Tết này, bánh kẹo nội "lên ngôi"?
Nhiều doanh nghiệp bánh kẹo trong nước tăng lượng hàng hóa phục vụ tết Canh Dần
Tết Nguyên đán đang tới gần, thị trường hàng tiêu dùng Hà Nội đang ngày càng nóng hơn, đặc biệt là đối với các mặt hàng phục vụ Tết thiết yếu như rượu bia, bánh kẹo.
Nét nổi bật của thị trường bánh kẹo năm nay là người tiêu dùng trong nước lo ngại về chất lượng hàng ngoại, đặc biệt là hàng Trung Quốc, nên đây được xem là cơ hội lớn để bánh kẹo trong nước “soán ngôi”.
Hàng ngoại vẫn tràn lan
Tại chợ Đồng Xuân và các phố chuyên bán bánh kẹo như Hàng Buồm, Hàng Giầy, Nguyễn Siêu, Mã Mây... các loại bánh kẹo chất lượng không đảm bảo, không rõ nguồn gốc xuất xứ và có thể gây nguy hại đến sức khoẻ người tiêu dùng vẫn được bày bán tràn lan với giá rẻ, chiếm tới 80–85% là hàng Trung Quốc.
Cá biệt, nhiều loại bánh kẹo đã bị chảy nước hoặc hư hỏng do quá trình vận chuyển vẫn được bày bán công khai. Những loại bánh kẹo này có giá rẻ hơn nhiều so với các loại bánh kẹo trong nước sản xuất hoặc nhập khẩu chính ngạch.
Cụ thể, kẹo cân có giá từ 30.000-70.000 đồng/kg, kẹo có nhân chocolate hoặc được bọc bên ngoài có giá từ 100.000-120.000 đồng/kg.
Theo các chủ cửa hàng bánh kẹo tại đây, do giá đường tăng cao, từ 21.000-22.000 đồng/kg, nha làm nguyên liệu chính sản xuất kẹo tăng 20% so với tháng 11/2009, dầu thực vật cũng tăng 20% nên đã đẩy giá bánh kẹo tăng từ 5-10% so với tháng trước. Mặc dù giá tăng nhưng sức mua vẫn khá lớn, tăng khoảng 30% so với những tháng cuối năm 2009 và chủ yếu tập trung vào những khách hàng mua buôn đến từ các tỉnh ngoài Hà Nội.
Ngoài khách từ các tỉnh về nhập hàng, chị Nguyễn Thị Thoa, chủ cửa hàng bánh kẹo chợ Đồng Xuân còn cho biết, một số chủ cửa hàng kinh doanh bánh kẹo nhỏ lẻ tại Hà Nội cũng nhập một lượng lớn hàng không tem nhãn này về nhằm làm giỏ quà biếu Tết, bán cho người tiêu dùng với giá khá mềm, chỉ từ 150.000-200.000 đồng/giỏ.
Ở một số điểm bán bánh kẹo tại chợ Đồng Xuân, Hàng Buồm, Hàng Giầy, Nguyễn Siêu, Mã Mây... bánh kẹo dù được trưng bày trên các quầy kệ mang nhãn mác ngoại, rực rỡ, sang trọng, nhưng chỉ có vỏ hộp nhập ngoại, còn ruột bên trong không rõ nguồn gốc sản xuất, để đánh vào tâm lý sính hàng ngoại của người mua. Phổ biến là tình trạng bán các loại sản phẩm vỏ hộp mang mác ngoại với nhãn hiệu Dbent, Danson, Classic, Red Rose... nhưng bên trong là các loại bánh không rõ nguồn gốc.
Do mẫu mã vỏ hộp sang trọng và bắt mắt, nắp hộp lại được dán bằng loại tem tự in nên nếu chưa dùng qua các sản phẩm này hoặc đã dùng nhưng không chú ý thì khách hàng dễ dàng “bị lừa”.
Hàng nội lên ngôi?
Sau hàng loạt vụ việc các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc gây hại đến sức khoẻ con người, từ đồ trang sức trẻ em, máy MP4 sản xuất tại Thượng Hải có bức xạ quá cao đến việc trứng gà giả chứa độc tố và gần đây nhất là việc đồ chơi Trung Quốc chứa cadmium, người tiêu dùng trong nước lo ngại về chất lượng nên có xu hướng tránh dùng hàng ngoại, đặc biệt là hàng Trung Quốc.
Hiện nay, các doanh nghiệp bánh kẹo lớn như Kinh Đô, Hải Hà, Vinabico, Bibica, SNFood đều dự trữ hàng và đưa ra sản phẩm mới nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng dịp Tết sắp tới.
Đại diện hãng Kinh Đô cho biết, hãng sẽ đưa ra thị trường khoảng 30 triệu hộp bánh kẹo các loại phục vụ trong dịp Tết, tăng khoảng 15% so với Tết năm 2009. Đặc biệt, Kinh Đô còn tập trung khai thác dòng sản phẩm cao cấp với khoảng 1,5 triệu hộp, tăng 50% so với cùng kì năm ngoái.
Công ty Vinabico cũng đưa ra hai dòng sản phẩm bánh mứt Tết, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Theo đại diện Bibica, tết này là cơ hội để sản phẩm của họ cạnh tranh với hàng ngoại nhập, vì thế Bibica dự kiến sẽ tung ra thị trường khoảng 4.500 tấn bánh kẹo các loại, tăng 20% so với cùng kỳ 2009, tập trung ở 150 chủng loại như bánh qui sữa, bánh Nutri–Bis Light, Hura Light, bột ngũ cốc Netsure Light, kẹo Gello, mứt Hi–Spring...
Chủ cửa hàng bánh kẹo 75 Tô Hiến Thành cho biết, người tiêu dùng trong nước đang có xu hướng giảm chi tiêu, thắt chặt hầu bao nên hàng trong nước được tiêu thụ khá mạnh, đặc biệt là của các hãng uy tín, chất lượng đảm bảo. Hàng ngoại chỉ chiếm khoảng 20% đến 25% lượng tiêu thụ do có giá cao hơn.
Nét nổi bật của thị trường bánh kẹo năm nay là người tiêu dùng trong nước lo ngại về chất lượng hàng ngoại, đặc biệt là hàng Trung Quốc, nên đây được xem là cơ hội lớn để bánh kẹo trong nước “soán ngôi”.
Hàng ngoại vẫn tràn lan
Tại chợ Đồng Xuân và các phố chuyên bán bánh kẹo như Hàng Buồm, Hàng Giầy, Nguyễn Siêu, Mã Mây... các loại bánh kẹo chất lượng không đảm bảo, không rõ nguồn gốc xuất xứ và có thể gây nguy hại đến sức khoẻ người tiêu dùng vẫn được bày bán tràn lan với giá rẻ, chiếm tới 80–85% là hàng Trung Quốc.
Cá biệt, nhiều loại bánh kẹo đã bị chảy nước hoặc hư hỏng do quá trình vận chuyển vẫn được bày bán công khai. Những loại bánh kẹo này có giá rẻ hơn nhiều so với các loại bánh kẹo trong nước sản xuất hoặc nhập khẩu chính ngạch.
Cụ thể, kẹo cân có giá từ 30.000-70.000 đồng/kg, kẹo có nhân chocolate hoặc được bọc bên ngoài có giá từ 100.000-120.000 đồng/kg.
Theo các chủ cửa hàng bánh kẹo tại đây, do giá đường tăng cao, từ 21.000-22.000 đồng/kg, nha làm nguyên liệu chính sản xuất kẹo tăng 20% so với tháng 11/2009, dầu thực vật cũng tăng 20% nên đã đẩy giá bánh kẹo tăng từ 5-10% so với tháng trước. Mặc dù giá tăng nhưng sức mua vẫn khá lớn, tăng khoảng 30% so với những tháng cuối năm 2009 và chủ yếu tập trung vào những khách hàng mua buôn đến từ các tỉnh ngoài Hà Nội.
Ngoài khách từ các tỉnh về nhập hàng, chị Nguyễn Thị Thoa, chủ cửa hàng bánh kẹo chợ Đồng Xuân còn cho biết, một số chủ cửa hàng kinh doanh bánh kẹo nhỏ lẻ tại Hà Nội cũng nhập một lượng lớn hàng không tem nhãn này về nhằm làm giỏ quà biếu Tết, bán cho người tiêu dùng với giá khá mềm, chỉ từ 150.000-200.000 đồng/giỏ.
Ở một số điểm bán bánh kẹo tại chợ Đồng Xuân, Hàng Buồm, Hàng Giầy, Nguyễn Siêu, Mã Mây... bánh kẹo dù được trưng bày trên các quầy kệ mang nhãn mác ngoại, rực rỡ, sang trọng, nhưng chỉ có vỏ hộp nhập ngoại, còn ruột bên trong không rõ nguồn gốc sản xuất, để đánh vào tâm lý sính hàng ngoại của người mua. Phổ biến là tình trạng bán các loại sản phẩm vỏ hộp mang mác ngoại với nhãn hiệu Dbent, Danson, Classic, Red Rose... nhưng bên trong là các loại bánh không rõ nguồn gốc.
Do mẫu mã vỏ hộp sang trọng và bắt mắt, nắp hộp lại được dán bằng loại tem tự in nên nếu chưa dùng qua các sản phẩm này hoặc đã dùng nhưng không chú ý thì khách hàng dễ dàng “bị lừa”.
Hàng nội lên ngôi?
Sau hàng loạt vụ việc các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc gây hại đến sức khoẻ con người, từ đồ trang sức trẻ em, máy MP4 sản xuất tại Thượng Hải có bức xạ quá cao đến việc trứng gà giả chứa độc tố và gần đây nhất là việc đồ chơi Trung Quốc chứa cadmium, người tiêu dùng trong nước lo ngại về chất lượng nên có xu hướng tránh dùng hàng ngoại, đặc biệt là hàng Trung Quốc.
Hiện nay, các doanh nghiệp bánh kẹo lớn như Kinh Đô, Hải Hà, Vinabico, Bibica, SNFood đều dự trữ hàng và đưa ra sản phẩm mới nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng dịp Tết sắp tới.
Đại diện hãng Kinh Đô cho biết, hãng sẽ đưa ra thị trường khoảng 30 triệu hộp bánh kẹo các loại phục vụ trong dịp Tết, tăng khoảng 15% so với Tết năm 2009. Đặc biệt, Kinh Đô còn tập trung khai thác dòng sản phẩm cao cấp với khoảng 1,5 triệu hộp, tăng 50% so với cùng kì năm ngoái.
Công ty Vinabico cũng đưa ra hai dòng sản phẩm bánh mứt Tết, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Theo đại diện Bibica, tết này là cơ hội để sản phẩm của họ cạnh tranh với hàng ngoại nhập, vì thế Bibica dự kiến sẽ tung ra thị trường khoảng 4.500 tấn bánh kẹo các loại, tăng 20% so với cùng kỳ 2009, tập trung ở 150 chủng loại như bánh qui sữa, bánh Nutri–Bis Light, Hura Light, bột ngũ cốc Netsure Light, kẹo Gello, mứt Hi–Spring...
Chủ cửa hàng bánh kẹo 75 Tô Hiến Thành cho biết, người tiêu dùng trong nước đang có xu hướng giảm chi tiêu, thắt chặt hầu bao nên hàng trong nước được tiêu thụ khá mạnh, đặc biệt là của các hãng uy tín, chất lượng đảm bảo. Hàng ngoại chỉ chiếm khoảng 20% đến 25% lượng tiêu thụ do có giá cao hơn.