Thêm nhiều kênh thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp
Các doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn sẽ được cung cấp các thông tin về thị trường, chính sách… qua nhiều kênh khác nhau
Ngày 20/1, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), đã cùng các đối tác chính thức ra mắt các kênh thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn.
Cụ thể, IPSARD và Tập đoàn Viễn thông Viettel đã ký hợp tác sẽ phát triển kênh thông tin cho doanh nghiệp nông thôn qua tổng đài thoại, tin nhắn và tổng đài 19008062.
Trong thời gian thử nghiệm, hai bên sẽ thực hiện giới thiệu dịch vụ tra cứu thông tin doanh nghiệp tự động qua tổng đài thoại, cung cấp các thông tin thị trường, kinh tế, tài chính, chính sách dưới hình thức bản tin có thể tải và đọc trực tiếp trên điện thoại di động, tư vấn kết nối mua-bán nông sản, máy móc thiết bị và vật tư nông nghiệp...
Trong lĩnh vực tư vấn luật và thương hiệu, IPSARD phối hợp với Công ty Tư vấn luật và Thương hiệu S&B (S&B Law) sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn về đầu tư nước ngoài, bất động sản, chứng khoán, giải quyết tranh chấp…
Tham gia chương trình với IPSARD, S&B Law cam kết hợp tác hỗ trợ tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nông nghiệp nông thôn qua website www.agro.gov.vn, hoặc trả lời trực tuyến các câu hỏi của doanh nghiệp trên đường dây nóng của S&B Law tại số máy (04)35563788, (04) 22168800.
Trong lĩnh vực đào tạo, IPSARD và Cục Thương mại Điện tử (Bộ Công Thương) hợp tác tổ chức các chương trình đào tạo tập huấn cho các doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn về ứng dụng thương mại điện tử: Mua bán qua mạng, tiếp xúc với sàn giao dịch thương mại điện tử, xây dựng website…
Về phân tích dự báo thị trường, IPSARD và Trung tâm Thông tin và Công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp chặt chẽ trong việc chia sẻ và trao đổi thông tin, cùng nghiên cứu và phân tích thị trường đối với từng ngành hàng, thị trường xuất khẩu để hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam…
TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng IPSARD cho biết: những hoạt động hợp tác này sẽ nền tảng để phát triển một mô hình liên kết đa chiều. Trong đó IPSARD sẽ giữ vai trò đầu mối điều phối toàn bộ mạng lưới trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi.
TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc cơ sở phía Nam (IPSARD) nói, "thành công của mô hình thông tin thị trường cho sản phẩm rau quả (VAMIP) thời gian qua do IPSARD tiến hành đã khiến chúng tôi tin rằng các kênh thông này sẽ thực sự hữu ích cho các doanh nghiệp nông thôn". Mô hình VAMIP đã cung cấp giá bán rau quả từ giá cổng trại, giá giao cho các vựa địa phương, giá tại các chợ đầu mối lớn, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng, cùng với giá xuất khẩu và thu mua của các doanh nghiệp lớn.
Thêm nữa, VAMIP còn thu nhận và cung cấp thông tin thị trường có tính tương tác bằng phần mềm nông dân có thể sử dụng tiện lợi thông qua Internet và tin nhắn điện thoại, ông Tuấn cho biết.
Hiện nay có khoảng 50 điểm thông tin của các tổ nhóm nông dân, hợp tác xã và các cơ quan hữu quan ở 9 tỉnh phía Nam đã nhận được sự hỗ trợ của VAMIP (Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai, Tp. HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang).
Vào mọi thời điểm trong ngày, nông dân đều có thể biết giá bán của các loại rau quả họ định bán tại các thị trường khác nhau ở các tỉnh này, đặc biệt tại
các chợ đầu mối lớn như Vĩnh Kim (Tiền Giang), Tân Xuân và Tam Bình (Tp.HCM) qua trang thông tin điện tử www.vamip.com.vn.
Điểm khác biệt của tin thị trường giá cả nông sản do VAMIP cung cấp so với đài truyền hình hay một số tờ báo là thông tin giá cả theo chuỗi. Vì vậy, tư thương không thể tự ấn định giá như trước.
Cũng theo TS.Tuấn, nhờ thông tin được cập nhật thường xuyên với độ tin cậy cao, nông dân ở Vĩnh Long và Tiền Giang đã thường xuyên bán được nông sản với mức giá cao hơn từ 20-40% so với giá bán tự do trước đó.
Cụ thể, IPSARD và Tập đoàn Viễn thông Viettel đã ký hợp tác sẽ phát triển kênh thông tin cho doanh nghiệp nông thôn qua tổng đài thoại, tin nhắn và tổng đài 19008062.
Trong thời gian thử nghiệm, hai bên sẽ thực hiện giới thiệu dịch vụ tra cứu thông tin doanh nghiệp tự động qua tổng đài thoại, cung cấp các thông tin thị trường, kinh tế, tài chính, chính sách dưới hình thức bản tin có thể tải và đọc trực tiếp trên điện thoại di động, tư vấn kết nối mua-bán nông sản, máy móc thiết bị và vật tư nông nghiệp...
Trong lĩnh vực tư vấn luật và thương hiệu, IPSARD phối hợp với Công ty Tư vấn luật và Thương hiệu S&B (S&B Law) sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn về đầu tư nước ngoài, bất động sản, chứng khoán, giải quyết tranh chấp…
Tham gia chương trình với IPSARD, S&B Law cam kết hợp tác hỗ trợ tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nông nghiệp nông thôn qua website www.agro.gov.vn, hoặc trả lời trực tuyến các câu hỏi của doanh nghiệp trên đường dây nóng của S&B Law tại số máy (04)35563788, (04) 22168800.
Trong lĩnh vực đào tạo, IPSARD và Cục Thương mại Điện tử (Bộ Công Thương) hợp tác tổ chức các chương trình đào tạo tập huấn cho các doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn về ứng dụng thương mại điện tử: Mua bán qua mạng, tiếp xúc với sàn giao dịch thương mại điện tử, xây dựng website…
Về phân tích dự báo thị trường, IPSARD và Trung tâm Thông tin và Công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp chặt chẽ trong việc chia sẻ và trao đổi thông tin, cùng nghiên cứu và phân tích thị trường đối với từng ngành hàng, thị trường xuất khẩu để hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam…
TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng IPSARD cho biết: những hoạt động hợp tác này sẽ nền tảng để phát triển một mô hình liên kết đa chiều. Trong đó IPSARD sẽ giữ vai trò đầu mối điều phối toàn bộ mạng lưới trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi.
TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc cơ sở phía Nam (IPSARD) nói, "thành công của mô hình thông tin thị trường cho sản phẩm rau quả (VAMIP) thời gian qua do IPSARD tiến hành đã khiến chúng tôi tin rằng các kênh thông này sẽ thực sự hữu ích cho các doanh nghiệp nông thôn". Mô hình VAMIP đã cung cấp giá bán rau quả từ giá cổng trại, giá giao cho các vựa địa phương, giá tại các chợ đầu mối lớn, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng, cùng với giá xuất khẩu và thu mua của các doanh nghiệp lớn.
Thêm nữa, VAMIP còn thu nhận và cung cấp thông tin thị trường có tính tương tác bằng phần mềm nông dân có thể sử dụng tiện lợi thông qua Internet và tin nhắn điện thoại, ông Tuấn cho biết.
Hiện nay có khoảng 50 điểm thông tin của các tổ nhóm nông dân, hợp tác xã và các cơ quan hữu quan ở 9 tỉnh phía Nam đã nhận được sự hỗ trợ của VAMIP (Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai, Tp. HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang).
Vào mọi thời điểm trong ngày, nông dân đều có thể biết giá bán của các loại rau quả họ định bán tại các thị trường khác nhau ở các tỉnh này, đặc biệt tại
các chợ đầu mối lớn như Vĩnh Kim (Tiền Giang), Tân Xuân và Tam Bình (Tp.HCM) qua trang thông tin điện tử www.vamip.com.vn.
Điểm khác biệt của tin thị trường giá cả nông sản do VAMIP cung cấp so với đài truyền hình hay một số tờ báo là thông tin giá cả theo chuỗi. Vì vậy, tư thương không thể tự ấn định giá như trước.
Cũng theo TS.Tuấn, nhờ thông tin được cập nhật thường xuyên với độ tin cậy cao, nông dân ở Vĩnh Long và Tiền Giang đã thường xuyên bán được nông sản với mức giá cao hơn từ 20-40% so với giá bán tự do trước đó.