Thêm hai ngân hàng Mỹ lâm nạn
Các nhà chức trách Mỹ ngày 22/5 đóng cửa thêm hai ngân hàng ở bang Illinois
Các nhà chức trách Mỹ ngày 22/5 đóng cửa thêm hai ngân hàng ở bang Illinois, nâng tổng số ngân hàng bị đóng cửa ở nước này từ đầu năm tới nay lên con số 36 ngân hàng.
Theo ước tính của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), sự đổ vỡ của hai ngân hàng có tên là Strategic Capital Bank và Citizens National Bank này sẽ tiêu tốn của quỹ bảo hiểm tiền gửi tổng số tiền 279 triệu USD. Đây là ngân hàng thứ tư và thứ năm ở bang Illinois “đội nón ra đi” trong năm 2009 này.
Ngân hàng Strategic có tài sản 537 triệu USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 471 triệu USD. Ngân hàng Midland States Bank có trụ sở ở cùng bang đã đạt thỏa thuận với FDIC để tiếp quản toàn bộ số tài khoản tiền gửi tại Strategic. Ngoài ra, Midland còn tiếp quản văn phòng duy nhất của ngân hàng đổ vỡ.
Theo thỏa thuận với FDIC, Midland sẽ mua lại 536 triệu USD tài sản của Strategic và giữ 1 triệu USD tài sản còn lại để chuyển nhượng lại sau. FDIC và Midland cũng nhất trí cùng chia sẻ thua lỗ có thể phát sinh từ lượng tài sản trị giá 420 triệu USD.
Về phần mình, ngân hàng Citizens có tổng tài sản 437 triệu USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 400 triệu USD.
Ngân hàng Morton Community Bank có trụ sở ở cùng bang đã thỏa thuận với FDIC để tiếp quản lại toàn bộ tiền gửi của khách tại ngân hàng này, trừ 200 triệu USD trong các tài khoản môi giới. Morton sẽ mua lại 240 triệu USD tài sản của Citizens và cùng FDIC chia sẻ khoản thua lỗ đối với khoảng 200 triệu USD tài sản còn lại.
Vụ “sập tiệm” hai ngân hàng nói trên là bằng chứng mới nhất cho thấy tác động nghiêm trọng của khủng hoảng tài chính đối với các ngân hàng quy mô nhỏ ở Mỹ. Từ đầu năm tới nay, Mỹ đã đóng cửa 36 ngân hàng. Trong năm 2008, có 25 ngân hàng ở Mỹ bị giải thể. Dự kiến, từ nay tới hết năm 2010, còn hàng chục ngân hàng Mỹ nữa rơi vào số phận tương tự.
Trước khi đóng cửa hai ngân hàng ở bang Illinois nói trên, các nhà chức trách Mỹ ngày 21/5 đã đóng cửa ngân hàng BankUnited ở bang Florida. Đây là vụ đổ vỡ nhà băng lớn nhất ở Mỹ từ trước đến nay, tiêu tốn của quỹ bảo hiểm tiền gửi FDIC khoảng 4,9 tỷ USD.
(Theo Wall Street Journal)
Theo ước tính của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), sự đổ vỡ của hai ngân hàng có tên là Strategic Capital Bank và Citizens National Bank này sẽ tiêu tốn của quỹ bảo hiểm tiền gửi tổng số tiền 279 triệu USD. Đây là ngân hàng thứ tư và thứ năm ở bang Illinois “đội nón ra đi” trong năm 2009 này.
Ngân hàng Strategic có tài sản 537 triệu USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 471 triệu USD. Ngân hàng Midland States Bank có trụ sở ở cùng bang đã đạt thỏa thuận với FDIC để tiếp quản toàn bộ số tài khoản tiền gửi tại Strategic. Ngoài ra, Midland còn tiếp quản văn phòng duy nhất của ngân hàng đổ vỡ.
Theo thỏa thuận với FDIC, Midland sẽ mua lại 536 triệu USD tài sản của Strategic và giữ 1 triệu USD tài sản còn lại để chuyển nhượng lại sau. FDIC và Midland cũng nhất trí cùng chia sẻ thua lỗ có thể phát sinh từ lượng tài sản trị giá 420 triệu USD.
Về phần mình, ngân hàng Citizens có tổng tài sản 437 triệu USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 400 triệu USD.
Ngân hàng Morton Community Bank có trụ sở ở cùng bang đã thỏa thuận với FDIC để tiếp quản lại toàn bộ tiền gửi của khách tại ngân hàng này, trừ 200 triệu USD trong các tài khoản môi giới. Morton sẽ mua lại 240 triệu USD tài sản của Citizens và cùng FDIC chia sẻ khoản thua lỗ đối với khoảng 200 triệu USD tài sản còn lại.
Vụ “sập tiệm” hai ngân hàng nói trên là bằng chứng mới nhất cho thấy tác động nghiêm trọng của khủng hoảng tài chính đối với các ngân hàng quy mô nhỏ ở Mỹ. Từ đầu năm tới nay, Mỹ đã đóng cửa 36 ngân hàng. Trong năm 2008, có 25 ngân hàng ở Mỹ bị giải thể. Dự kiến, từ nay tới hết năm 2010, còn hàng chục ngân hàng Mỹ nữa rơi vào số phận tương tự.
Trước khi đóng cửa hai ngân hàng ở bang Illinois nói trên, các nhà chức trách Mỹ ngày 21/5 đã đóng cửa ngân hàng BankUnited ở bang Florida. Đây là vụ đổ vỡ nhà băng lớn nhất ở Mỹ từ trước đến nay, tiêu tốn của quỹ bảo hiểm tiền gửi FDIC khoảng 4,9 tỷ USD.
(Theo Wall Street Journal)