Thăng trầm thị trường carbon
Ngày 20/11/2012, giá chỉ giảm phát thải (CER) còn chưa đến 1 USD/tấn CO2
Cầu giảm, cung tăng, giá rớt là bức tranh của thị trường carbon hiện nay được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo “Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam” do Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên - Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường và Quỹ Hanns Seidel Foundation (CHLB Đức) tổ chức ngày 21/11 tại Hà Nội.
Theo các chuyên gia, tổng giá trị thị trường carbon tăng 11%, đến năm 2011, giá trị thị trường hơn 176 tỷ USD với tổng khối lượng giao dịch là 10,3 tỷ tấn carbon. Trong đó, đóng góp từ dự án cơ chế phát triển sạch (CDM) và tín chỉ khác tăng 43%, đạt 1,8 tỷ tấn với giá trị hơn 23 tỷ USD trong năm qua. Việc tham gia thị trường carbon thông qua các dự án CDM đã giúp các nước đang phát triển như Việt Nam thu được nhiều lợi ích lớn bao gồm tài chính và công nghệ...
Bất cập cung - cầu
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên - Môi trường, cho biết, thị trường carbon trong khuôn khổ Nghị định thư đã đạt đỉnh vào những năm 2007-2008 và đang đi xuống. Trong 18 tháng qua, giá chứng chỉ giảm phát thải (CER) giảm nên không đủ đáp ứng các chi phí cần thiết đầu tư. Thời điểm hiện nay, giá của các chứng chỉ giảm phát thải được chứng nhận đang xuống còn rất thấp. Ngày 20/11/2012, giá chỉ giảm phát thải còn chưa đến 1 USD/tấn CO2.
Lý giải tình trạng này, theo ông Minh, sau năm 2012, EU chỉ chấp nhận CER từ các nước kém phát triển và từ tháng 4/2013, EU cấm CER từ các dự án loại bỏ khí thải công nghiệp. Tuy nhiên, các nhà đầu tư phát triển CDM tại các nước kém phát triển cũng không kỳ vọng sẽ có thay đổi nhiều về nguồn cung của CER từ các nước này.
Mặt khác, do cơ chế thị trường mới theo cơ chế bù trừ của UN như Australia, Hàn Quốc... đã khiến những nước này cắt giảm hoặc không quan tâm đến CER. Hầu hết các nước mua chính như Italia, Nhật Bản, Hà Lan, Tây Ban Nha đều rời bỏ thị trường CER, tìm đến sản phẩm rẻ hơn từ các nước Trung và Đông Âu. Trong khi đó, lượng CER được phát hành tiếp tục tăng.
Ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu cho biết, cán cân cung cầu trên thị trường carbon thế giới đã thay đổi do các nước phát triển sau năm 2012 chưa đưa ra được những cam kết giảm phát thải khí nhà kính định lượng làm cho cầu trên thị trường giảm xuống còn cung lại tăng lên.
Những dự án CDM đã đăng ký từ năm 2006, 2007 và đặc biệt những năm gần đây, đến giai đoạn tín dụng đã được cấp nhiều tín chỉ giảm phát thải. Do cầu giảm nên giá thị trường đã sụt giảm mạnh. Đây là một thách thức mà những nước có dạng dự án CDM được đăng ký nhiều đang phải đối mặt.
Theo ông Hiếu, dự án CDM đầu tiên của Việt Nam khi nhận được chứng chỉ CER, đã có nhiều tổ chức quốc tế đến đề nghị được mua ở thời điểm cao nhất, giá lên tới 19,6 EURO/tấn CO2 một tín chỉ. Tuy nhiên, đứng trước giai đoạn cam kết đầu sắp kết thúc mà các nước chưa đưa ra cam kết giảm phát thải cho giai đoạn sau nên giá CER đã giảm mạnh, còn dưới 1USD/tấn. Điều này tác động không nhỏ đến việc xây dựng và phát triển dự án CDM ở các nước đang phát triển.
Tiềm năng thị trường carbon tự nguyện
Để có đà phát triển thị trường carbon quốc tế, nhiều nước đã đưa ra các cơ chế hợp tác mới như cơ chế BOCM, hợp tác giữa Nhật Bản và các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, để tạo ra các tín chỉ carbon. Trong giai đoạn tới, những dự án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính sẽ thực hiện theo hướng thông qua hợp tác song phương để có thể thu được các tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp trong nước thu được các nguồn lợi, áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường khí hậu.
Ông Minh khẳng định, thị trường carbon vẫn được xem là công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính. Thị trường carbon trong khuôn khổ Nghị định thư không có cầu và trước năm 2015 giá chưa thể tăng cao. Tuy nhiên, thị trường carbon tự nguyện lại là thị trường đầy tiềm năng và cơ chế thị trường mới có thể là xu hướng và công cụ mới để cắt giảm khí nhà kính.
TS. Michael Parsons, chuyên gia tư vấn lĩnh vực này khẳng định, giai đoạn 2013-2015, CDM sẽ bị hạn chế, cơ chế BOCM sẽ phát triển. Bên cạnh đó là thị trường carbon tự nguyện đã và đang tăng trưởng mạnh mẽ.
Hiện giá trị giao dịch thị trường carbon tự nguyên đạt 573 triệu USD năm 2011, tăng 35% so với năm 2010. Giá trung bình tăng 6 USD/tấn năm 2010 lên 7,3 USD/ tấn năm 2011 chủ yếu từ các dự án năng lượng tái tạo và REDD. Châu á hiện đang là nhà cung cấp chính các dự án năng lượng sạch. Mỹ là nhà cung cấp lớn nhất và cũng là người mua lớn nhất. ở thị trường này, có tới 60% người mua đáp ứng mục tiêu giảm phát thải của công ty và 6% đáp ứng mục đích xanh hóa chuỗi cung ứng xanh.
Dự báo đến năm 2020, khối lượng giao dịch của thị trường tự nguyện vào khoảng 1638 triệu tấn CO2, gấp đôi so với hiện nay. Xây dựng các dự án giảm phát thải cho thị trường carbon tự nguyện cũng là một trong những chiến lược của Việt Nam khi tham gia vào thị trường carbon sau năm 2012.
Ông Nguyễn Khắc Hiếu kỳ vọng, với các quyết định của Hội nghị COP sắp tới, các nước phát triển sẽ phải đưa ra các chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính định lượng và thị trường carbon quốc tế sẽ ấm lên. Mục tiêu đưa ra là phải giảm phát thải khí nhà kính ít nhất đạt 25-40% vào năm 2020 và 80-90% vào năm 2050. Khi đó, cán cân cung cầu sẽ thay đổi, tác động đến giá của các tín chỉ carbon trên thị trường.
Lượng chứng chỉ giảm phát thải được chứng nhận thông qua các dự án CDM sau năm 2015 theo xu hướng đàm phán quốc tế hiện tại sẽ có quy định mới liên quan đến sửa đổi bổ sung Nghị định thư, tạo ràng buộc pháp lý về giảm phát thải khí nhà kính định lượng của các nước phát triển.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Theo các chuyên gia, tổng giá trị thị trường carbon tăng 11%, đến năm 2011, giá trị thị trường hơn 176 tỷ USD với tổng khối lượng giao dịch là 10,3 tỷ tấn carbon. Trong đó, đóng góp từ dự án cơ chế phát triển sạch (CDM) và tín chỉ khác tăng 43%, đạt 1,8 tỷ tấn với giá trị hơn 23 tỷ USD trong năm qua. Việc tham gia thị trường carbon thông qua các dự án CDM đã giúp các nước đang phát triển như Việt Nam thu được nhiều lợi ích lớn bao gồm tài chính và công nghệ...
Bất cập cung - cầu
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên - Môi trường, cho biết, thị trường carbon trong khuôn khổ Nghị định thư đã đạt đỉnh vào những năm 2007-2008 và đang đi xuống. Trong 18 tháng qua, giá chứng chỉ giảm phát thải (CER) giảm nên không đủ đáp ứng các chi phí cần thiết đầu tư. Thời điểm hiện nay, giá của các chứng chỉ giảm phát thải được chứng nhận đang xuống còn rất thấp. Ngày 20/11/2012, giá chỉ giảm phát thải còn chưa đến 1 USD/tấn CO2.
Lý giải tình trạng này, theo ông Minh, sau năm 2012, EU chỉ chấp nhận CER từ các nước kém phát triển và từ tháng 4/2013, EU cấm CER từ các dự án loại bỏ khí thải công nghiệp. Tuy nhiên, các nhà đầu tư phát triển CDM tại các nước kém phát triển cũng không kỳ vọng sẽ có thay đổi nhiều về nguồn cung của CER từ các nước này.
Mặt khác, do cơ chế thị trường mới theo cơ chế bù trừ của UN như Australia, Hàn Quốc... đã khiến những nước này cắt giảm hoặc không quan tâm đến CER. Hầu hết các nước mua chính như Italia, Nhật Bản, Hà Lan, Tây Ban Nha đều rời bỏ thị trường CER, tìm đến sản phẩm rẻ hơn từ các nước Trung và Đông Âu. Trong khi đó, lượng CER được phát hành tiếp tục tăng.
Ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu cho biết, cán cân cung cầu trên thị trường carbon thế giới đã thay đổi do các nước phát triển sau năm 2012 chưa đưa ra được những cam kết giảm phát thải khí nhà kính định lượng làm cho cầu trên thị trường giảm xuống còn cung lại tăng lên.
Những dự án CDM đã đăng ký từ năm 2006, 2007 và đặc biệt những năm gần đây, đến giai đoạn tín dụng đã được cấp nhiều tín chỉ giảm phát thải. Do cầu giảm nên giá thị trường đã sụt giảm mạnh. Đây là một thách thức mà những nước có dạng dự án CDM được đăng ký nhiều đang phải đối mặt.
Theo ông Hiếu, dự án CDM đầu tiên của Việt Nam khi nhận được chứng chỉ CER, đã có nhiều tổ chức quốc tế đến đề nghị được mua ở thời điểm cao nhất, giá lên tới 19,6 EURO/tấn CO2 một tín chỉ. Tuy nhiên, đứng trước giai đoạn cam kết đầu sắp kết thúc mà các nước chưa đưa ra cam kết giảm phát thải cho giai đoạn sau nên giá CER đã giảm mạnh, còn dưới 1USD/tấn. Điều này tác động không nhỏ đến việc xây dựng và phát triển dự án CDM ở các nước đang phát triển.
Tiềm năng thị trường carbon tự nguyện
Để có đà phát triển thị trường carbon quốc tế, nhiều nước đã đưa ra các cơ chế hợp tác mới như cơ chế BOCM, hợp tác giữa Nhật Bản và các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, để tạo ra các tín chỉ carbon. Trong giai đoạn tới, những dự án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính sẽ thực hiện theo hướng thông qua hợp tác song phương để có thể thu được các tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp trong nước thu được các nguồn lợi, áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường khí hậu.
Ông Minh khẳng định, thị trường carbon vẫn được xem là công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính. Thị trường carbon trong khuôn khổ Nghị định thư không có cầu và trước năm 2015 giá chưa thể tăng cao. Tuy nhiên, thị trường carbon tự nguyện lại là thị trường đầy tiềm năng và cơ chế thị trường mới có thể là xu hướng và công cụ mới để cắt giảm khí nhà kính.
TS. Michael Parsons, chuyên gia tư vấn lĩnh vực này khẳng định, giai đoạn 2013-2015, CDM sẽ bị hạn chế, cơ chế BOCM sẽ phát triển. Bên cạnh đó là thị trường carbon tự nguyện đã và đang tăng trưởng mạnh mẽ.
Hiện giá trị giao dịch thị trường carbon tự nguyên đạt 573 triệu USD năm 2011, tăng 35% so với năm 2010. Giá trung bình tăng 6 USD/tấn năm 2010 lên 7,3 USD/ tấn năm 2011 chủ yếu từ các dự án năng lượng tái tạo và REDD. Châu á hiện đang là nhà cung cấp chính các dự án năng lượng sạch. Mỹ là nhà cung cấp lớn nhất và cũng là người mua lớn nhất. ở thị trường này, có tới 60% người mua đáp ứng mục tiêu giảm phát thải của công ty và 6% đáp ứng mục đích xanh hóa chuỗi cung ứng xanh.
Dự báo đến năm 2020, khối lượng giao dịch của thị trường tự nguyện vào khoảng 1638 triệu tấn CO2, gấp đôi so với hiện nay. Xây dựng các dự án giảm phát thải cho thị trường carbon tự nguyện cũng là một trong những chiến lược của Việt Nam khi tham gia vào thị trường carbon sau năm 2012.
Ông Nguyễn Khắc Hiếu kỳ vọng, với các quyết định của Hội nghị COP sắp tới, các nước phát triển sẽ phải đưa ra các chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính định lượng và thị trường carbon quốc tế sẽ ấm lên. Mục tiêu đưa ra là phải giảm phát thải khí nhà kính ít nhất đạt 25-40% vào năm 2020 và 80-90% vào năm 2050. Khi đó, cán cân cung cầu sẽ thay đổi, tác động đến giá của các tín chỉ carbon trên thị trường.
Lượng chứng chỉ giảm phát thải được chứng nhận thông qua các dự án CDM sau năm 2015 theo xu hướng đàm phán quốc tế hiện tại sẽ có quy định mới liên quan đến sửa đổi bổ sung Nghị định thư, tạo ràng buộc pháp lý về giảm phát thải khí nhà kính định lượng của các nước phát triển.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)