Thấy gì từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp?
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, quy mô rất nhỏ và mang tính riêng lẻ
Là một kênh huy động vốn tích cực cho các doanh nghiệp, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của thị trường vốn.
Tuy nhiên, thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, quy mô rất nhỏ và mang tính riêng lẻ.
Để lấy ý kiến đóng góp cho việc phát triển thị trường này, ngày 14/8/2007, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội thảo về phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam.
Sau khi Chính phủ ban hành nghị định 120/CP ngày 17/9/1994 về phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước, thị trường trái phiếu bắt đầu manh nha hình thành. Tuy nhiên, phải đến năm 1996, thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới có những bước đột phá mới, khởi đầu bằng việc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) huy động được 5 triệu USD.
Năm 1998, Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin EIS huy động được 10 tỷ. Năm 2003, Tổng công ty Dầu khí huy động được 300 tỷ; Tổng công ty Xi măng được 200 tỷ đồng; EVN được 300 tỷ. Việc huy động vốn trên thị trường trái phiếu trong giai đoạn này hầu như chưa phát triển. Các tổ chức phát hành chủ yếu là các tổ chức tín dụng và rất ít các doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Năm 2006 đánh dấu một bước ngoặc mới cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam khi Nghị định 52/2006/NĐ-CP chính thức được ban hành. Theo đó, chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ là các doanh nghiệp Nhà nước như trước đây mà còn có các công ty TNHH, công ty cổ phần và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với một nguyên tắc chung là các doanh nghiệp phải tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm và công khai minh bạch thông tin.
Trong năm 2006, Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) huy động được 800 tỷ đồng, Tập đoàn EVN: 5.000 tỷ đồng. Đến tháng 7/2007, Vinashin phát hành thêm được 3.000 tỷ đồng, Vilexim được 5 tỷ, Tổng công ty thép được 400 tỷ đồng, Vinaconex huy động được 1.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn được đánh giá là hầu như chưa phát triển. Các nhà đầu tư chủ yếu “mua” và “giữ” trái phiếu tới khi đáo hạn. Các dịch vụ liên quan nhằm hỗ trợ thị trường hầu như chưa có. Một số chuẩn mực kế toán quốc tế quan trọng chưa được ban hành.
Theo sáng kiến Thị trường trái phiếu ASEAN + 3, Bộ Tài chính đã kết hợp với Ban thư ký ASEAN, Quỹ hỗ trợ kỹ thuật tài chính Nhật Bản – ASEAN (JAFTA) soạn thảo cuốn sổ tay trái phiếu doanh nghiệp, dự kiến sẽ hoàn tất và chính thức ban hành vào quý 4 năm nay.
Có 3 cách thường được áp dụng để huy động vốn là thông qua các khoản vay thương mại, thông qua việc phát hành trái phiếu và thông qua tiếp nhận vốn góp. Các khoản vay thương mại thường bị giới hạn về hạn mức. Với phương thức huy động vốn thông qua tiếp nhận vốn góp cho phép công ty tăng vốn mà không cần thiết phải gánh chịu bất kỳ nghĩa vụ nợ phải thanh toán tại một thời điểm xác định nào.
Tuy nhiên, quyền sở hữu có thể bị ảnh hưởng khi huy động vốn thông qua vốn góp do mất đi sự kiểm soát vì phải chia sẻ quyền sở hữu đối với các nhà đầu tư khác. Trong khi đó, đối với trái phiếu, tổ chức phát hành có thể trực tiếp bán trái phiếu cho nhà đầu tư, làm giảm bớt các trung gian, nên chi phí cho việc vay vốn cũng có xu hướng thấp hơn.
Mặt khác, khối lượng trái phiếu thường không nhất thiết bị hạn chế vì vậy thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp.
Theo ông Hoàng Gia Hiệp, Phó tổng giám đốc Công ty Tài chính công nghiệp tàu thuỷ: “Việc huy động vốn từ trái phiếu cần gắn với thị trường. Từ trước đây, Vinashin đã chú trọng đến việc phát triển nguồn vốn thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp cho giai đoạn 2001-2005.
Đến giữa năm 2003, Vinashin đã có kế hoạch phát hành trái phiếu nhưng không thực hiện được. Và phải đến giữa năm 2005, Vinashin mới phát hành đợt trái phiếu đầu tiên với thời hạn phát hành chỉ có hai năm. Và căn cứ theo nhu cầu thị trường vào thời điểm đấy, chúng tôi đã tiếp tục phát hành trái phiếu thời hạn hai năm từ giữa năm 2005 đến giữa năm 2006. Và phải đến tháng 10/2006, chúng tôi quyết định lần đầu tiên phát hành trái phiếu 5 năm và sau đó là 10 năm”.
Điểm thứ hai là, các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc quản lý quỹ vì nguồn vốn huy động được từ trái phiếu là nguồn vốn phải trả một lần. “Trong tình hình thị trường có nhiều biến động, có tác động đến việc sử dụng nguồn vốn của các doanh nghiệp thì công tác quản lý quỹ là cực kỳ quan trọng và đây cùng là một điểm yếu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam” ông Hoàng Gia Hiệp nhận xét.
Vấn đề thứ ba được các chuyên gia rất quan tâm là tính thanh khoản của thị trường trái phiếu Việt Nam hiện tại vẫn còn rất thấp. Nguyên nhân là, thị trường trái phiếu còn sơ khai và chưa có những tổ chức định mức tín dụng tốt để đảm bảo niềm tin của các nhà đầu tư vào các loại trái phiếu trên thị trường.
Vì vậy, nhà đầu tư lo ngại khả năng thanh toán của các tổ chức phát hành và tính thanh khoản của trái phiếu. Hơn nữa, số lượng các tổ chức phát hành còn khá nhỏ, vì thế các nhà đầu tư ít có cơ hội lựa chọn hàng hoá trên thị trường.
Ông B.Arjonillo, Giám đốc Kinh doanh ngoại hối - Ngân hàng Citibank Việt Nam nói: “Các nguyên nhân nói trên đều có liên quan với nhau và cần được bổ sung, phát triển. Để đẩy mạnh tính thanh khoản của thị trường trái phiếu cần có thị trường OTC của trái phiếu cũng phải rất phát triển. Đồng thời, cần phát triển tốt thị trường trái phiếu chính phủ thì mới có thể phát triển mạnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp.”
Một vấn đề nữa để các thị trường trái phiếu có thể hoạt động thông suốt là tính minh bạch, công khai của thị trường. Theo ông Hisatsugu Furukawa, tư vấn của tổ chức JICA, Nhật Bản: “Các bạn cần có cơ chế đối thoại liên bộ, đối thoại giữa các bên có liên quan để phát triển thị trường. Yếu tố cản trở sự phát triển của thị trường thứ cấp là hoạt động “repo”. Chính phủ và các cơ quan chức năng chưa có quy định cụ thể về hoạt động “repo” nên các công ty không biết phải tuân theo quy định nào.”
Tuy nhiên, thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, quy mô rất nhỏ và mang tính riêng lẻ.
Để lấy ý kiến đóng góp cho việc phát triển thị trường này, ngày 14/8/2007, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội thảo về phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam.
Sau khi Chính phủ ban hành nghị định 120/CP ngày 17/9/1994 về phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước, thị trường trái phiếu bắt đầu manh nha hình thành. Tuy nhiên, phải đến năm 1996, thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới có những bước đột phá mới, khởi đầu bằng việc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) huy động được 5 triệu USD.
Năm 1998, Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin EIS huy động được 10 tỷ. Năm 2003, Tổng công ty Dầu khí huy động được 300 tỷ; Tổng công ty Xi măng được 200 tỷ đồng; EVN được 300 tỷ. Việc huy động vốn trên thị trường trái phiếu trong giai đoạn này hầu như chưa phát triển. Các tổ chức phát hành chủ yếu là các tổ chức tín dụng và rất ít các doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Năm 2006 đánh dấu một bước ngoặc mới cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam khi Nghị định 52/2006/NĐ-CP chính thức được ban hành. Theo đó, chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ là các doanh nghiệp Nhà nước như trước đây mà còn có các công ty TNHH, công ty cổ phần và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với một nguyên tắc chung là các doanh nghiệp phải tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm và công khai minh bạch thông tin.
Trong năm 2006, Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) huy động được 800 tỷ đồng, Tập đoàn EVN: 5.000 tỷ đồng. Đến tháng 7/2007, Vinashin phát hành thêm được 3.000 tỷ đồng, Vilexim được 5 tỷ, Tổng công ty thép được 400 tỷ đồng, Vinaconex huy động được 1.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn được đánh giá là hầu như chưa phát triển. Các nhà đầu tư chủ yếu “mua” và “giữ” trái phiếu tới khi đáo hạn. Các dịch vụ liên quan nhằm hỗ trợ thị trường hầu như chưa có. Một số chuẩn mực kế toán quốc tế quan trọng chưa được ban hành.
Theo sáng kiến Thị trường trái phiếu ASEAN + 3, Bộ Tài chính đã kết hợp với Ban thư ký ASEAN, Quỹ hỗ trợ kỹ thuật tài chính Nhật Bản – ASEAN (JAFTA) soạn thảo cuốn sổ tay trái phiếu doanh nghiệp, dự kiến sẽ hoàn tất và chính thức ban hành vào quý 4 năm nay.
Có 3 cách thường được áp dụng để huy động vốn là thông qua các khoản vay thương mại, thông qua việc phát hành trái phiếu và thông qua tiếp nhận vốn góp. Các khoản vay thương mại thường bị giới hạn về hạn mức. Với phương thức huy động vốn thông qua tiếp nhận vốn góp cho phép công ty tăng vốn mà không cần thiết phải gánh chịu bất kỳ nghĩa vụ nợ phải thanh toán tại một thời điểm xác định nào.
Tuy nhiên, quyền sở hữu có thể bị ảnh hưởng khi huy động vốn thông qua vốn góp do mất đi sự kiểm soát vì phải chia sẻ quyền sở hữu đối với các nhà đầu tư khác. Trong khi đó, đối với trái phiếu, tổ chức phát hành có thể trực tiếp bán trái phiếu cho nhà đầu tư, làm giảm bớt các trung gian, nên chi phí cho việc vay vốn cũng có xu hướng thấp hơn.
Mặt khác, khối lượng trái phiếu thường không nhất thiết bị hạn chế vì vậy thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp.
Theo ông Hoàng Gia Hiệp, Phó tổng giám đốc Công ty Tài chính công nghiệp tàu thuỷ: “Việc huy động vốn từ trái phiếu cần gắn với thị trường. Từ trước đây, Vinashin đã chú trọng đến việc phát triển nguồn vốn thông qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp cho giai đoạn 2001-2005.
Đến giữa năm 2003, Vinashin đã có kế hoạch phát hành trái phiếu nhưng không thực hiện được. Và phải đến giữa năm 2005, Vinashin mới phát hành đợt trái phiếu đầu tiên với thời hạn phát hành chỉ có hai năm. Và căn cứ theo nhu cầu thị trường vào thời điểm đấy, chúng tôi đã tiếp tục phát hành trái phiếu thời hạn hai năm từ giữa năm 2005 đến giữa năm 2006. Và phải đến tháng 10/2006, chúng tôi quyết định lần đầu tiên phát hành trái phiếu 5 năm và sau đó là 10 năm”.
Điểm thứ hai là, các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc quản lý quỹ vì nguồn vốn huy động được từ trái phiếu là nguồn vốn phải trả một lần. “Trong tình hình thị trường có nhiều biến động, có tác động đến việc sử dụng nguồn vốn của các doanh nghiệp thì công tác quản lý quỹ là cực kỳ quan trọng và đây cùng là một điểm yếu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam” ông Hoàng Gia Hiệp nhận xét.
Vấn đề thứ ba được các chuyên gia rất quan tâm là tính thanh khoản của thị trường trái phiếu Việt Nam hiện tại vẫn còn rất thấp. Nguyên nhân là, thị trường trái phiếu còn sơ khai và chưa có những tổ chức định mức tín dụng tốt để đảm bảo niềm tin của các nhà đầu tư vào các loại trái phiếu trên thị trường.
Vì vậy, nhà đầu tư lo ngại khả năng thanh toán của các tổ chức phát hành và tính thanh khoản của trái phiếu. Hơn nữa, số lượng các tổ chức phát hành còn khá nhỏ, vì thế các nhà đầu tư ít có cơ hội lựa chọn hàng hoá trên thị trường.
Ông B.Arjonillo, Giám đốc Kinh doanh ngoại hối - Ngân hàng Citibank Việt Nam nói: “Các nguyên nhân nói trên đều có liên quan với nhau và cần được bổ sung, phát triển. Để đẩy mạnh tính thanh khoản của thị trường trái phiếu cần có thị trường OTC của trái phiếu cũng phải rất phát triển. Đồng thời, cần phát triển tốt thị trường trái phiếu chính phủ thì mới có thể phát triển mạnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp.”
Một vấn đề nữa để các thị trường trái phiếu có thể hoạt động thông suốt là tính minh bạch, công khai của thị trường. Theo ông Hisatsugu Furukawa, tư vấn của tổ chức JICA, Nhật Bản: “Các bạn cần có cơ chế đối thoại liên bộ, đối thoại giữa các bên có liên quan để phát triển thị trường. Yếu tố cản trở sự phát triển của thị trường thứ cấp là hoạt động “repo”. Chính phủ và các cơ quan chức năng chưa có quy định cụ thể về hoạt động “repo” nên các công ty không biết phải tuân theo quy định nào.”