Thành lập “đội đặc nhiệm” chống “bão giá”
Thành lập ngay một “đội đặc nhiệm” để đối phó "bão giá” thực phẩm toàn cầu là một chủ đề chính đang được bàn thảo tại Liên hiệp quốc
Thành lập ngay một “đội đặc nhiệm” để đối phó "bão giá” thực phẩm toàn cầu; tạo động lực sớm kết thúc vòng đàm phán Doha; lựa chọn giải pháp tránh khủng hoảng tài chính....là những chủ đề chính đang được bàn thảo tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) lần thứ 12.
Hội nghị, diễn ra trong 5 ngày (bắt đầu từ 20/4), tại Accra, thủ đô Ghana, với chủ đề "Cơ hội và thách thức do toàn cầu hóa mang lại cho phát triển".
Những quan ngại về an ninh lương thực
Trong bối cảnh giá thực phẩm leo thang, đảm bảo an ninh lương thực đã trở thành trọng tâm thảo luận của hội nghị lần này. Phát biểu tại hội nghị, Tổng thư ký Liên hợp quốc (Liên hiệp quốc) Ban Ki Moon tuyên bố, Liên hiệp quốc sẽ thành lập ngay một “đội đặc nhiệm”, gồm các chuyên gia kinh tế nổi tiếng và các cơ quan cấp cao để đối phó với cơn "bão giá” thực phẩm đang hoành hành.
Ông nhấn mạnh, cần áp dụng biện pháp khẩn cấp để giải quyết vấn đề lương thực, mà trước tiên cần tăng viện trợ nhân đạo. Dự kiến, Chương trình Lương thực thế giới của Liên hiệp quốc (WFP) sẽ gây quỹ 750 triệu USD hàng năm để hỗ trợ thực phẩm cho 73 triệu người tại 80 quốc gia.
Hãng Reuters cho biết, ông Ban Ki Moon đã kêu gọi các nước lập tức tăng cường sản xuất lương thực để kéo giá thực phẩm xuống. Theo ông, trong ba năm qua thế giới đã tiêu thụ nhiều lương thực hơn mức sản xuất. Cuộc khủng hoảng giá thực phẩm có thể khiến mục tiêu xóa nghèo do Liên hiệp quốc đặt ra vào năm 2015 bị chậm mất bảy năm.
Về lâu dài, tăng thêm sức sản xuất nông nghiệp là yếu tố then chốt. Song, sản xuất nông nghiệp hiện khó khăn bởi thiếu vốn, nhất là ở một số nước chậm phát triển. Hiện nay, các nước chậm phát triển nhất ở phía Nam Shahara chỉ dùng 1% viện trợ phát triển nước ngoài vào phát triển sản xuất nông nghiệp.
Trước tình trạng nhiều nước đang cấm xuất khẩu gạo, bột mì, ông Ban Ki Moon nhận định cách làm này là sai lầm và "đe dọa làm méo mó thương mại quốc tế, khiến tình trạng thiếu hụt lương thực trầm trọng hơn". Theo ông: "Nếu không được xử lý đúng đắn, có thể dẫn tới hàng loạt cuộc khủng hoảng khác... ảnh hưởng đến tăng trưởng, tiến bộ xã hội, an ninh chính trị toàn thế giới".
Kêu gọi sớm kết thúc vòng đàm phán Doha
Theo Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), trong 6 tháng qua, giá lúa mì và ngô đã tăng trên 50%, giá gạo mỗi ngày lại lập kỷ lục mới. Tại hội nghị, Tổng thư ký UNCTAD Supachai Panitchpakdi đã kêu gọi các nước tăng thêm đầu tư cho nông nghiệp, các nước phát triển cần tăng thêm viện trợ nông nghiệp đối với các nước nghèo.
Ông Panitchpakdi cũng đã đề cập những đặc điểm nổi bật của "cơn sóng toàn cầu hóa lần thứ hai", đồng thời nêu vấn đề lựa chọn các giải pháp hoàn thiện hệ thống tiền tệ và tài chính quốc tế để điều chỉnh sự mất cân bằng và không tương xứng cũng như để tránh các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Tổng thống Brazil, Lula da Silva kêu gọi các nước phát triển chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp cho các nước đang phát triển nhằm giúp các nước nghèo sản xuất đủ lương thực. Ông kêu gọi các nước kết thúc thương lượng trong khuôn khổ vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu để thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển.
Tổng thống nước chủ nhà, John Kufuor bày tỏ hy vọng UNCTACD sẽ tạo điều kiện để các nước đang phát triển tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại. Ông cũng đề nghị tổ chức này gia tăng sức ép buộc các nước giàu chấm dứt chính sách trợ giá nông nghiệp.
Các đại biểu sẽ xem xét các vấn đề tăng trưởng thương mại, đầu tư và viện trợ Nam-Nam; thảo luận về việc trao đổi dịch vụ ngày càng tăng và vấn đề di chuyển lao động quốc tế; tập trung bàn những biện pháp cần thiết để các nước châu Phi được lợi hơn từ toàn cầu hóa; khuyến khích thương mại và tăng trưởng kinh tế ở châu Phi.
Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Pascal Lamy bày tỏ hi vọng rằng hội nghị lần này sẽ tạo động lực cho các vòng đàm phán thương mại Doha. Theo ông, nếu đạt được văn bản sửa đổi mang tính thỏa hiệp về trợ cấp nông nghiệp, biểu thuế đánh vào hàng nông sản và công nghiệp vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5, thì có thể tổ chức hội nghị bộ trưởng WTO vào cuối tháng 5.
Trong khi đó, Hội nghị bộ trưởng "Nhóm G7 + Trung Quốc", tổ chức tại Accra ngày 20/4, cũng nhấn mạnh đến sự bế tắc của vòng đàm phán Doha và sự lan rộng của cuộc khủng hoảng tín dụng và tài chính.
Hội nghị, diễn ra trong 5 ngày (bắt đầu từ 20/4), tại Accra, thủ đô Ghana, với chủ đề "Cơ hội và thách thức do toàn cầu hóa mang lại cho phát triển".
Những quan ngại về an ninh lương thực
Trong bối cảnh giá thực phẩm leo thang, đảm bảo an ninh lương thực đã trở thành trọng tâm thảo luận của hội nghị lần này. Phát biểu tại hội nghị, Tổng thư ký Liên hợp quốc (Liên hiệp quốc) Ban Ki Moon tuyên bố, Liên hiệp quốc sẽ thành lập ngay một “đội đặc nhiệm”, gồm các chuyên gia kinh tế nổi tiếng và các cơ quan cấp cao để đối phó với cơn "bão giá” thực phẩm đang hoành hành.
Ông nhấn mạnh, cần áp dụng biện pháp khẩn cấp để giải quyết vấn đề lương thực, mà trước tiên cần tăng viện trợ nhân đạo. Dự kiến, Chương trình Lương thực thế giới của Liên hiệp quốc (WFP) sẽ gây quỹ 750 triệu USD hàng năm để hỗ trợ thực phẩm cho 73 triệu người tại 80 quốc gia.
Hãng Reuters cho biết, ông Ban Ki Moon đã kêu gọi các nước lập tức tăng cường sản xuất lương thực để kéo giá thực phẩm xuống. Theo ông, trong ba năm qua thế giới đã tiêu thụ nhiều lương thực hơn mức sản xuất. Cuộc khủng hoảng giá thực phẩm có thể khiến mục tiêu xóa nghèo do Liên hiệp quốc đặt ra vào năm 2015 bị chậm mất bảy năm.
Về lâu dài, tăng thêm sức sản xuất nông nghiệp là yếu tố then chốt. Song, sản xuất nông nghiệp hiện khó khăn bởi thiếu vốn, nhất là ở một số nước chậm phát triển. Hiện nay, các nước chậm phát triển nhất ở phía Nam Shahara chỉ dùng 1% viện trợ phát triển nước ngoài vào phát triển sản xuất nông nghiệp.
Trước tình trạng nhiều nước đang cấm xuất khẩu gạo, bột mì, ông Ban Ki Moon nhận định cách làm này là sai lầm và "đe dọa làm méo mó thương mại quốc tế, khiến tình trạng thiếu hụt lương thực trầm trọng hơn". Theo ông: "Nếu không được xử lý đúng đắn, có thể dẫn tới hàng loạt cuộc khủng hoảng khác... ảnh hưởng đến tăng trưởng, tiến bộ xã hội, an ninh chính trị toàn thế giới".
Kêu gọi sớm kết thúc vòng đàm phán Doha
Theo Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), trong 6 tháng qua, giá lúa mì và ngô đã tăng trên 50%, giá gạo mỗi ngày lại lập kỷ lục mới. Tại hội nghị, Tổng thư ký UNCTAD Supachai Panitchpakdi đã kêu gọi các nước tăng thêm đầu tư cho nông nghiệp, các nước phát triển cần tăng thêm viện trợ nông nghiệp đối với các nước nghèo.
Ông Panitchpakdi cũng đã đề cập những đặc điểm nổi bật của "cơn sóng toàn cầu hóa lần thứ hai", đồng thời nêu vấn đề lựa chọn các giải pháp hoàn thiện hệ thống tiền tệ và tài chính quốc tế để điều chỉnh sự mất cân bằng và không tương xứng cũng như để tránh các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Tổng thống Brazil, Lula da Silva kêu gọi các nước phát triển chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp cho các nước đang phát triển nhằm giúp các nước nghèo sản xuất đủ lương thực. Ông kêu gọi các nước kết thúc thương lượng trong khuôn khổ vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu để thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển.
Tổng thống nước chủ nhà, John Kufuor bày tỏ hy vọng UNCTACD sẽ tạo điều kiện để các nước đang phát triển tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại. Ông cũng đề nghị tổ chức này gia tăng sức ép buộc các nước giàu chấm dứt chính sách trợ giá nông nghiệp.
Các đại biểu sẽ xem xét các vấn đề tăng trưởng thương mại, đầu tư và viện trợ Nam-Nam; thảo luận về việc trao đổi dịch vụ ngày càng tăng và vấn đề di chuyển lao động quốc tế; tập trung bàn những biện pháp cần thiết để các nước châu Phi được lợi hơn từ toàn cầu hóa; khuyến khích thương mại và tăng trưởng kinh tế ở châu Phi.
Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Pascal Lamy bày tỏ hi vọng rằng hội nghị lần này sẽ tạo động lực cho các vòng đàm phán thương mại Doha. Theo ông, nếu đạt được văn bản sửa đổi mang tính thỏa hiệp về trợ cấp nông nghiệp, biểu thuế đánh vào hàng nông sản và công nghiệp vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5, thì có thể tổ chức hội nghị bộ trưởng WTO vào cuối tháng 5.
Trong khi đó, Hội nghị bộ trưởng "Nhóm G7 + Trung Quốc", tổ chức tại Accra ngày 20/4, cũng nhấn mạnh đến sự bế tắc của vòng đàm phán Doha và sự lan rộng của cuộc khủng hoảng tín dụng và tài chính.