Thống đốc: “Mỗi quý có thể giảm 1% lãi suất”
Nếu mọi yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát đều trở nên tích cực, lãi suất huy động trong hệ thống ngân hàng mỗi quý sẽ giảm 1%
Nếu mọi yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát đều trở nên tích cực, lãi suất huy động trong hệ thống ngân hàng mỗi quý sẽ giảm 1%.
Thông tin vừa được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra tại cuộc họp báo Chính phủ, tổ chức chiều tối ngày 6/3.
Theo Thống đốc, kết thúc năm 2011, nền kinh tế đã đạt được những nội dung cơ bản của Nghị quyết 11/CP. Đó là nền tảng tốt để thực hiện những nhiệm vụ của năm 2012. Đến thời điểm này, về cơ bản đã có tiền đề, cơ sở để hoàn thành nhiệm vụ năm của cả năm.
Trong lĩnh vực ngân hàng, Thống đốc Bình cho hay, trong quý 4/2011, hệ thống đã giảm được một chút mặt bằng lãi suất, đưa lãi suất cho vay đối với sản xuất kinh doanh ở mức 17 - 19%, giảm từ 1 - 2%/năm so với thời gian trước đó.
Tuy nhiên, khi đó hệ thống gặp phải khó khăn thanh khoản, một số ngân hàng đã phải vay vốn hoặc tái cấp vốn để đảm bảo thanh khoản.
Sang đầu năm nay, diễn biến đã đi theo hướng tích cực hơn. Đến giờ phút này, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có thể tạm thời coi là lành mạnh. Mức lãi suất đã giảm khá mạnh, biến động từ 7 - 14%/năm.
Thông tin về “sức khỏe” của hệ thống ngân hàng, Thống đốc cho hay, trong hệ thống các tổ chức tín dụng hiện nay, có 9 tổ chức tín dụng có tình hình tài chính yếu kém, nhưng đang nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước. Hiện cơ quan này đang cùng các tổ chức nói trên xây dựng các kế hoạch tái cơ cấu lại tổ chức, hoạt động.
Cũng theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, về số lượng, 9 tổ chức này chỉ chiếm khoảng chưa đến 10% hệ thống ngân hàng, trong đó thị phần của họ chỉ chiếm khoảng 6%, nên ảnh hưởng không đáng kể đến hoạt động của thị trường.
“Tuy nhiên, do họ có khó khăn về tài chính, có nợ quá hạn nên họ phải chịu một mức lãi suất cao hơn 14%/năm, cụ thể là khoảng 18 - 20%”, ông Bình nói.
Còn về thanh khoản của hệ thống ngân hàng nói chung, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho hay, vừa qua Chính phủ đã phát hành khá thành công một lượng lớn trái phiếu Chính phủ với lãi suất cao nhất chỉ 11,27%, nhưng đã có rất nhiều tổ chức tín dụng tham gia mua, điều đó cho thấy thanh khoản của các ngân hàng đã được cải thiện rất nhiều.
Đặc biệt, thực tế đó đã cho thấy kỳ vọng về giảm lãi suất, lạm phát trong nền kinh tế đã ngày càng trở thành hiện thực.
Liên quan đến lộ trình giảm lãi suất, Thống đốc cho hay, cơ quan này đã có báo cáo cụ thể, đánh giá toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước hiện nay là “đã đến lúc hạ lãi suất khoảng 1%”.
Theo đó, tất cả các lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước như lãi suất trên thị trường mở, tái cấp vốn, qua đêm sẽ được đồng loạt giảm 1%. Đối với thị trường các tổ chức tín dụng, trần lãi suất cũng sẽ được giảm 1%.
Trả lời câu hỏi của báo giới, phải chăng Việt Nam đã vội vã nới lỏng chính sách tiền tệ, tạo áp lực lên lạm phát, Thống đốc Nguyễn Văn Bình giải thích: “Chúng tôi đã kết hợp hài hòa nên có thể khẳng định rằng, tình hình thanh khoản đã cải thiện, song Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện một số biện pháp điều phối việc cung ứng tiền theo hướng tạo ra các nguồn vốn đề các tổ chức tín dụng có thể cho vay được.
Thực tế vừa qua chúng ta cũng chủ yếu giải quyết vấn đề thanh khoản, những vấn đề ngắn hạn... Trong chương trình tái cấp vốn sắp tới, kỳ hạn có thể sẽ được nâng lên, tạo cú hích ban đầu cho các tổ chức tín dụng có nguồn vốn để cho vay”.
Bên cạnh đó, tỷ giá hết sức ổn định. Hiện Ngân hàng Nhà nước đang mua vào một lượng rất lớn ngoại tệ để cân đối thị trường và giúp nâng cao dự trữ ngoại hối.
Nếu so với năm 2010 thì dự trữ ngoại hối 2011 của chúng ta đã tăng khoảng 50%, riêng 2 tháng đầu năm nay đã tăng thêm khoảng 20% nữa. Điều này cũng đồng nghĩa Ngân hàng Nhà nước đã đẩy ra thị trường một lượng lớn VND. Với các biện pháp đó, chúng tôi khẳng định thanh khoản của các tổ chức tín dụng sẽ tiếp tục được cải thiện trong thời gian tới.
Tuy nhiên, đi cùng với đó, chúng tôi cũng sẽ phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước với các kỳ hạn 1, 3 và 6 tháng, thậm chí đến 364 ngày, với một mức lãi suất hợp lý để duy trì ổn định lãi suất trên thị trường, đồng thời hút lượng vốn tạm thời dư thừa của các tổ chức tín dụng.
Do đó, thanh khoản vừa được đảm bảo, tăng trưởng đảm bảo nhưng vẫn kiểm soát được dòng tiền dư thừa trong nền kinh tế, tránh gây áp lực lên lạm phát và thị trường ngoại hối.
“Vài ngày tới chúng tôi sẽ chính thức công bố quyết định hạ lãi suất”, ông Bình nói.
Liên quan đến lộ trình giảm lãi suất trong năm nay, người đứng đầu ngành ngân hàng cho biết, năm nay cơ quan này điều hành chính sách tiền tệ theo định hướng kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, để kiềm chế được lạm phát phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác trong và ngoài nước.
“Nếu mọi yếu tố đều thuận lợi, lạm phát về dần một con số, thì lãi suất cuối năm nay lãi suất huy động trong hệ thống ngân hàng sẽ xoay quanh mức 10%, tức là mỗi quý chúng ta giảm 1% lãi suất”.
Thông tin vừa được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra tại cuộc họp báo Chính phủ, tổ chức chiều tối ngày 6/3.
Theo Thống đốc, kết thúc năm 2011, nền kinh tế đã đạt được những nội dung cơ bản của Nghị quyết 11/CP. Đó là nền tảng tốt để thực hiện những nhiệm vụ của năm 2012. Đến thời điểm này, về cơ bản đã có tiền đề, cơ sở để hoàn thành nhiệm vụ năm của cả năm.
Trong lĩnh vực ngân hàng, Thống đốc Bình cho hay, trong quý 4/2011, hệ thống đã giảm được một chút mặt bằng lãi suất, đưa lãi suất cho vay đối với sản xuất kinh doanh ở mức 17 - 19%, giảm từ 1 - 2%/năm so với thời gian trước đó.
Tuy nhiên, khi đó hệ thống gặp phải khó khăn thanh khoản, một số ngân hàng đã phải vay vốn hoặc tái cấp vốn để đảm bảo thanh khoản.
Sang đầu năm nay, diễn biến đã đi theo hướng tích cực hơn. Đến giờ phút này, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có thể tạm thời coi là lành mạnh. Mức lãi suất đã giảm khá mạnh, biến động từ 7 - 14%/năm.
Thông tin về “sức khỏe” của hệ thống ngân hàng, Thống đốc cho hay, trong hệ thống các tổ chức tín dụng hiện nay, có 9 tổ chức tín dụng có tình hình tài chính yếu kém, nhưng đang nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước. Hiện cơ quan này đang cùng các tổ chức nói trên xây dựng các kế hoạch tái cơ cấu lại tổ chức, hoạt động.
Cũng theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, về số lượng, 9 tổ chức này chỉ chiếm khoảng chưa đến 10% hệ thống ngân hàng, trong đó thị phần của họ chỉ chiếm khoảng 6%, nên ảnh hưởng không đáng kể đến hoạt động của thị trường.
“Tuy nhiên, do họ có khó khăn về tài chính, có nợ quá hạn nên họ phải chịu một mức lãi suất cao hơn 14%/năm, cụ thể là khoảng 18 - 20%”, ông Bình nói.
Còn về thanh khoản của hệ thống ngân hàng nói chung, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho hay, vừa qua Chính phủ đã phát hành khá thành công một lượng lớn trái phiếu Chính phủ với lãi suất cao nhất chỉ 11,27%, nhưng đã có rất nhiều tổ chức tín dụng tham gia mua, điều đó cho thấy thanh khoản của các ngân hàng đã được cải thiện rất nhiều.
Đặc biệt, thực tế đó đã cho thấy kỳ vọng về giảm lãi suất, lạm phát trong nền kinh tế đã ngày càng trở thành hiện thực.
Liên quan đến lộ trình giảm lãi suất, Thống đốc cho hay, cơ quan này đã có báo cáo cụ thể, đánh giá toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước hiện nay là “đã đến lúc hạ lãi suất khoảng 1%”.
Theo đó, tất cả các lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước như lãi suất trên thị trường mở, tái cấp vốn, qua đêm sẽ được đồng loạt giảm 1%. Đối với thị trường các tổ chức tín dụng, trần lãi suất cũng sẽ được giảm 1%.
Trả lời câu hỏi của báo giới, phải chăng Việt Nam đã vội vã nới lỏng chính sách tiền tệ, tạo áp lực lên lạm phát, Thống đốc Nguyễn Văn Bình giải thích: “Chúng tôi đã kết hợp hài hòa nên có thể khẳng định rằng, tình hình thanh khoản đã cải thiện, song Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện một số biện pháp điều phối việc cung ứng tiền theo hướng tạo ra các nguồn vốn đề các tổ chức tín dụng có thể cho vay được.
Thực tế vừa qua chúng ta cũng chủ yếu giải quyết vấn đề thanh khoản, những vấn đề ngắn hạn... Trong chương trình tái cấp vốn sắp tới, kỳ hạn có thể sẽ được nâng lên, tạo cú hích ban đầu cho các tổ chức tín dụng có nguồn vốn để cho vay”.
Bên cạnh đó, tỷ giá hết sức ổn định. Hiện Ngân hàng Nhà nước đang mua vào một lượng rất lớn ngoại tệ để cân đối thị trường và giúp nâng cao dự trữ ngoại hối.
Nếu so với năm 2010 thì dự trữ ngoại hối 2011 của chúng ta đã tăng khoảng 50%, riêng 2 tháng đầu năm nay đã tăng thêm khoảng 20% nữa. Điều này cũng đồng nghĩa Ngân hàng Nhà nước đã đẩy ra thị trường một lượng lớn VND. Với các biện pháp đó, chúng tôi khẳng định thanh khoản của các tổ chức tín dụng sẽ tiếp tục được cải thiện trong thời gian tới.
Tuy nhiên, đi cùng với đó, chúng tôi cũng sẽ phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước với các kỳ hạn 1, 3 và 6 tháng, thậm chí đến 364 ngày, với một mức lãi suất hợp lý để duy trì ổn định lãi suất trên thị trường, đồng thời hút lượng vốn tạm thời dư thừa của các tổ chức tín dụng.
Do đó, thanh khoản vừa được đảm bảo, tăng trưởng đảm bảo nhưng vẫn kiểm soát được dòng tiền dư thừa trong nền kinh tế, tránh gây áp lực lên lạm phát và thị trường ngoại hối.
“Vài ngày tới chúng tôi sẽ chính thức công bố quyết định hạ lãi suất”, ông Bình nói.
Liên quan đến lộ trình giảm lãi suất trong năm nay, người đứng đầu ngành ngân hàng cho biết, năm nay cơ quan này điều hành chính sách tiền tệ theo định hướng kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, để kiềm chế được lạm phát phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác trong và ngoài nước.
“Nếu mọi yếu tố đều thuận lợi, lạm phát về dần một con số, thì lãi suất cuối năm nay lãi suất huy động trong hệ thống ngân hàng sẽ xoay quanh mức 10%, tức là mỗi quý chúng ta giảm 1% lãi suất”.