Thế giới có nguy cơ “bội thực” cao su
Tình trạng thiếu cao su của thế giới đang có khả năng chuyển thành thừa mứa mặt hàng này
Tình trạng thiếu cao su của thế giới đang có khả năng chuyển thành dư thừa do kinh tế Trung Quốc - nước tiêu thụ nhiều cao su nhất - đang tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong 3 năm.
Theo tin từ Bloomberg, một số chuyên gia cho rằng, thế giới sẽ thừa ra 402.000 tấn cao su trong 6 tháng cuối năm nay, từ chỗ thiếu 134.000 tấn trong 6 tháng đầu năm.
Tháng trước, thị trường cao su thế giới đã rơi vào trạng thái thị trường đầu cơ giá xuống (bear market). Theo dự báo của giới phân tích, giá cao su trên thị trường Tokyo sẽ còn giảm thêm 20% trong thời gian từ nay đến cuối năm, về 200 Yên/kg, tương đương 2.532 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 10/2009.
Kể từ đầu quý 2 tới nay, giá cao su thế giới đã giảm 22%, đánh dấu quý giảm tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và vượt xa mức giảm 16% của giá hàng hóa cơ bản nói chung. Tình trạng giá cao su tụt dốc đã trở thành “ác mộng” đối với các nhà trồng cao su từ Thái Lan, Bờ Biển Ngà tới Indonesia.
Nếu so với thời điểm đầu năm, giá cao su trên Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) hiện giảm 4,5%, còn 251,5 Yên/kg tính đến chiều nay (19/6), thấp hơn 53% so với mức giá kỷ lục 535,7 Yên/kg vào tháng 2/2011.
“Chúng tôi vẫn còn bi quan về triển vọng giá cao su. Các kho dự trữ cao su còn có khả năng tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm do sản lượng tăng mà nhu cầu lại giảm”, ông Chris Pardey, Giám đốc điều hành của RCMA Commodities Asia Group ở Singapore, nhận định.
Giới giao dịch cao su càng trở nên lo ngại khi diện tích trồng cao su vẫn đang được mở rộng bất chấp giá giảm. Ông Pardey dự báo, sản lượng cao su toàn thế giới năm nay có thể đạt mức kỷ lục 11,4 triệu tấn, vượt quá nhu cầu được dự báo ở mức 11,1 triệu tấn. Như vậy, sẽ có khoảng 320.000 tấn cao su bị thừa ra trong cả năm nay.
Trung Quốc hiện chiếm tới 33% nhu cầu cao su của thế giới, trong khi săm lốp xe chiếm 70% lượng cao su tự nhiên được tiêu thụ ở nước này. Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc được các chuyên gia trong một cuộc thăm dò do Bloomberg tổ chức dự báo chỉ tăng 7,9% trong quý 2 năm nay.
Các hãng săm lốp ôtô dư thừa nguồn cung cao su là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Lượng cao su trong các nhà kho ngoại quan ở Qingdao, cảng nhập cao su chính của Trung Quốc, được dự báo sẽ tăng thêm 20% trong thời gian từ nay tới tháng 12, lên mức 332.600 tấn, cao nhất trong 3 năm.
5 tháng đầu năm nay, sản lượng bán hàng xe tải tại Trung Quốc đã giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc. Một chiếc lốp xe tải tải trọng trung bình tới hạng nặng sử dụng 18 kg cao su tự nhiên, so với mức chưa đầy 1 kg cao su để sản xuất lốp xe bình thường.
Theo nhận định của các chuyên gia thuộc công ty RCMA, nhu cầu cao su của Trung Quốc sẽ giảm 2,3% trong năm nay, còn 3,69 triệu tấn. Nhu cầu cao su của châu Âu được dự báo sẽ giảm 3,7%, còn 1,43 triệu tấn, trong khi nhu cầu cao su của Mỹ được nhận định sẽ ở mức 964.000 tấn, không có nhiều thay đổi so với năm ngoái.
Trong khi đó, Thái Lan, nước chiếm 31% nguồn cung cao su toàn cầu, đang thu mua cao su trong nước với giá cao hơn giá thị trường để hỗ trợ nông dân. Ngoài ra, Chính phủ Thái còn tuyên bố sẽ mua 10.000 tấn cao su từ các sàn giao dịch Tokyo và Thượng Hải.
Thái Lan và Indonesia, nước sản xuất cao su lớn thứ nhì thế giới, đang xem xét các biện pháp như trì hoãn xuất khẩu, mua thêm cao su tạm trữ và tìm kiếm sự hợp tác với Malaysia, nước xuất khẩu cao su lớn thứ ba.
Theo tin từ Bloomberg, một số chuyên gia cho rằng, thế giới sẽ thừa ra 402.000 tấn cao su trong 6 tháng cuối năm nay, từ chỗ thiếu 134.000 tấn trong 6 tháng đầu năm.
Tháng trước, thị trường cao su thế giới đã rơi vào trạng thái thị trường đầu cơ giá xuống (bear market). Theo dự báo của giới phân tích, giá cao su trên thị trường Tokyo sẽ còn giảm thêm 20% trong thời gian từ nay đến cuối năm, về 200 Yên/kg, tương đương 2.532 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 10/2009.
Kể từ đầu quý 2 tới nay, giá cao su thế giới đã giảm 22%, đánh dấu quý giảm tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và vượt xa mức giảm 16% của giá hàng hóa cơ bản nói chung. Tình trạng giá cao su tụt dốc đã trở thành “ác mộng” đối với các nhà trồng cao su từ Thái Lan, Bờ Biển Ngà tới Indonesia.
Nếu so với thời điểm đầu năm, giá cao su trên Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) hiện giảm 4,5%, còn 251,5 Yên/kg tính đến chiều nay (19/6), thấp hơn 53% so với mức giá kỷ lục 535,7 Yên/kg vào tháng 2/2011.
“Chúng tôi vẫn còn bi quan về triển vọng giá cao su. Các kho dự trữ cao su còn có khả năng tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm do sản lượng tăng mà nhu cầu lại giảm”, ông Chris Pardey, Giám đốc điều hành của RCMA Commodities Asia Group ở Singapore, nhận định.
Giới giao dịch cao su càng trở nên lo ngại khi diện tích trồng cao su vẫn đang được mở rộng bất chấp giá giảm. Ông Pardey dự báo, sản lượng cao su toàn thế giới năm nay có thể đạt mức kỷ lục 11,4 triệu tấn, vượt quá nhu cầu được dự báo ở mức 11,1 triệu tấn. Như vậy, sẽ có khoảng 320.000 tấn cao su bị thừa ra trong cả năm nay.
Trung Quốc hiện chiếm tới 33% nhu cầu cao su của thế giới, trong khi săm lốp xe chiếm 70% lượng cao su tự nhiên được tiêu thụ ở nước này. Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc được các chuyên gia trong một cuộc thăm dò do Bloomberg tổ chức dự báo chỉ tăng 7,9% trong quý 2 năm nay.
Các hãng săm lốp ôtô dư thừa nguồn cung cao su là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Lượng cao su trong các nhà kho ngoại quan ở Qingdao, cảng nhập cao su chính của Trung Quốc, được dự báo sẽ tăng thêm 20% trong thời gian từ nay tới tháng 12, lên mức 332.600 tấn, cao nhất trong 3 năm.
5 tháng đầu năm nay, sản lượng bán hàng xe tải tại Trung Quốc đã giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc. Một chiếc lốp xe tải tải trọng trung bình tới hạng nặng sử dụng 18 kg cao su tự nhiên, so với mức chưa đầy 1 kg cao su để sản xuất lốp xe bình thường.
Theo nhận định của các chuyên gia thuộc công ty RCMA, nhu cầu cao su của Trung Quốc sẽ giảm 2,3% trong năm nay, còn 3,69 triệu tấn. Nhu cầu cao su của châu Âu được dự báo sẽ giảm 3,7%, còn 1,43 triệu tấn, trong khi nhu cầu cao su của Mỹ được nhận định sẽ ở mức 964.000 tấn, không có nhiều thay đổi so với năm ngoái.
Trong khi đó, Thái Lan, nước chiếm 31% nguồn cung cao su toàn cầu, đang thu mua cao su trong nước với giá cao hơn giá thị trường để hỗ trợ nông dân. Ngoài ra, Chính phủ Thái còn tuyên bố sẽ mua 10.000 tấn cao su từ các sàn giao dịch Tokyo và Thượng Hải.
Thái Lan và Indonesia, nước sản xuất cao su lớn thứ nhì thế giới, đang xem xét các biện pháp như trì hoãn xuất khẩu, mua thêm cao su tạm trữ và tìm kiếm sự hợp tác với Malaysia, nước xuất khẩu cao su lớn thứ ba.