Thặng dư thương mại kỷ lục có thể làm quan hệ Đức - Mỹ căng thẳng
Thặng dư thương mại cao chưa từng có của Đức có thể làm gia tăng căng thẳng giữa nước này với Mỹ
Thặng dư thương mại của Đức đã tăng lên mức kỷ lục trong năm 2016 - dữ liệu chính thức cho thấy ngày 9/2, chỉ vài ngày sau khi cố vấn thương mại cấp cao của Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Berlin lợi dụng một đồng Euro “bị phá giá hết sức” để giành lợi thế cạnh tranh.
Hãng tin CNBC cho rằng mức thặng dư thương mại cao chưa từng có của Đức có thể làm gia tăng căng thẳng giữa nước này với Mỹ. Đức, nước giữ cương vị Chủ tịch nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G-20) năm 2017, được dự báo sẽ nỗ lực bảo vệ tự do thương mại trong năm nay với phương châm “Shaping an Interconnected World” (tạm dịch: “Định hình một thế giới kết nối”).
Thặng dư thương mại của Đức trong năm 2016 đạt gần 253 tỷ Euro, tương đương hơn 270 tỷ USD, vượt mức hơn 244 tỷ Euro của năm 2015, theo Cơ quan Thống kê Liên bang Đức.
“Mức thặng dư kỷ lục này sẽ tiếp tục làm căng thẳng xung đột giữa Đức với Mỹ và trong lòng Liên minh châu Âu (EU)”, ông Marcel Fratzscher, Giám đốc viện nghiên cứu kinh tế DIW, nhận định.
Tuần trước, ông Peter Navarro, cố vấn thương mại cấp cao của ông Trump, cho rằng Đức đang dùng một đồng Euro “bị phá giá hết sức” để giành lợi thế cạnh tranh trong thương mại với Mỹ và châu Âu.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc này, nói rằng Chính phủ của bà luôn kêu gọi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) theo đuổi một chính sách tiền tệ độc lập.
Một số nghị sỹ Đức đã gây sức ép đòi ECB thắt chặt chính sách tiền tệ để Đức tránh bị “mang tiếng”. Cuối tuần trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble nói đồng Euro là quá yếu đối với nước Đức, nhưng nhấn mạnh rằng ECB “phải theo đuổi những chính sách có lợi cho toàn bộ châu Âu nói chung”.
Hôm thứ Tư, bà Merkel nói EU cần thúc đẩy đạt thỏa thuận thương mại với các quốc gia khác nếu không đạt được thỏa thuận với chính quyền Trump.
Từ trước và sau khi lên cầm quyền, Tổng thống Trump đã chỉ trích hầu hết tất cả các đối tác thương mại lớn của Mỹ, bất kể nước đó có phải là đồng minh của Washington hay không, từ Trung Quốc, Mexico, Đức cho tới Nhật Bản. Ông đều cho rằng các nước này phá giá đồng tiền để tạo lợi thế cạnh tranh, gây thiệt hại cho nền sản xuất và việc làm ở Mỹ.
Đến nay, tân Tổng thống Mỹ vẫn chưa “dán nhãn” nước nào là quốc gia thao túng tỷ giá, nhưng giới phân tích vẫn lo ngại Trump có thể làm điều này với Trung Quốc như ông từng cảnh báo trước đây. Một động thái như vậy của Trump có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh thương mại khốc liệt giữa hai nước.
Ngoài ra, Trump cũng dọa đánh thuế biên giới (border tax) 20% đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Mỹ.
Theo dự kiến, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ cuộc gặp với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng vào ngày 10/2 và chơi golf với nhà lãnh đạo Mỹ ở Florida vào ngày 11/2. Trong cuộc gặp này, thương mại và tỷ giá đồng Yên được dự báo sẽ nằm trong số những chủ đề chính được hai nhà lãnh đạo bàn thảo.
Hãng tin CNBC cho rằng mức thặng dư thương mại cao chưa từng có của Đức có thể làm gia tăng căng thẳng giữa nước này với Mỹ. Đức, nước giữ cương vị Chủ tịch nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G-20) năm 2017, được dự báo sẽ nỗ lực bảo vệ tự do thương mại trong năm nay với phương châm “Shaping an Interconnected World” (tạm dịch: “Định hình một thế giới kết nối”).
Thặng dư thương mại của Đức trong năm 2016 đạt gần 253 tỷ Euro, tương đương hơn 270 tỷ USD, vượt mức hơn 244 tỷ Euro của năm 2015, theo Cơ quan Thống kê Liên bang Đức.
“Mức thặng dư kỷ lục này sẽ tiếp tục làm căng thẳng xung đột giữa Đức với Mỹ và trong lòng Liên minh châu Âu (EU)”, ông Marcel Fratzscher, Giám đốc viện nghiên cứu kinh tế DIW, nhận định.
Tuần trước, ông Peter Navarro, cố vấn thương mại cấp cao của ông Trump, cho rằng Đức đang dùng một đồng Euro “bị phá giá hết sức” để giành lợi thế cạnh tranh trong thương mại với Mỹ và châu Âu.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc này, nói rằng Chính phủ của bà luôn kêu gọi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) theo đuổi một chính sách tiền tệ độc lập.
Một số nghị sỹ Đức đã gây sức ép đòi ECB thắt chặt chính sách tiền tệ để Đức tránh bị “mang tiếng”. Cuối tuần trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble nói đồng Euro là quá yếu đối với nước Đức, nhưng nhấn mạnh rằng ECB “phải theo đuổi những chính sách có lợi cho toàn bộ châu Âu nói chung”.
Hôm thứ Tư, bà Merkel nói EU cần thúc đẩy đạt thỏa thuận thương mại với các quốc gia khác nếu không đạt được thỏa thuận với chính quyền Trump.
Từ trước và sau khi lên cầm quyền, Tổng thống Trump đã chỉ trích hầu hết tất cả các đối tác thương mại lớn của Mỹ, bất kể nước đó có phải là đồng minh của Washington hay không, từ Trung Quốc, Mexico, Đức cho tới Nhật Bản. Ông đều cho rằng các nước này phá giá đồng tiền để tạo lợi thế cạnh tranh, gây thiệt hại cho nền sản xuất và việc làm ở Mỹ.
Đến nay, tân Tổng thống Mỹ vẫn chưa “dán nhãn” nước nào là quốc gia thao túng tỷ giá, nhưng giới phân tích vẫn lo ngại Trump có thể làm điều này với Trung Quốc như ông từng cảnh báo trước đây. Một động thái như vậy của Trump có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh thương mại khốc liệt giữa hai nước.
Ngoài ra, Trump cũng dọa đánh thuế biên giới (border tax) 20% đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Mỹ.
Theo dự kiến, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ cuộc gặp với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng vào ngày 10/2 và chơi golf với nhà lãnh đạo Mỹ ở Florida vào ngày 11/2. Trong cuộc gặp này, thương mại và tỷ giá đồng Yên được dự báo sẽ nằm trong số những chủ đề chính được hai nhà lãnh đạo bàn thảo.