Tham tán thương mại với phát triển thị trường
Một số ý kiến tiêu biểu của các chuyên gia và nhà quản lý xung quanh vấn đề phát triển thị trường ngoài nước
Việc xác định những định hướng và nội dung cơ bản của công tác thị trường ngoài nước được nhìn nhận có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất.
Vì vậy, công tác thị trường ngoài nước thực sự trở thành nhiệm vụ chung của toàn ngành công thương, trong đó, hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài và đội ngũ tham tán thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng giúp cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển thị trường hàng hoá của Việt Nam ra thế giới.
Chúng tôi xin giới thiệu một số ý kiến tiêu biểu của các chuyên gia và nhà quản lý xung quanh vấn đề này
Định hướng rõ thị trường ngoài nước
(Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương)
"Theo kế hoạch, năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá phải đạt 59,3 tỷ USD, tăng 22% so với mức thực hiện năm 2007. Đồng thời, để đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở mức 8,5 - 9% và cao hơn, dự kiến nhập khẩu trong năm 2008 cũng tiếp tục ở mức cao, tối thiểu cũng là 76 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2007. Trên cơ sở này, Bộ Công Thương đã vạch ra những định hướng chính trong công tác thị trường ngoài nước như sau.
Một, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường, góp phần đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có tiềm năng phát triển.
Hai, xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư và phát triển sản phẩm phù hợp với quy định của WTO thay cho các biện pháp hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu đã sử dụng trước khi gia nhập WTO.
Ba, tiếp tục tạo khung pháp lý tương thích với luật pháp quốc tế trong quan hệ kinh tế quốc tế, phát hiện và xử lý kịp thời các trở ngại, rào cản thương mại nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
Bốn, đẩy nhanh công tác xây dựng và triển khai các đề án, thoả thuận hợp tác phát triển công nghiệp – thương mại, trong đó chú trọng triển khai một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững như đề án phát triển quan hệ Việt Nam - EU, quy hoạch 5 năm phát triển kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc, triển khai đề án phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Lào, Campuchia, Liên bang Nga; tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của các Trung tâm thương mại đã có ở New York và Dubai để rút kinh nghiệm cho việc xây dựng kế hoạch mở thêm các trung tâm mới và hoàn thiện cơ chế hoạt động.
Năm, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế quốc tế và thương mại, các Hiệp hội ngành hàng và các diễn đàn doanh nghiệp.
Sáu, đổi mới công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát và đánh giá đối với hoạt động của thương vụ theo hướng chuyên nghiệp hoá và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.
Nhiệm vụ trọng tâm của các tham tán trong năm 2008 và giai đoạn tới là đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường; kết hợp xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư và hợp tác công nghiệp, vận động các đối tác nước ngoài tham gia phát triển công nghiệp phụ trợ, sản xuất nguyên liệu thay thế nhập khẩu và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh đó, các tham tán cũng phải chủ động phối hợp với trong nước phát hiện nhu cầu hàng hoá, khả năng thu hút đầu tư từ bên ngoài và triển khai đầu tư từ trong nước trên thị trường nước sở tại, đề xuất với Bộ cơ chế, chính sách phù hợp với pháp luật của ta và của địa bàn nước ngoài phục vụ phát triển sản xuất và xuất khẩu.
Bộ Công Thương cũng yêu cầu các tham tán tích cực tham gia vào công tác hoạch định chính sách thương mại với nước sở tại, đề xuất các giải pháp đối với từng thị trường (trước hết là các thị trường nhập khẩu chính để giảm nhập siêu); tham gia vào công tác hội nhập của bộ và của ngành theo hướng chủ động nắm bắt lộ trình hội nhập vào từng khu vực thị trường, từng ngành hàng cụ thể nhằm phát huy tối đa những cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, trước hết là đối tượng doanh nghiệp, hạn chế những thách thức đặt ra trong việc mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ; vận động giới doanh nghiệp kiều bào Việt Nam tham gia hợp tác mở rộng thị trường xuất khẩu hàng Việt Nam, xúc tiến đầu tư, chuyển giao công nghệ..."
Đa dạng hoá hàng xuất khẩu
(Ông Vũ Văn Trung, Tham tán thương mại tại Nhật Bản)
"Nếu năm 2008, chúng ta làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm xuất khẩu thì mặt hàng này sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng xuất khẩu. Với thị trường Nhật Bản trong năm 2008, chúng ta sẽ phát triển theo hai hướng: củng cố những mặt hàng đã có (đặc biệt là khắc phục yếu kém của hàng thuỷ sản) và phát triển những mặt hàng mới.
Ở đây, chúng ta phải nghĩ đến chuyện chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của ta vào Nhật vì lâu nay chúng ta vẫn nói rằng giữa Việt Nam và Nhật Bản là hai nền kinh tế bổ sung cho nhau, xuất khẩu nhập khẩu hài hoà, nhưng thực sự hiện nay đã đến độ nếu chúng ta không thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu thì chúng ta không thể tăng mạnh và không tăng trưởng bền vững và càng không tăng trưởng đột biến vào thị trường Nhật Bản.
Điểm quan trọng bậc nhất là Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan, các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp phải lưu ý mở rộng cơ cấu mặt hàng (đa dạng hoá sản phẩm) xuất khẩu vào Nhật Bản thì chúng ta không thể có tăng trưởng xuất khẩu.
Hiện nay, Nhật Bản đã chuyển giao sản xuất ra nước ngoài nên phải nhập khẩu trở lại Nhật Bản rất nhiều mặt hàng, kể cả những mặt hàng trước kia có truyền thống sản xuất trong nước thì nay cũng đã chuyển ra nước ngoài. Đây là một cơ hội rất tốt cho chúng ta chuyển dịch cơ cấu. Vì vậy, các doanh nghiệp bên cạnh việc khắc phục yếu kém, nâng sức cạnh tranh thì phải chú tâm đến việc xuất khẩu những mặt hàng mới để chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu.
Hiệp hội và doanh nghiệp cần thông tin thị trường
(Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Việt Nam)
Trong năm 2007, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về sản lượng, nhưng về trị giá lại đứng thứ 4. Tất nhiên nguyên nhân là do nhiều khâu và để giải quyết được vấn đề này không phải là đơn giản.
Việc Bộ Công Thương tổ chức những cuộc gặp gỡ hàng năm giữa các Tham tán Thương mại Việt Nam tại nước ngoài với các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hết sức cần thiết và mang lại hiệu quả thiết thực. Theo nhìn nhận của chúng tôi thì thời gian qua, các Tham tán làm việc rất có hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong việc phát hiện và mở rộng cơ cấu thị trường xuất khẩu.
Một yêu cầu của Hiệp hội Cà phê đối với các Tham tán là cung cấp những thông tin về chính sách, xu hướng tiêu dùng tại nước sở tại và đưa ra dự báo theo từng mùa vụ cụ thể, về giá bán, khả năng nhập khẩu, yêu cầu về chất lượng cà phê nhập khẩu, đồng thời thông tin về những nước trồng và xuất khẩu cà phê khác đang có sản phẩm xuất khẩu vào nước sở tại... để cho các doanh nghiệp trong nước định hướng sản xuất và xuất khẩu một cách phù hợp nhất.
Trên cơ sở những thông tin tiếp nhận được, các doanh nghiệp trong nước có thể chủ động đưa ra những biện pháp ứng phó kịp thời, tận dụng tốt nhất mọi cơ hội và phòng tránh được nguy cơ xuất khẩu ồ ạt nhưng lại không được giá. Chúng tôi cũng đề nghị Cục Xúc tiến thương mại tổ chức các khoá đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho các Tham tán thương mại.
Dựa vào những bài học kinh nghiệm
(Ông Ngô Văn Thoan, Tham tán thương mại tại Hoa Kỳ)
Qua công tác của Thương vụ trong năm 2007, chúng tôi rút ra một số bài học làm cơ sở để đề ra các biện pháp cho năm 2008.
Thứ nhất, cần phải duy trì sự quan tâm, thu hút sự chú ý của doanh nghiệp và người tiêu dùng tại thị trường Hoa Kỳ qua các hoạt động quảng bá, tuyên truyền và các hoạt động ngoại giao ở cấp cao. Đây là bài học mà trong năm 2007 chúng ta đã làm rất tốt góp phần quảng bá cho sản phẩm của Việt Nam, tạo ra một hình ảnh nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Thứ hai, hỗ trợ và phát huy vai trò của doanh nghiệp trong nước. Phải nói trong năm 2007, doanh nghiệp Việt Nam tham gia rất tích cực vào việc thâm nhập thị trường, tìm kiếm đối tác, nhanh chóng nắm bắt cơ hội và nâng cao được kim ngạch xuất khẩu khi các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ chuyển hướng tìm nguồn cung cấp hàng hoá.
Thứ ba, xung đột và xử lý xung đột thương mại. Từ năm 2004 đến nay, Việt Nam và Hoa Kỳ đã xuất hiện 3 lần xung đột thương mại (kiện bán phá giá tôm, cá tra, cá basa; vụ giám sát hàng dệt may và vụ bán phá giá sản phẩm lò xo không bọc). Và cho đến nay vẫn còn lời đồn đại khả năng Hoa Kỳ sẽ kiện Việt Nam bán phá giá đồ gỗ nội thất phòng ngủ. Chúng tôi cho rằng thị trường Hoa Kỳ mang tính đặc thù nên những xung đột có thể luôn thường trực.
Với những nỗ lực rất lớn của các cơ quan chức năng, Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp tuy kinh nghiệm xử lý xung đột thương mại của chúng ta chưa nhiều nhưng những thiệt hại vừa qua cho thấy đã hạn chế được mức tối đa giảm kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào Hoa Kỳ, kể cả những nhóm hàng trong diện kiện vẫn tăng.
Hiện nay, tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng cao nhất thế giới so với những nước xuất khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ. Xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ đang đứng thứ 31 (năm 2006) chúng ta đứng thứ 34), chiếm tỷ trọng nhập khẩu vào Hoa Kỳ là 0,56% trong năm 2007.
Còn về giải pháp đối với công tác thị trường và phát triển sản phẩm, trước mắt, chúng ta tập trung triển khai Hiệp định TIFA và hoàn thiện cơ chế để chúng ta tiếp cận được với chương trình GSP. Thứ hai là về giải pháp tổ chức và cơ chế điều hành, tăng cường hoạt động của cơ quan Thương vụ. Trước mắt, từ nay đến năm 2009 nên mở thêm ở 2 địa điểm tại California và Texas, đến 2010 thì thêm 2 địa điểm tại Cieto và Chicago.
Tuy nhiên, việc mở chi nhánh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là những định chế về ngoại giao đối đẳng vì không phải chúng ta muốn mở chi nhánh thương vụ chỗ nào cũng được mà còn phụ thuộc vào việc phải mở cơ quan lãnh sự thì mới mở được cơ quan thương vụ.
Trong khi đó, nhiệm vụ xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp thì không thể chờ đợi được, do vậy, giải pháp mà chúng tôi đưa ra là hiện nay trên mô hình Cục Xúc tiến thương mại đã có một trung tâm xúc tiến thương mại tại New York (nhưng Chính phủ vẫn chưa hoàn thiện cơ chế, mới là chương trình thí điểm), nếu chúng ta hoàn thiện và tiếp tục phát triển mô hình này thì vừa đáp ứng được yêu cầu trước mắt, vừa tăng cường được hoạt động xúc tiến thương mại ở các địa phương.
Để nâng cao năng lực cho thương vụ thì cần thiết phải thuê thêm nhân lực địa phương. Với khối lượng công việc ngày càng nhiều và tính chất công việc ngày càng phức tạp, chúng tôi đề nghị Bộ Công Thương xem xét cho phép thương vụ tại Hoa Kỳ thuê ít nhất một cán bộ người là địa phương thường xuyên giúp tham tán nội dung công việc mà cán bộ Việt Nam không thể thực hiện có hiệu quả như quan hệ với cơ quan Chính phủ, Quốc hội, thu thập thông tin ngoài luồng, tổ chức vận động hành lang, tư vấn và sắp xếp các cuộc gặp đặc biệt.
Ngoài ra, do đặc thù và quy mô của địa bàn, việc tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho việc xử lý xung đột thương mại hiện nay rất cần thiết. Bài học về xử lý xung đột thương mại thời gian qua cho chúng ta thấy nếu không có luật sư nước sở tại thì không có đủ tư cách pháp lý cũng như chuyên môn để tham gia tranh tụng hoặc vận động hành lang."
Ngành ngoại giao sẽ tiếp tục hỗ trợ đắc lực
(Ông Vũ Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao)
"Chưa bao giờ ngành ngoại giao hoạt động thuận lợi như hiện nay, từ chỗ chúng ta phải tìm các đối tác để gặp thì ngày nay bất kỳ một cuộc thăm và làm việc của đồng chí lãnh đạo nào chúng ta cũng phải hết sức vất vả để thu xếp các cuộc tiếp xúc của lãnh đạo.
Có thể nói chúng ta đã được một thành quả đáng tự hào vì có thể đáp ứng được tới 70% nhu cầu của các đối tác nước ngoài. Tất cả những thuận lợi đó nếu ở vào thời điểm 10 năm trước đây là không thể có, nhưng ngày nay tất cả đều có thể có và đang diễn ra từng ngày. Như vậy, vận hội và cơ hội của Việt Nam lúc này rất lớn. Vấn đề còn lại là chúng ta tận dụng được vận hội và các cơ hội đó như thế nào để giữ được đà phát triển.
Với chủ trương chúng ta sẵn sàng là đối tác tin cậy của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga... và tất cả các nước trên thế giới thì đây là một chiến lược lớn và chúng ta hoàn toàn có đủ điều kiện thực hiện điều đó. Tất nhiên, đa dạng hoá, đa phương hoá luôn luôn phải là kim chỉ nam của các hoạt động thương mại bởi nhờ đó mà chúng ta có được vị thế như hiện nay.
Các cơ quan thương vụ ở nước ngoài hiện nay đang hoạt động theo Pháp lệnh về Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Cùng với quá trình hội nhập của chúng ta, thông qua cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, càng ngày càng có nhiều đại diện của các bộ, ngành tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã chỉ đạo càng ngày càng phải tăng cường vai trò điều phối và chỉ đạo của các đại sứ nhằm góp phần tích cực và hiệu quả trong hoạt động của các thương vụ đối với công việc chung của các cơ quan đại diện. Bộ Ngoại giao sẵn sàng xem xét đề nghị của Bộ Công Thương về việc cấp hàm cấp ngoại giao cho các tham tán thương mại cũng như cho các bộ phận khác nằm trong một cân đối chung giữa các bộ, ngành ngay trong quý 1/2008.
Về mặt ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế, tôi có hai ý kiến như sau. Thứ nhất, phát triển kinh tế là trung tâm của cả nước nên nhiệm vụ phục vụ phát triển kinh tế của ngành ngoại giao nói chung và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nói riêng cũng rất nặng nề. Chúng tôi nhận thấy rằng cái dư địa của kinh tế đối ngoại quá lớn so với lực lượng của chúng ta. Một đồng chí tham tán, thậm chí 4 đồng chí tham tán cũng làm không xuể.
Thứ hai, về vấn đề một số thương vụ đề xuất có con dấu riêng thì tôi cho rằng không thể làm như vậy, cần phải xác định rõ điều mấu chốt của vấn đề là chúng ta phải kết hợp, xâu chuỗi với nhau như thế nào để cho hoạt động của từng bộ phận đạt được kết quả cao nhất."
Cần xác định rõ chức năng của từng bộ phận
(Ông Đào Ngọc Chương, Tham tán Thương mại tại Trung Quốc)
"Để hỗ trợ cho công tác phát triển thị trường ngoài nước của Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc được tốt hơn, chúng tôi kiến nghị Nhà nước khẩn trương chỉ đạo các bộ, ngành liên quan thoả thuận và ký kết Hiệp định Kiểm dịch động thực vật để phục vụ cho xuất khẩu rau quả, nông sản; sớm hoàn tất công tác soạn thảo quy hoạch 5 năm phát triển kinh tế thương mại Việt- Trung nhằm triển khai có hiệu quả Hiệp định về phát triển sâu rộng quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt - Trung; hoàn thiện hệ thống giao thông để kết nối với hệ thống giao thông tương ứng của Trung Quốc; tiến hành sớm kỳ họp lần thứ 6 Uỷ ban hỗn hợp kinh tế thương mại Chính phủ 2 nước nhằm giải quyết các vấn đề chủ yếu trong quan hệ hợp tác kinh tế thương mại như vấn đề nhập siêu quá lớn, quản lý chất lượng vệ sinh an toàn hàng hoá xuất nhập khẩu...
Các thương vụ không chỉ làm công tác xúc tiến thương mại mà còn phải đảm trách cả xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch. Đây vốn là công việc hàng ngày của chúng tôi nhưng giữa 3 cơ quan xúc tiến này ở trong nước cần phải phối hợp với nhau chặt chẽ hơn, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ quan Thương vụ hoạt động hiệu quả hơn.
Về nhiệm vụ của Thương vụ trong tình hình mới yêu cầu phải có sự phối hợp triển khai cùng với Bộ Ngoại giao trong khi thương vụ lại nằm trong sự điều hành, quản lý của Bộ Công Thương để giúp gắn kết sản xuất với thị trường, thị trường trong nước với thị trường quốc tế và khu vực.
Vì vậy, sắp tới đây, chúng ta sẽ xây dựng dự thảo luật về cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng như một số văn bản kèm theo, chúng tôi đề nghị phải làm rõ chức năng của cơ quan chuyên trách và chức năng của cơ quan phối hợp hay nói cách khác chúng ta phải tách bạch những công tác, nhiệm vụ chính giữa ngoại giao kinh tế và thương vụ để có sự phân công lẫn nhau và phối hợp thực hiện cho tốt, cho sâu, chứ không chồng chéo bởi vì bên ngoại giao đang có sự hỗ trợ rất tốt về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ.
Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ hỗ trợ ấy không phải là chuyên sâu mà các tham tán thương mại mới là chuyên trách. Trong khi chúng ta càng hội nhập sâu càng yêu cầu phải có công tác chuyên môn chính quy chất lượng cao. Vì vậy, cần phải làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận để có thể cùng nhau phối hợp thực hiện những mục tiêu chung đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút được đầu tư nước ngoài, tăng cường hợp tác toàn diện với các nước sở tại."
Vì vậy, công tác thị trường ngoài nước thực sự trở thành nhiệm vụ chung của toàn ngành công thương, trong đó, hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài và đội ngũ tham tán thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng giúp cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển thị trường hàng hoá của Việt Nam ra thế giới.
Chúng tôi xin giới thiệu một số ý kiến tiêu biểu của các chuyên gia và nhà quản lý xung quanh vấn đề này
Định hướng rõ thị trường ngoài nước
(Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương)
"Theo kế hoạch, năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá phải đạt 59,3 tỷ USD, tăng 22% so với mức thực hiện năm 2007. Đồng thời, để đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở mức 8,5 - 9% và cao hơn, dự kiến nhập khẩu trong năm 2008 cũng tiếp tục ở mức cao, tối thiểu cũng là 76 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2007. Trên cơ sở này, Bộ Công Thương đã vạch ra những định hướng chính trong công tác thị trường ngoài nước như sau.
Một, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường, góp phần đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có tiềm năng phát triển.
Hai, xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư và phát triển sản phẩm phù hợp với quy định của WTO thay cho các biện pháp hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu đã sử dụng trước khi gia nhập WTO.
Ba, tiếp tục tạo khung pháp lý tương thích với luật pháp quốc tế trong quan hệ kinh tế quốc tế, phát hiện và xử lý kịp thời các trở ngại, rào cản thương mại nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
Bốn, đẩy nhanh công tác xây dựng và triển khai các đề án, thoả thuận hợp tác phát triển công nghiệp – thương mại, trong đó chú trọng triển khai một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững như đề án phát triển quan hệ Việt Nam - EU, quy hoạch 5 năm phát triển kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc, triển khai đề án phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Lào, Campuchia, Liên bang Nga; tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của các Trung tâm thương mại đã có ở New York và Dubai để rút kinh nghiệm cho việc xây dựng kế hoạch mở thêm các trung tâm mới và hoàn thiện cơ chế hoạt động.
Năm, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế quốc tế và thương mại, các Hiệp hội ngành hàng và các diễn đàn doanh nghiệp.
Sáu, đổi mới công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát và đánh giá đối với hoạt động của thương vụ theo hướng chuyên nghiệp hoá và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.
Nhiệm vụ trọng tâm của các tham tán trong năm 2008 và giai đoạn tới là đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường; kết hợp xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư và hợp tác công nghiệp, vận động các đối tác nước ngoài tham gia phát triển công nghiệp phụ trợ, sản xuất nguyên liệu thay thế nhập khẩu và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh đó, các tham tán cũng phải chủ động phối hợp với trong nước phát hiện nhu cầu hàng hoá, khả năng thu hút đầu tư từ bên ngoài và triển khai đầu tư từ trong nước trên thị trường nước sở tại, đề xuất với Bộ cơ chế, chính sách phù hợp với pháp luật của ta và của địa bàn nước ngoài phục vụ phát triển sản xuất và xuất khẩu.
Bộ Công Thương cũng yêu cầu các tham tán tích cực tham gia vào công tác hoạch định chính sách thương mại với nước sở tại, đề xuất các giải pháp đối với từng thị trường (trước hết là các thị trường nhập khẩu chính để giảm nhập siêu); tham gia vào công tác hội nhập của bộ và của ngành theo hướng chủ động nắm bắt lộ trình hội nhập vào từng khu vực thị trường, từng ngành hàng cụ thể nhằm phát huy tối đa những cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, trước hết là đối tượng doanh nghiệp, hạn chế những thách thức đặt ra trong việc mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ; vận động giới doanh nghiệp kiều bào Việt Nam tham gia hợp tác mở rộng thị trường xuất khẩu hàng Việt Nam, xúc tiến đầu tư, chuyển giao công nghệ..."
Đa dạng hoá hàng xuất khẩu
(Ông Vũ Văn Trung, Tham tán thương mại tại Nhật Bản)
"Nếu năm 2008, chúng ta làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm xuất khẩu thì mặt hàng này sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng xuất khẩu. Với thị trường Nhật Bản trong năm 2008, chúng ta sẽ phát triển theo hai hướng: củng cố những mặt hàng đã có (đặc biệt là khắc phục yếu kém của hàng thuỷ sản) và phát triển những mặt hàng mới.
Ở đây, chúng ta phải nghĩ đến chuyện chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của ta vào Nhật vì lâu nay chúng ta vẫn nói rằng giữa Việt Nam và Nhật Bản là hai nền kinh tế bổ sung cho nhau, xuất khẩu nhập khẩu hài hoà, nhưng thực sự hiện nay đã đến độ nếu chúng ta không thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu thì chúng ta không thể tăng mạnh và không tăng trưởng bền vững và càng không tăng trưởng đột biến vào thị trường Nhật Bản.
Điểm quan trọng bậc nhất là Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan, các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp phải lưu ý mở rộng cơ cấu mặt hàng (đa dạng hoá sản phẩm) xuất khẩu vào Nhật Bản thì chúng ta không thể có tăng trưởng xuất khẩu.
Hiện nay, Nhật Bản đã chuyển giao sản xuất ra nước ngoài nên phải nhập khẩu trở lại Nhật Bản rất nhiều mặt hàng, kể cả những mặt hàng trước kia có truyền thống sản xuất trong nước thì nay cũng đã chuyển ra nước ngoài. Đây là một cơ hội rất tốt cho chúng ta chuyển dịch cơ cấu. Vì vậy, các doanh nghiệp bên cạnh việc khắc phục yếu kém, nâng sức cạnh tranh thì phải chú tâm đến việc xuất khẩu những mặt hàng mới để chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu.
Hiệp hội và doanh nghiệp cần thông tin thị trường
(Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Việt Nam)
Trong năm 2007, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về sản lượng, nhưng về trị giá lại đứng thứ 4. Tất nhiên nguyên nhân là do nhiều khâu và để giải quyết được vấn đề này không phải là đơn giản.
Việc Bộ Công Thương tổ chức những cuộc gặp gỡ hàng năm giữa các Tham tán Thương mại Việt Nam tại nước ngoài với các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hết sức cần thiết và mang lại hiệu quả thiết thực. Theo nhìn nhận của chúng tôi thì thời gian qua, các Tham tán làm việc rất có hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong việc phát hiện và mở rộng cơ cấu thị trường xuất khẩu.
Một yêu cầu của Hiệp hội Cà phê đối với các Tham tán là cung cấp những thông tin về chính sách, xu hướng tiêu dùng tại nước sở tại và đưa ra dự báo theo từng mùa vụ cụ thể, về giá bán, khả năng nhập khẩu, yêu cầu về chất lượng cà phê nhập khẩu, đồng thời thông tin về những nước trồng và xuất khẩu cà phê khác đang có sản phẩm xuất khẩu vào nước sở tại... để cho các doanh nghiệp trong nước định hướng sản xuất và xuất khẩu một cách phù hợp nhất.
Trên cơ sở những thông tin tiếp nhận được, các doanh nghiệp trong nước có thể chủ động đưa ra những biện pháp ứng phó kịp thời, tận dụng tốt nhất mọi cơ hội và phòng tránh được nguy cơ xuất khẩu ồ ạt nhưng lại không được giá. Chúng tôi cũng đề nghị Cục Xúc tiến thương mại tổ chức các khoá đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho các Tham tán thương mại.
Dựa vào những bài học kinh nghiệm
(Ông Ngô Văn Thoan, Tham tán thương mại tại Hoa Kỳ)
Qua công tác của Thương vụ trong năm 2007, chúng tôi rút ra một số bài học làm cơ sở để đề ra các biện pháp cho năm 2008.
Thứ nhất, cần phải duy trì sự quan tâm, thu hút sự chú ý của doanh nghiệp và người tiêu dùng tại thị trường Hoa Kỳ qua các hoạt động quảng bá, tuyên truyền và các hoạt động ngoại giao ở cấp cao. Đây là bài học mà trong năm 2007 chúng ta đã làm rất tốt góp phần quảng bá cho sản phẩm của Việt Nam, tạo ra một hình ảnh nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Thứ hai, hỗ trợ và phát huy vai trò của doanh nghiệp trong nước. Phải nói trong năm 2007, doanh nghiệp Việt Nam tham gia rất tích cực vào việc thâm nhập thị trường, tìm kiếm đối tác, nhanh chóng nắm bắt cơ hội và nâng cao được kim ngạch xuất khẩu khi các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ chuyển hướng tìm nguồn cung cấp hàng hoá.
Thứ ba, xung đột và xử lý xung đột thương mại. Từ năm 2004 đến nay, Việt Nam và Hoa Kỳ đã xuất hiện 3 lần xung đột thương mại (kiện bán phá giá tôm, cá tra, cá basa; vụ giám sát hàng dệt may và vụ bán phá giá sản phẩm lò xo không bọc). Và cho đến nay vẫn còn lời đồn đại khả năng Hoa Kỳ sẽ kiện Việt Nam bán phá giá đồ gỗ nội thất phòng ngủ. Chúng tôi cho rằng thị trường Hoa Kỳ mang tính đặc thù nên những xung đột có thể luôn thường trực.
Với những nỗ lực rất lớn của các cơ quan chức năng, Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp tuy kinh nghiệm xử lý xung đột thương mại của chúng ta chưa nhiều nhưng những thiệt hại vừa qua cho thấy đã hạn chế được mức tối đa giảm kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào Hoa Kỳ, kể cả những nhóm hàng trong diện kiện vẫn tăng.
Hiện nay, tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng cao nhất thế giới so với những nước xuất khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ. Xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ đang đứng thứ 31 (năm 2006) chúng ta đứng thứ 34), chiếm tỷ trọng nhập khẩu vào Hoa Kỳ là 0,56% trong năm 2007.
Còn về giải pháp đối với công tác thị trường và phát triển sản phẩm, trước mắt, chúng ta tập trung triển khai Hiệp định TIFA và hoàn thiện cơ chế để chúng ta tiếp cận được với chương trình GSP. Thứ hai là về giải pháp tổ chức và cơ chế điều hành, tăng cường hoạt động của cơ quan Thương vụ. Trước mắt, từ nay đến năm 2009 nên mở thêm ở 2 địa điểm tại California và Texas, đến 2010 thì thêm 2 địa điểm tại Cieto và Chicago.
Tuy nhiên, việc mở chi nhánh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là những định chế về ngoại giao đối đẳng vì không phải chúng ta muốn mở chi nhánh thương vụ chỗ nào cũng được mà còn phụ thuộc vào việc phải mở cơ quan lãnh sự thì mới mở được cơ quan thương vụ.
Trong khi đó, nhiệm vụ xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp thì không thể chờ đợi được, do vậy, giải pháp mà chúng tôi đưa ra là hiện nay trên mô hình Cục Xúc tiến thương mại đã có một trung tâm xúc tiến thương mại tại New York (nhưng Chính phủ vẫn chưa hoàn thiện cơ chế, mới là chương trình thí điểm), nếu chúng ta hoàn thiện và tiếp tục phát triển mô hình này thì vừa đáp ứng được yêu cầu trước mắt, vừa tăng cường được hoạt động xúc tiến thương mại ở các địa phương.
Để nâng cao năng lực cho thương vụ thì cần thiết phải thuê thêm nhân lực địa phương. Với khối lượng công việc ngày càng nhiều và tính chất công việc ngày càng phức tạp, chúng tôi đề nghị Bộ Công Thương xem xét cho phép thương vụ tại Hoa Kỳ thuê ít nhất một cán bộ người là địa phương thường xuyên giúp tham tán nội dung công việc mà cán bộ Việt Nam không thể thực hiện có hiệu quả như quan hệ với cơ quan Chính phủ, Quốc hội, thu thập thông tin ngoài luồng, tổ chức vận động hành lang, tư vấn và sắp xếp các cuộc gặp đặc biệt.
Ngoài ra, do đặc thù và quy mô của địa bàn, việc tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho việc xử lý xung đột thương mại hiện nay rất cần thiết. Bài học về xử lý xung đột thương mại thời gian qua cho chúng ta thấy nếu không có luật sư nước sở tại thì không có đủ tư cách pháp lý cũng như chuyên môn để tham gia tranh tụng hoặc vận động hành lang."
Ngành ngoại giao sẽ tiếp tục hỗ trợ đắc lực
(Ông Vũ Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao)
"Chưa bao giờ ngành ngoại giao hoạt động thuận lợi như hiện nay, từ chỗ chúng ta phải tìm các đối tác để gặp thì ngày nay bất kỳ một cuộc thăm và làm việc của đồng chí lãnh đạo nào chúng ta cũng phải hết sức vất vả để thu xếp các cuộc tiếp xúc của lãnh đạo.
Có thể nói chúng ta đã được một thành quả đáng tự hào vì có thể đáp ứng được tới 70% nhu cầu của các đối tác nước ngoài. Tất cả những thuận lợi đó nếu ở vào thời điểm 10 năm trước đây là không thể có, nhưng ngày nay tất cả đều có thể có và đang diễn ra từng ngày. Như vậy, vận hội và cơ hội của Việt Nam lúc này rất lớn. Vấn đề còn lại là chúng ta tận dụng được vận hội và các cơ hội đó như thế nào để giữ được đà phát triển.
Với chủ trương chúng ta sẵn sàng là đối tác tin cậy của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga... và tất cả các nước trên thế giới thì đây là một chiến lược lớn và chúng ta hoàn toàn có đủ điều kiện thực hiện điều đó. Tất nhiên, đa dạng hoá, đa phương hoá luôn luôn phải là kim chỉ nam của các hoạt động thương mại bởi nhờ đó mà chúng ta có được vị thế như hiện nay.
Các cơ quan thương vụ ở nước ngoài hiện nay đang hoạt động theo Pháp lệnh về Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Cùng với quá trình hội nhập của chúng ta, thông qua cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, càng ngày càng có nhiều đại diện của các bộ, ngành tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã chỉ đạo càng ngày càng phải tăng cường vai trò điều phối và chỉ đạo của các đại sứ nhằm góp phần tích cực và hiệu quả trong hoạt động của các thương vụ đối với công việc chung của các cơ quan đại diện. Bộ Ngoại giao sẵn sàng xem xét đề nghị của Bộ Công Thương về việc cấp hàm cấp ngoại giao cho các tham tán thương mại cũng như cho các bộ phận khác nằm trong một cân đối chung giữa các bộ, ngành ngay trong quý 1/2008.
Về mặt ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế, tôi có hai ý kiến như sau. Thứ nhất, phát triển kinh tế là trung tâm của cả nước nên nhiệm vụ phục vụ phát triển kinh tế của ngành ngoại giao nói chung và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nói riêng cũng rất nặng nề. Chúng tôi nhận thấy rằng cái dư địa của kinh tế đối ngoại quá lớn so với lực lượng của chúng ta. Một đồng chí tham tán, thậm chí 4 đồng chí tham tán cũng làm không xuể.
Thứ hai, về vấn đề một số thương vụ đề xuất có con dấu riêng thì tôi cho rằng không thể làm như vậy, cần phải xác định rõ điều mấu chốt của vấn đề là chúng ta phải kết hợp, xâu chuỗi với nhau như thế nào để cho hoạt động của từng bộ phận đạt được kết quả cao nhất."
Cần xác định rõ chức năng của từng bộ phận
(Ông Đào Ngọc Chương, Tham tán Thương mại tại Trung Quốc)
"Để hỗ trợ cho công tác phát triển thị trường ngoài nước của Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc được tốt hơn, chúng tôi kiến nghị Nhà nước khẩn trương chỉ đạo các bộ, ngành liên quan thoả thuận và ký kết Hiệp định Kiểm dịch động thực vật để phục vụ cho xuất khẩu rau quả, nông sản; sớm hoàn tất công tác soạn thảo quy hoạch 5 năm phát triển kinh tế thương mại Việt- Trung nhằm triển khai có hiệu quả Hiệp định về phát triển sâu rộng quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt - Trung; hoàn thiện hệ thống giao thông để kết nối với hệ thống giao thông tương ứng của Trung Quốc; tiến hành sớm kỳ họp lần thứ 6 Uỷ ban hỗn hợp kinh tế thương mại Chính phủ 2 nước nhằm giải quyết các vấn đề chủ yếu trong quan hệ hợp tác kinh tế thương mại như vấn đề nhập siêu quá lớn, quản lý chất lượng vệ sinh an toàn hàng hoá xuất nhập khẩu...
Các thương vụ không chỉ làm công tác xúc tiến thương mại mà còn phải đảm trách cả xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch. Đây vốn là công việc hàng ngày của chúng tôi nhưng giữa 3 cơ quan xúc tiến này ở trong nước cần phải phối hợp với nhau chặt chẽ hơn, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ quan Thương vụ hoạt động hiệu quả hơn.
Về nhiệm vụ của Thương vụ trong tình hình mới yêu cầu phải có sự phối hợp triển khai cùng với Bộ Ngoại giao trong khi thương vụ lại nằm trong sự điều hành, quản lý của Bộ Công Thương để giúp gắn kết sản xuất với thị trường, thị trường trong nước với thị trường quốc tế và khu vực.
Vì vậy, sắp tới đây, chúng ta sẽ xây dựng dự thảo luật về cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng như một số văn bản kèm theo, chúng tôi đề nghị phải làm rõ chức năng của cơ quan chuyên trách và chức năng của cơ quan phối hợp hay nói cách khác chúng ta phải tách bạch những công tác, nhiệm vụ chính giữa ngoại giao kinh tế và thương vụ để có sự phân công lẫn nhau và phối hợp thực hiện cho tốt, cho sâu, chứ không chồng chéo bởi vì bên ngoại giao đang có sự hỗ trợ rất tốt về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ.
Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ hỗ trợ ấy không phải là chuyên sâu mà các tham tán thương mại mới là chuyên trách. Trong khi chúng ta càng hội nhập sâu càng yêu cầu phải có công tác chuyên môn chính quy chất lượng cao. Vì vậy, cần phải làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận để có thể cùng nhau phối hợp thực hiện những mục tiêu chung đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút được đầu tư nước ngoài, tăng cường hợp tác toàn diện với các nước sở tại."