Thấy gì từ thông điệp hạ trần lãi suất huy động xuống 13%?
Chiều 6/3, Thống đốc Nguyễn Văn Bình chính thức thông báo lãi suất sẽ đồng loạt giảm 1% trong một vài ngày tới
Chiều 6/3, Thống đốc Nguyễn Văn Bình chính thức thông báo lãi suất sẽ đồng loạt giảm 1% trong một vài ngày tới, trong đó có lãi suất trần huy động.
Đây là thông tin phần nào đã được dự báo và kỳ vọng trước đó, trong đó có đề cập khả năng Chính phủ có thể dùng “ý chí” để hạ lãi suất trước tình hình đòi hỏi cấp bách hiện nay của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù mang nghĩa khá hành chính, người viết nhìn nhận đây là một động thái mang tính tích cực và kịp thời trong bối cảnh hiện tại.
Trước hết, phải khẳng định tính cơ sở của việc hạ lãi suất. Như đã từng đề cập, băn khoăn lớn nhất để hạ lãi suất, ngoài vấn đề lạm phát, là giải quyết thanh khoản ngân hàng. Điều này gây nên những lo ngại rằng lãi suất có thể cần một thời gian rất lâu nữa mới có thể hạ do thanh khoản khó có thể được giả quyết ngay.
Tuy nhiên, quan sát cách xử lý hệ thống ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua, có thể thấy Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện một bước đi dứt khoát trong việc tách bạch những nhóm ngân hàng yếu - khó khăn thanh khoản để xử lý riêng, với hệ thống còn lại.
Có thể hình dung đây là cách “khoanh vùng để chữa bệnh” để những khó khăn về thanh khoản này không bị lây lan và ảnh hưởng đến toàn hệ thống.
Trên thị trường ngân hàng, hiện có thể thấy hai bộ phận. Một bên là nhóm các ngân hàng lớn dồi dào thanh khoản, với lãi suất có xu hướng hạ khá rõ ràng. Một bên là nhóm các ngân hàng yếu vẫn huy động trần (thậm chí vượt trần), với tình hình lãi suất vẫn rất căng thẳng.
Nếu tách bạch được hai bộ phận này, thì các thông tin về khả năng hạ lãi suất là có thực, và nó sẽ đến từ nhóm các ngân hàng lớn, với nguồn khách tốt và thanh khoản ổn định.
Nhóm ngân hàng yếu kém còn lại chỉ chiếm dưới 10% thị phần, nên nếu Ngân hàng Nhà nước khoanh lại, chủ động bơm tiền xử lý và đóng của huy động lãi suất cao của các ngân hàng này trên thị trường, thì có thể hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề thanh khoản nhóm ngân hàng này lên hệ thống.
Xu hướng giảm lãi suất là khá rõ ràng với nhóm ngân hàng lớn, khi nguồn vốn của các ngân hàng này khá dồi dào bởi một số lý do: (i) dòng vốn chảy từ các ngân hàng lớn sang ngân hàng nhỏ trên thị trường liên ngân hàng không còn như xưa do những vấn đề về tín nhiệm giữa các ngân hàng và (ii) khách hàng tốt thực chất không muốn vay với lãi suất như hiện nay.
Cần nói thêm là khi đầu ra cho vay bị hạn chế, các ngân hàng có thể dùng tiền mua các tài sản khác như trái phiếu Chính phủ và thực tế cho thấy lãi suất trái phiếu Chính phủ đã hạ khá mạnh trong thời gian qua (xem biểu đồ bên dưới). Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất liên ngân hàng ngày 1/3 kỳ hạn qua đêm chỉ còn 9,66% một năm, giảm 1,4% so với hôm 29/2. Trước đó, trong hai ngày 27/2 và 29/2, lãi suất cho vay thị trường 2 kỳ hạn 2 tuần giảm xuống lần lượt là 9,44% và 9,67% là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy tình trạng dồi dào thanh khoản tại nhóm ngân hàng lớn.
Lãi suất trái phiếu Chính phủ đã hạ khá mạnh trong thời gian qua - Nguồn: Bloomberg, BSC.
Tuy nhiên, khi thanh khoản dồi dào mà không cho vay được, các ngân hàng sẽ buộc phải hạ lãi suất cho vay, và do vậy sẽ tạo áp lực hạ cả lãi suất huy động. Gần đây đã có một số ngân hàng đã hạ lãi suất cho vay dưới trần 14%. Tuy nhiên, kỳ vọng của người dân với lãi suất tiền gửi cao vẫn rất lớn, nên thông báo của Thống đốc về hạ lãi suất là một liều thuốc rất tốt để hạ kỳ vọng tiền gửi lãi suất cao của người dân xuống. Đây là yếu tố then chốt để duy trì thanh khoản trong hệ thống và hạ lãi suất.
Như vậy, việc Thống đốc đưa ra thông báo sẽ hạ lãi suất thêm 1% mang nhiều ý nghĩa tích cực hơn tính chất “hành chính” tiêu cực, thể hiện ở một số điểm:
- Thể hiện quyết tâm và tính khả thi của việc hạ lãi suất. Sau khi thực hiện hầu hết các cam kết về điều hành tiền tệ trong năm 2011, có thể nói những tuyên bố của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về giảm lãi suất sẽ được thị trường kỳ vọng với tính khả thi lãi suất thật sự giảm là cao. Điều này tạo thêm sự đồng thuận trong việc thực hiện giảm lãi suất từ phía ngân hàng và người dân.
- Làm giảm kỳ vọng lãi suất cao đối với tiền gửi của người dân. Với uy tín của mình trong các tuyên bố trước đó, tuyên bố lần này của Thống đốc có thể khiến người dân có thể vẫn chấp nhận gửi tiền với lãi suất thấp hơn 14%. Điều này sẽ khiến thanh khoản tại ngân hàng không bị ảnh hưởng nhiều với việc hạ trần lãi suất huy động.
- Cách đưa thông tin về chính sách tiền tệ có tính chất “dự báo” rất tốt. Một chính sách tốt là chính sách có thể dự báo được, tránh gây sốc. Thực tế việc hạ lãi suất 1% của Ngân hàng Nhà nước đã được thị trường dự báo từ lâu. Cách thức đưa tin của Thống đốc cũng “mềm” hơn và có tính chất thăm dò như tuyên bố “trong một vài ngày tới sẽ thực hiện”. Đây là cách mà các cơ quan chính sách điều hành tiền tệ thường làm như chính sách của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đối với nước Mỹ.
Thông điệp mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sẽ hạ lãi suất 1% là bước đi quyết liệt, hợp lý, và đồng bộ. Thị trường sẽ phản ứng tích cực và tin tưởng hơn vào khả năng hạ lãi suất một khi cơ quan chính sách đầu ngành đưa ra những tuyên bố có tính chất định hướng cao và có cơ sở.
Đây là thông tin phần nào đã được dự báo và kỳ vọng trước đó, trong đó có đề cập khả năng Chính phủ có thể dùng “ý chí” để hạ lãi suất trước tình hình đòi hỏi cấp bách hiện nay của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù mang nghĩa khá hành chính, người viết nhìn nhận đây là một động thái mang tính tích cực và kịp thời trong bối cảnh hiện tại.
Trước hết, phải khẳng định tính cơ sở của việc hạ lãi suất. Như đã từng đề cập, băn khoăn lớn nhất để hạ lãi suất, ngoài vấn đề lạm phát, là giải quyết thanh khoản ngân hàng. Điều này gây nên những lo ngại rằng lãi suất có thể cần một thời gian rất lâu nữa mới có thể hạ do thanh khoản khó có thể được giả quyết ngay.
Tuy nhiên, quan sát cách xử lý hệ thống ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua, có thể thấy Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện một bước đi dứt khoát trong việc tách bạch những nhóm ngân hàng yếu - khó khăn thanh khoản để xử lý riêng, với hệ thống còn lại.
Có thể hình dung đây là cách “khoanh vùng để chữa bệnh” để những khó khăn về thanh khoản này không bị lây lan và ảnh hưởng đến toàn hệ thống.
Trên thị trường ngân hàng, hiện có thể thấy hai bộ phận. Một bên là nhóm các ngân hàng lớn dồi dào thanh khoản, với lãi suất có xu hướng hạ khá rõ ràng. Một bên là nhóm các ngân hàng yếu vẫn huy động trần (thậm chí vượt trần), với tình hình lãi suất vẫn rất căng thẳng.
Nếu tách bạch được hai bộ phận này, thì các thông tin về khả năng hạ lãi suất là có thực, và nó sẽ đến từ nhóm các ngân hàng lớn, với nguồn khách tốt và thanh khoản ổn định.
Nhóm ngân hàng yếu kém còn lại chỉ chiếm dưới 10% thị phần, nên nếu Ngân hàng Nhà nước khoanh lại, chủ động bơm tiền xử lý và đóng của huy động lãi suất cao của các ngân hàng này trên thị trường, thì có thể hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề thanh khoản nhóm ngân hàng này lên hệ thống.
Xu hướng giảm lãi suất là khá rõ ràng với nhóm ngân hàng lớn, khi nguồn vốn của các ngân hàng này khá dồi dào bởi một số lý do: (i) dòng vốn chảy từ các ngân hàng lớn sang ngân hàng nhỏ trên thị trường liên ngân hàng không còn như xưa do những vấn đề về tín nhiệm giữa các ngân hàng và (ii) khách hàng tốt thực chất không muốn vay với lãi suất như hiện nay.
Cần nói thêm là khi đầu ra cho vay bị hạn chế, các ngân hàng có thể dùng tiền mua các tài sản khác như trái phiếu Chính phủ và thực tế cho thấy lãi suất trái phiếu Chính phủ đã hạ khá mạnh trong thời gian qua (xem biểu đồ bên dưới). Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất liên ngân hàng ngày 1/3 kỳ hạn qua đêm chỉ còn 9,66% một năm, giảm 1,4% so với hôm 29/2. Trước đó, trong hai ngày 27/2 và 29/2, lãi suất cho vay thị trường 2 kỳ hạn 2 tuần giảm xuống lần lượt là 9,44% và 9,67% là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy tình trạng dồi dào thanh khoản tại nhóm ngân hàng lớn.
Lãi suất trái phiếu Chính phủ đã hạ khá mạnh trong thời gian qua - Nguồn: Bloomberg, BSC.
Tuy nhiên, khi thanh khoản dồi dào mà không cho vay được, các ngân hàng sẽ buộc phải hạ lãi suất cho vay, và do vậy sẽ tạo áp lực hạ cả lãi suất huy động. Gần đây đã có một số ngân hàng đã hạ lãi suất cho vay dưới trần 14%. Tuy nhiên, kỳ vọng của người dân với lãi suất tiền gửi cao vẫn rất lớn, nên thông báo của Thống đốc về hạ lãi suất là một liều thuốc rất tốt để hạ kỳ vọng tiền gửi lãi suất cao của người dân xuống. Đây là yếu tố then chốt để duy trì thanh khoản trong hệ thống và hạ lãi suất.
Như vậy, việc Thống đốc đưa ra thông báo sẽ hạ lãi suất thêm 1% mang nhiều ý nghĩa tích cực hơn tính chất “hành chính” tiêu cực, thể hiện ở một số điểm:
- Thể hiện quyết tâm và tính khả thi của việc hạ lãi suất. Sau khi thực hiện hầu hết các cam kết về điều hành tiền tệ trong năm 2011, có thể nói những tuyên bố của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về giảm lãi suất sẽ được thị trường kỳ vọng với tính khả thi lãi suất thật sự giảm là cao. Điều này tạo thêm sự đồng thuận trong việc thực hiện giảm lãi suất từ phía ngân hàng và người dân.
- Làm giảm kỳ vọng lãi suất cao đối với tiền gửi của người dân. Với uy tín của mình trong các tuyên bố trước đó, tuyên bố lần này của Thống đốc có thể khiến người dân có thể vẫn chấp nhận gửi tiền với lãi suất thấp hơn 14%. Điều này sẽ khiến thanh khoản tại ngân hàng không bị ảnh hưởng nhiều với việc hạ trần lãi suất huy động.
- Cách đưa thông tin về chính sách tiền tệ có tính chất “dự báo” rất tốt. Một chính sách tốt là chính sách có thể dự báo được, tránh gây sốc. Thực tế việc hạ lãi suất 1% của Ngân hàng Nhà nước đã được thị trường dự báo từ lâu. Cách thức đưa tin của Thống đốc cũng “mềm” hơn và có tính chất thăm dò như tuyên bố “trong một vài ngày tới sẽ thực hiện”. Đây là cách mà các cơ quan chính sách điều hành tiền tệ thường làm như chính sách của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đối với nước Mỹ.
Thông điệp mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sẽ hạ lãi suất 1% là bước đi quyết liệt, hợp lý, và đồng bộ. Thị trường sẽ phản ứng tích cực và tin tưởng hơn vào khả năng hạ lãi suất một khi cơ quan chính sách đầu ngành đưa ra những tuyên bố có tính chất định hướng cao và có cơ sở.