trực tiếp hoặc thông qua đấu thầu.
Hiện Ngân hàng Nhà nước đang tổ chức lấy ý kiến dự thảo trên, cũng như sắp công bố dự thảo các thông tư triển khai trong một vài ngày tới.