“Thái Lan sẽ không có đảo chính quân sự”
Theo Thủ tướng Yingluck, kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy đảo chính không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào
Theo hãng tin Bloomberg, Thủ tướng tạm quyền của Thái Lan Yingluck Shinawatra hôm 11/12 nói rằng, những cuộc biểu tình hiện nay sẽ không dẫn tới việc quân đội nước này tiến hành một cuộc đảo chính.
"Tôi không nghĩ rằng quân đội sẽ làm như thế một lần nữa", bà Yingluck tuyên bố. Theo bà, kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy đảo chính không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào. Trước đó, vào năm 2006, quân đội đã tiến hành một cuộc đảo chính và lật đổ chính quyền của Thủ tướng Thaksin Shinawatra, anh trai của bà Yingluck.
Cuộc đảo chính năm 2006 đã gây ra những bất ổn chính trị và các cuộc biểu tình đường phố, trong đó có cả bạo loạn những năm sau đó tại nước này. Kể từ khi Thái Lan chính thức thiết lập nền quân chủ lập hiến vào năm 1932 cho tới nay, quốc gia Đông Nam Á này đã chứng kiến tới 18 cuộc đảo chính thực sự hoặc nỗ lực đảo chính.
Tuyên bố trên của bà Yingluck được đưa ra giữa lúc người biểu tình đang kêu gọi quân đội giúp họ lật đổ chính phủ hiện nay. Quân đội Thái Lan tới nay vẫn tránh can thiệp vào cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này ngoài việc điều phái một số binh sỹ không mang vũ khí tới giúp bảo vệ cho những tòa nhà chính phủ ở thủ đô Bangkok.
Thủ lĩnh phe biểu tình Suthep Thaugsuban nhiều lần hối thúc quân đội nắm quyền kiểm soát các tòa nhà chính phủ thay vì cảnh sát, lực lượng thân cận với ông Thaksin. Theo báo chí Thái Lan, Tư lệnh quân đội Prayuth Chan-ocha đã gặp ông Suthep tại một căn cứ quân sự nhưng phát ngôn viên phe chống đối phủ nhận thông tin trên.
Hôm 11/12, đứng trước những người biểu tình bên ngoài tòa nhà chính phủ, cựu Phó thủ tướng Suthep tuyên bố, "tôi yêu cầu cảnh sát bắt bà Yingluck về tội phản quốc vì đã không đáp ứng các mệnh lệnh của chúng ta". Ông đề nghị cảnh sát quay về doanh trại, và giao nhiệm vụ giữ gìn an ninh tại các cơ quan chính phủ cho quân đội.
Tuy nhiên, người phát ngôn của Trung tâm Quản lý hòa bình và trật tự khẳng định rằng, lực lượng cảnh sát Thái Lan vẫn làm việc như bình thường. Theo lời người phát ngôn này, người biểu tình không có quyền ra lệnh.
Trước đó, hôm 10/12, tờ Nation cho biết, 22 học giả thuộc Hội đồng Bảo vệ dân chủ ra tuyên bố, nói Ủy ban Cải cách dân chủ nhân dân của ông Suthep hành động chẳng khác gì âm mưu đảo chính, có thể gây nội chiến. Tuyên bố nói, đề xuất của ủy ban về việc lập hội đồng nhân dân và quốc vương bổ nhiệm thủ tướng là trái hiến pháp.
Trong một diễn biến khác, phong trào "Áo đỏ", lực lượng đa số trung thành với cựu Thủ tướng Thaksin, hôm 11/12 tuyên bố ủng hộ bầu cử sắp tới ở nước này, đồng thời cảnh báo các yêu sách từ các cuộc biểu tình của phe đối lập nhằm cản trở nền dân chủ của đất nước, có nguy cơ hình thành nên một "chế độ độc tài chuyên chế".
Thủ lĩnh Phong trào "Áo đỏ" Nattawut Saikuea cho biết trong cuộc họp báo hôm 11/12, "nếu lựa chọn phe ông Suthep Thaugsuban, bạn đã chọn chế độ độc tài chuyên chế. Nếu bạn không chấp nhận những gì ông Suthep đã làm, hãy đi bỏ phiếu. Đó không chỉ là sứ mệnh của riêng phong trào Áo đỏ mà của tất cả nhân dân Thái Lan".
"Tôi không nghĩ rằng quân đội sẽ làm như thế một lần nữa", bà Yingluck tuyên bố. Theo bà, kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy đảo chính không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào. Trước đó, vào năm 2006, quân đội đã tiến hành một cuộc đảo chính và lật đổ chính quyền của Thủ tướng Thaksin Shinawatra, anh trai của bà Yingluck.
Cuộc đảo chính năm 2006 đã gây ra những bất ổn chính trị và các cuộc biểu tình đường phố, trong đó có cả bạo loạn những năm sau đó tại nước này. Kể từ khi Thái Lan chính thức thiết lập nền quân chủ lập hiến vào năm 1932 cho tới nay, quốc gia Đông Nam Á này đã chứng kiến tới 18 cuộc đảo chính thực sự hoặc nỗ lực đảo chính.
Tuyên bố trên của bà Yingluck được đưa ra giữa lúc người biểu tình đang kêu gọi quân đội giúp họ lật đổ chính phủ hiện nay. Quân đội Thái Lan tới nay vẫn tránh can thiệp vào cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này ngoài việc điều phái một số binh sỹ không mang vũ khí tới giúp bảo vệ cho những tòa nhà chính phủ ở thủ đô Bangkok.
Thủ lĩnh phe biểu tình Suthep Thaugsuban nhiều lần hối thúc quân đội nắm quyền kiểm soát các tòa nhà chính phủ thay vì cảnh sát, lực lượng thân cận với ông Thaksin. Theo báo chí Thái Lan, Tư lệnh quân đội Prayuth Chan-ocha đã gặp ông Suthep tại một căn cứ quân sự nhưng phát ngôn viên phe chống đối phủ nhận thông tin trên.
Hôm 11/12, đứng trước những người biểu tình bên ngoài tòa nhà chính phủ, cựu Phó thủ tướng Suthep tuyên bố, "tôi yêu cầu cảnh sát bắt bà Yingluck về tội phản quốc vì đã không đáp ứng các mệnh lệnh của chúng ta". Ông đề nghị cảnh sát quay về doanh trại, và giao nhiệm vụ giữ gìn an ninh tại các cơ quan chính phủ cho quân đội.
Tuy nhiên, người phát ngôn của Trung tâm Quản lý hòa bình và trật tự khẳng định rằng, lực lượng cảnh sát Thái Lan vẫn làm việc như bình thường. Theo lời người phát ngôn này, người biểu tình không có quyền ra lệnh.
Trước đó, hôm 10/12, tờ Nation cho biết, 22 học giả thuộc Hội đồng Bảo vệ dân chủ ra tuyên bố, nói Ủy ban Cải cách dân chủ nhân dân của ông Suthep hành động chẳng khác gì âm mưu đảo chính, có thể gây nội chiến. Tuyên bố nói, đề xuất của ủy ban về việc lập hội đồng nhân dân và quốc vương bổ nhiệm thủ tướng là trái hiến pháp.
Trong một diễn biến khác, phong trào "Áo đỏ", lực lượng đa số trung thành với cựu Thủ tướng Thaksin, hôm 11/12 tuyên bố ủng hộ bầu cử sắp tới ở nước này, đồng thời cảnh báo các yêu sách từ các cuộc biểu tình của phe đối lập nhằm cản trở nền dân chủ của đất nước, có nguy cơ hình thành nên một "chế độ độc tài chuyên chế".
Thủ lĩnh Phong trào "Áo đỏ" Nattawut Saikuea cho biết trong cuộc họp báo hôm 11/12, "nếu lựa chọn phe ông Suthep Thaugsuban, bạn đã chọn chế độ độc tài chuyên chế. Nếu bạn không chấp nhận những gì ông Suthep đã làm, hãy đi bỏ phiếu. Đó không chỉ là sứ mệnh của riêng phong trào Áo đỏ mà của tất cả nhân dân Thái Lan".