“Tham nhũng vẫn là thách thức lớn với Đảng”
Trong một số người thiếu tu dưỡng, rèn luyện quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân có cả một số cán bộ cao cấp
Đại đa số cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ, giữ vững phẩm chất, đạo đức, không tham nhũng, không tiêu cực, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng… là nhận định được đưa ra ở báo cáo các nội dung chất vấn tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội của Thanh tra Chính phủ.
Đã không có bất cứ con số nào được sử dụng ở phần “về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng”, một trong ba nội dung lớn tại báo cáo này. Dù, không ít câu chữ mang tính khẳng định đã xuất hiện.
Theo Thanh tra Chính phủ, đến nay, công tác phòng chống tham nhũng đã có bước tiến tích cực. Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện đồng bộ, nhất là việc công khai, minh bạch hoạt động của bộ máy nhà nước, cải cách hành chính, quản lý, sử dụng tài sản công. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã từng bước được kiềm chế.
Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, công tác phòng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu. Tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội; là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, báo cáo viết tiếp.
Nêu một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình trên, báo cáo cho rằng, một số cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chưa quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng chống tham nhũng. Nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi bị buông lỏng.
Đặc biệt, theo Thanh tra Chính phủ, “một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, trong đó có những người giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân”.
Bên cạnh yếu tố con người, Thanh tra Chính phủ cũng nói đến những sơ hở trong thể chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội, với sự chưa minh bạch, chưa xóa bỏ được cơ chế "xin, cho", là điều kiện dung dưỡng và làm nảy sinh tham nhũng, nhất là trên lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, đầu tư xây dựng, quản lý vốn, tài sản Nhà nước, tổ chức cán bộ, tín dụng, ngân hàng...
Nhiều quy định của Luật Phòng chống tham nhũng và các văn bản dưới luật khi triển khai trong thực tiễn đã bộc lộ hạn chế như việc kê khai tài sản, thu nhập còn hình thức; xử lý trách nhiệm người đứng đầu còn vướng mắc, chưa nghiêm; chuyển đổi vị trí công tác thiếu tính khả thi; trách nhiệm giải trình của người có chức vụ, quyền hạn chưa rõ ràng; công khai minh bạch còn hình thức, đối phó...
Phần phương hướng và giải pháp phòng chống tham nhũng trong thời gian tới, dù không đưa ra mốc thời gian, song cơ quan thực hiện báo cáo thể hiện sự kiên quyết, kiên trì thực hiện bằng được mục tiêu: "Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính".
Các cấp ủy đảng, cán bộ chủ chốt, nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải đi đầu, làm trước và phải thật sự gương mẫu để cấp dưới và nhân dân noi theo, báo cáo viết.
Trong các nhóm giải pháp được nhấn mạnh là cần chú trọng thực hiện, được đề cập đầu tiên là đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng chống tham nhũng, nhấn mạnh sự tự phê bình và phê bình, sự gương mẫu của cấp trên, của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trước hết là cán bộ cao cấp ở Trung ương và người đứng đầu các ngành, các cấp, các đơn vị.
Ở giải pháp xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực, báo cáo thể hiện quyết tâm xóa bỏ cơ chế "xin, cho", trong đó chú trọng các lĩnh vực về đầu tư xây dựng, quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tín dụng - ngân hàng, quản lý tài chính, tài sản công, tổ chức cán bộ, quản lý doanh nghiệp nhà nước....
Chú trọng cải cách thực chất chế độ tiền lương; thực hiện chính sách tiền lương, đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức và trong một số lĩnh vực đặc thù, nhất là lĩnh vực phòng chống tham nhũng cũng nằm trong nhóm các giải pháp được nêu tại báo cáo.
Báo cáo cũng nêu giải pháp tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, không để tình trạng thông tin sai sự thật, tạo dư luận không đúng về tình hình và những nỗ lực phòng chống tham nhũng của Việt Nam.
Đã không có bất cứ con số nào được sử dụng ở phần “về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng”, một trong ba nội dung lớn tại báo cáo này. Dù, không ít câu chữ mang tính khẳng định đã xuất hiện.
Theo Thanh tra Chính phủ, đến nay, công tác phòng chống tham nhũng đã có bước tiến tích cực. Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện đồng bộ, nhất là việc công khai, minh bạch hoạt động của bộ máy nhà nước, cải cách hành chính, quản lý, sử dụng tài sản công. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã từng bước được kiềm chế.
Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, công tác phòng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu. Tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội; là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, báo cáo viết tiếp.
Nêu một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình trên, báo cáo cho rằng, một số cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chưa quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng chống tham nhũng. Nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi bị buông lỏng.
Đặc biệt, theo Thanh tra Chính phủ, “một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, trong đó có những người giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân”.
Bên cạnh yếu tố con người, Thanh tra Chính phủ cũng nói đến những sơ hở trong thể chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội, với sự chưa minh bạch, chưa xóa bỏ được cơ chế "xin, cho", là điều kiện dung dưỡng và làm nảy sinh tham nhũng, nhất là trên lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, đầu tư xây dựng, quản lý vốn, tài sản Nhà nước, tổ chức cán bộ, tín dụng, ngân hàng...
Nhiều quy định của Luật Phòng chống tham nhũng và các văn bản dưới luật khi triển khai trong thực tiễn đã bộc lộ hạn chế như việc kê khai tài sản, thu nhập còn hình thức; xử lý trách nhiệm người đứng đầu còn vướng mắc, chưa nghiêm; chuyển đổi vị trí công tác thiếu tính khả thi; trách nhiệm giải trình của người có chức vụ, quyền hạn chưa rõ ràng; công khai minh bạch còn hình thức, đối phó...
Phần phương hướng và giải pháp phòng chống tham nhũng trong thời gian tới, dù không đưa ra mốc thời gian, song cơ quan thực hiện báo cáo thể hiện sự kiên quyết, kiên trì thực hiện bằng được mục tiêu: "Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính".
Các cấp ủy đảng, cán bộ chủ chốt, nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải đi đầu, làm trước và phải thật sự gương mẫu để cấp dưới và nhân dân noi theo, báo cáo viết.
Trong các nhóm giải pháp được nhấn mạnh là cần chú trọng thực hiện, được đề cập đầu tiên là đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng chống tham nhũng, nhấn mạnh sự tự phê bình và phê bình, sự gương mẫu của cấp trên, của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trước hết là cán bộ cao cấp ở Trung ương và người đứng đầu các ngành, các cấp, các đơn vị.
Ở giải pháp xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực, báo cáo thể hiện quyết tâm xóa bỏ cơ chế "xin, cho", trong đó chú trọng các lĩnh vực về đầu tư xây dựng, quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tín dụng - ngân hàng, quản lý tài chính, tài sản công, tổ chức cán bộ, quản lý doanh nghiệp nhà nước....
Chú trọng cải cách thực chất chế độ tiền lương; thực hiện chính sách tiền lương, đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức và trong một số lĩnh vực đặc thù, nhất là lĩnh vực phòng chống tham nhũng cũng nằm trong nhóm các giải pháp được nêu tại báo cáo.
Báo cáo cũng nêu giải pháp tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, không để tình trạng thông tin sai sự thật, tạo dư luận không đúng về tình hình và những nỗ lực phòng chống tham nhũng của Việt Nam.