Thảo luận về ngân sách: Chưa yên tâm “bấm nút”?
Nhiều đại biểu Quốc hội không "hào hứng" thảo luận về các vấn đề liên quan đến thu chi ngân sách
Mặc dù nội dung liên quan đến ngân sách Nhà nước của kỳ họp cuối năm khá nhiều với hàng chục vấn đề lớn được gợi ý thảo luận, song không ít đoàn đại biểu Quốc hội đã không sử dụng hết 2/3 thời gian, và rất nhiều đại biểu đã không bày tỏ chính kiến tại phiên thảo luận tổ chiều 22/10.
Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội rời phòng họp vào khoảng 15h30; sau đó ít phút là các đoàn Quảng Nam, Trà Vinh, Hưng Yên, Đắc Lắc… cũng về nghỉ.
Phải chăng tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2010, dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2011 quá “hoàn hảo” đến mức không cần góp ý gì thêm?
Chắc chắn là không phải như vậy, bởi ngay từ ngày làm việc đầu tiên, trình bày báo cáo thẩm tra các nội dung nói trên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã chỉ ra khá nhiều vấn đề như: nợ công và bội chi đều cao, xu thế chi vượt dự toán lớn, kỷ luật ngân sách chưa nghiêm…
Vậy sự “uể oải” tại một số tổ thảo luận khi Quốc hội mới bước sang ngày làm việc thứ ba này có nguyên nhân từ đâu?
Mở đầu phần thảo luận ở tổ 4, đại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên) đã “phàn nàn” rằng với cách tiếp cận các thông tin thu chi ngân sách như thế này, tức là chỉ đến khi kỳ họp bắt đầu mới nhận được tài liệu thì đại biểu không có khả năng để có thể có đầy đủ thông tin khách quan về lĩnh vực khá phức tạp này.
Theo ông Hải, để tạo điều kiện đầy đủ cho đại biểu tiếp cận thông tin, thì trước hết cần nhìn nhận đây là vấn đề quan trọng và nên học tập cách làm của một số nước. Tức là ít nhất các cơ quan của Quốc hội cũng có khoảng ba tháng để xem xét, nghiên cứu dự toán ngân sách của Chính phủ.
“Nếu không cải tiến thì sẽ chỉ có thể bấm nút biểu quyết trên cơ sở tài liệu có sẵn chứ khó có thể phản biện hay phân tích sâu hơn được”, đại biểu Hải nói.
Nhiều đại biểu khác tỏ thái độ đồng tình với phân tích của đại biểu Vũ Quang Hải.
Thực ra, việc chậm nhận được tài liệu mà đại biểu Hải “phàn nàn” cũng là vấn đề không mới. Giữa tháng 9 năm nay, tại phiên họp thứ 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển đã phải nói rằng ông rất lo khi các tài liệu về ngân sách chưa thấy đâu, gọi điện thoại thì Bộ Tài chính trả lời là chưa có.
“Nếu Bộ không đưa sang thì đành báo cáo Quốc hội là do chưa có tài liệu nên không thể thẩm tra được, chứ không còn cách nào khác”, ông Hiển phát biểu tại cuộc họp đó.
Cũng liên quan đến điều kiện để đại biểu yên tâm bấm nút về những vấn đề ngân sách, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cho rằng Quốc hội không thể đi sâu đi sát để giám sát quản lý ngân sách được. Khi mà, kinh phí cho 1 ủy ban của Quốc hội hoạt động chỉ bằng 1 sở. Còn nhiều khi đại biểu đi công tác phải “phối hợp” với bộ để còn nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ và rơi vào "thế yếu".
Trước khi rời nơi thảo luận tổ khi còn khá nhiều thời gian, một số đại biểu nói vui rằng về "sớm cho khỏe, vì gạo đã nấu thành cơm rồi, có nói thì cũng để cho vui thôi, không thay đổi được gì”.
Dù vậy, tại phiên thảo luận cũng đã có khá nhiều vấn đề được “mổ xẻ”.
Về tình hình thu ngân sách năm 2010, đại biểu Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) cho rằng, vẫn còn những điều chưa ổn, chưa sát với thực tế. Ngay cả trong thời kỳ lạm phát cao, thu ngân sách vẫn vượt kế hoạch. Theo đại biểu Kiêm thì cần phải xem xét ở đây có phải là do ý thức của người xây dựng ngân sách, cứ làm gọn lại, đến khi vượt thì có thành tích không?
Tại tổ Hà Nội, lo ngại về nợ công, đại biểu Đặng Văn Khanh cho rằng, Chính phủ phải kiềm tỏa chỉ số này trên tinh thần những khoản vay cần thiết phục vụ phát triển kinh tế, ưu tiên giải quyết còn đối với những khoản vay phục vụ tiêu dùng thì phải kiên quyết xem xét, loại bỏ.
Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường đề nghị kiểm tra lại vốn giải ngân và đầu tư trái phiếu Chính phủ tại các công trình xây dựng có tính đến hiệu quả. Và đề nghị, đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, để sử dụng đồng vốn hiệu quả nhất cần tập trung cho các công trình sắp hoàn thành, các khu vực biên giới, hải đảo, hộ nghèo.
Còn đại biểu Phạm Thị Loan lại tỏ ra lo ngại khi chi thường xuyên tăng cao và đề nghị sử dụng số vượt thu để giảm bội chi. Nhiều đại biểu bày tỏ sự nhất trí cao với cơ quan thẩm tra về con số bội chi dưới 5% cho năm 2011.
Đại biểu Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) cho rằng, mức bội chi hợp lý nhất là 3%, mức bội chi cao như thời qua sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại, tài chính. “Các cơ quan cần ngồi lại để xem các khoản chi trong 5 năm qua hiệu quả đến đâu để có cái nhìn toàn diện trong vấn đề này”, ông Thanh nói.
Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội rời phòng họp vào khoảng 15h30; sau đó ít phút là các đoàn Quảng Nam, Trà Vinh, Hưng Yên, Đắc Lắc… cũng về nghỉ.
Phải chăng tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2010, dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2011 quá “hoàn hảo” đến mức không cần góp ý gì thêm?
Chắc chắn là không phải như vậy, bởi ngay từ ngày làm việc đầu tiên, trình bày báo cáo thẩm tra các nội dung nói trên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã chỉ ra khá nhiều vấn đề như: nợ công và bội chi đều cao, xu thế chi vượt dự toán lớn, kỷ luật ngân sách chưa nghiêm…
Vậy sự “uể oải” tại một số tổ thảo luận khi Quốc hội mới bước sang ngày làm việc thứ ba này có nguyên nhân từ đâu?
Mở đầu phần thảo luận ở tổ 4, đại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên) đã “phàn nàn” rằng với cách tiếp cận các thông tin thu chi ngân sách như thế này, tức là chỉ đến khi kỳ họp bắt đầu mới nhận được tài liệu thì đại biểu không có khả năng để có thể có đầy đủ thông tin khách quan về lĩnh vực khá phức tạp này.
Theo ông Hải, để tạo điều kiện đầy đủ cho đại biểu tiếp cận thông tin, thì trước hết cần nhìn nhận đây là vấn đề quan trọng và nên học tập cách làm của một số nước. Tức là ít nhất các cơ quan của Quốc hội cũng có khoảng ba tháng để xem xét, nghiên cứu dự toán ngân sách của Chính phủ.
“Nếu không cải tiến thì sẽ chỉ có thể bấm nút biểu quyết trên cơ sở tài liệu có sẵn chứ khó có thể phản biện hay phân tích sâu hơn được”, đại biểu Hải nói.
Nhiều đại biểu khác tỏ thái độ đồng tình với phân tích của đại biểu Vũ Quang Hải.
Thực ra, việc chậm nhận được tài liệu mà đại biểu Hải “phàn nàn” cũng là vấn đề không mới. Giữa tháng 9 năm nay, tại phiên họp thứ 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển đã phải nói rằng ông rất lo khi các tài liệu về ngân sách chưa thấy đâu, gọi điện thoại thì Bộ Tài chính trả lời là chưa có.
“Nếu Bộ không đưa sang thì đành báo cáo Quốc hội là do chưa có tài liệu nên không thể thẩm tra được, chứ không còn cách nào khác”, ông Hiển phát biểu tại cuộc họp đó.
Cũng liên quan đến điều kiện để đại biểu yên tâm bấm nút về những vấn đề ngân sách, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cho rằng Quốc hội không thể đi sâu đi sát để giám sát quản lý ngân sách được. Khi mà, kinh phí cho 1 ủy ban của Quốc hội hoạt động chỉ bằng 1 sở. Còn nhiều khi đại biểu đi công tác phải “phối hợp” với bộ để còn nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ và rơi vào "thế yếu".
Trước khi rời nơi thảo luận tổ khi còn khá nhiều thời gian, một số đại biểu nói vui rằng về "sớm cho khỏe, vì gạo đã nấu thành cơm rồi, có nói thì cũng để cho vui thôi, không thay đổi được gì”.
Dù vậy, tại phiên thảo luận cũng đã có khá nhiều vấn đề được “mổ xẻ”.
Về tình hình thu ngân sách năm 2010, đại biểu Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) cho rằng, vẫn còn những điều chưa ổn, chưa sát với thực tế. Ngay cả trong thời kỳ lạm phát cao, thu ngân sách vẫn vượt kế hoạch. Theo đại biểu Kiêm thì cần phải xem xét ở đây có phải là do ý thức của người xây dựng ngân sách, cứ làm gọn lại, đến khi vượt thì có thành tích không?
Tại tổ Hà Nội, lo ngại về nợ công, đại biểu Đặng Văn Khanh cho rằng, Chính phủ phải kiềm tỏa chỉ số này trên tinh thần những khoản vay cần thiết phục vụ phát triển kinh tế, ưu tiên giải quyết còn đối với những khoản vay phục vụ tiêu dùng thì phải kiên quyết xem xét, loại bỏ.
Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường đề nghị kiểm tra lại vốn giải ngân và đầu tư trái phiếu Chính phủ tại các công trình xây dựng có tính đến hiệu quả. Và đề nghị, đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, để sử dụng đồng vốn hiệu quả nhất cần tập trung cho các công trình sắp hoàn thành, các khu vực biên giới, hải đảo, hộ nghèo.
Còn đại biểu Phạm Thị Loan lại tỏ ra lo ngại khi chi thường xuyên tăng cao và đề nghị sử dụng số vượt thu để giảm bội chi. Nhiều đại biểu bày tỏ sự nhất trí cao với cơ quan thẩm tra về con số bội chi dưới 5% cho năm 2011.
Đại biểu Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) cho rằng, mức bội chi hợp lý nhất là 3%, mức bội chi cao như thời qua sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại, tài chính. “Các cơ quan cần ngồi lại để xem các khoản chi trong 5 năm qua hiệu quả đến đâu để có cái nhìn toàn diện trong vấn đề này”, ông Thanh nói.