Thêm những nỗ lực chống khủng hoảng mới
Chính phủ Thụy Sỹ giải cứu ngân hàng UBS, đồng Won của Hàn Quốc rớt giá mạnh nhất trong vòng hơn 10 năm qua
Chính phủ Thụy Sỹ giải cứu ngân hàng UBS, đồng Won của Hàn Quốc rớt giá mạnh nhất trong vòng hơn 10 năm qua, Ấn Độ, Brazil và Nga áp dụng giải pháp hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc… Đó là những nỗ lực mới nhất của thế giới trong cuộc chiến đẩy lùi bóng đen khủng hoảng.
Thụy Sỹ cứu ngân hàng
Ngày hôm nay (16/10), Chính phủ Thụy Sỹ đã công bố gói hỗ trợ trị giá 59,2 tỷ USD dành cho ngân hàng lớn nhất nước này là UBS. Bên cạnh đó, Chính phủ Thụy Sỹ cũng đang có kế hoạch nâng trần bảo hiểm tiền gửi tiết kiệm và sẵn sàng đảm bảo cho các khoản vay ngắn hạn và trung hạn trên thị trường liên ngân hàng - tương tự như các biện pháp mà hầu hết các nước châu Âu đã áp dụng, mà đi đầu là nước Anh.
Động thái này của Thụy Sĩ là bước tiến mới nhất của chính phủ các nước trên thế giới trong việc bơm tiền vào các tổ chức tài chính toàn cầu giữa bối cảnh khủng hoảng tài chính đã khiến các ngân hàng khắp thế giới thua lỗ và thâm hụt tổng số tiền 647 tỷ USD.
Theo kế hoạch này, UBS sẽ nhận được 6 tỷ Franc Thụy Sỹ, tương đương 5,2 tỷ USD, từ Chính phủ. Đổi lại, Chính phủ Thụy Sỹ sẽ có được lượng cổ phần 9,3% trong UBS. Bên cạnh đó, UBS cũng chuyển lượng tài sản xấu trị giá 60 tỷ USD sang một quỹ do Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) hỗ trợ. SNB sẽ dành cho quỹ này một khoản vay 54 tỷ USD.
Từ đầu năm 2007 tới nay, UBS thua lỗ và thâm hụt tài sản tổng số tiền 44,2 tỷ USD vì những khoản đầu tư liên quan tới cho vay địa ốc, mức thua lỗ và thâm hụt cao nhất trong số các ngân hàng ở châu Âu. Lý do của sự thua lỗ này là UBS đã sai lầm khi “đặt cược” quá nhiều vào “canh bạc” đầu tư vào thị trường cho vay địa ốc ở Mỹ.
Một ngân hàng lớn khác của Thụy Sỹ là Credit Suisse ngày hôm nay cũng công bố kế hoạch huy động vốn 4 tỷ Franc Thụy Sỹ trong quý 4 này để bù đắp cho các khoản thua lỗ. Trong quý 3 vừa qua, ngân hàng này thua lỗ 1,3 tỷ Franc Thụy Sỹ, chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư.
Nguy cơ của Hàn Quốc
Đáng chú ý nhất tại châu Á trong ngày hôm nay là sự sụt giảm mạnh mẽ của tỷ giá đồng Won của Hàn Quốc. Hôm nay, đồng tiền này mất giá tới 9,7% so với USD, mức sụt giảm mạnh nhất trong một ngày từ khi Hàn Quốc được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giải cứu nước này khỏi khủng hoảng tài chính 1997, còn 1 USD bằng 1.373 Won. Từ đầu năm tới nay, đồng Won đã mất giá 32%.
Đồng Won mất giá mạnh hôm nay xuất phát từ việc hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s cho biết có thể sẽ đánh tụt mức xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng hàng đầu Hàn Quốc là Kookmin Bank và 6 công ty tài chính lớn khác của nước này, với lý do các ngân hàng và công ty này có thể gặp khó khăn trong việc vay vốn để quay vòng nợ.
Theo S&P, sự mất giá mạnh mẽ của đồng Won và sự sụt giảm sâu của thị trường chứng khoán Hàn Quốc có thể sẽ buộc Chính phủ nước này phải áp dụng biện pháp bơm vốn khẩn cấp cho ngành tài chính, tương tự như cách làm của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Australia.
Theo các chuyên gia, hiện nợ nước ngoài ngắn hạn của Hàn Quốc tương đương với 76% dự trữ ngoại hối của nước này, đưa Hàn Quốc vào thế dễ gặp rủi ro nhất ở châu Á trong khủng hoảng tài chính. 6 tháng qua, do Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc bán USD để giữ giá đồng Won, dự trữ ngoại hối của nước này đã giảm liên tiếp, với tổng mức giảm 24,6 tỷ USD, còn 239,7 tỷ USD.
Trong thời gian xảy ra khủng hoảng tài chính năm 1997, nợ ngắn hạn của Hàn Quốc tương đương với hơn 250% dự trữ ngoại hối của nước này.
Lối đi riêng của các nền kinh tế mới nổi
Ở một diễn biến khác, hôm qua, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ hôm nay đã hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng thương mại từ mức 7,5% xuống còn 6,5%. Trước đó, Ngân hàng Trung ương Nga cũng tiến hành hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần thứ hai trong vòng 1 tháng. Ngày 13/10 vừa qua, Brazil cũng áp dụng biện pháp tương tự lần thứ 4 trong vòng 3 tuần.
Như vậy, trong số các nền kinh tế đang nổi lên chính là Brazil, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc (gọi tắt là các nước BRIC), chỉ có Trung Quốc là nước duy nhất áp dụng biện pháp cắt giảm lãi suất để chống khủng hoảng. Còn lại, các nước khác là Ấn Độ, Nga và Brazil đều áp dụng biện pháp cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tăng cung tiền cho các ngân hàng. Lý do là tỷ lệ lạm phát ở các nước này hiện vẫn đang ở mức cao.
Các nền kinh tế lớn bơm tiền
Tại châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu hôm nay tuyên bố sẽ cho Hungary vay 5 tỷ Euro, tương đương 6,7 tỷ USD, để chống khủng hoảng tài chính, giải quyết tình trạng đóng băng trên thị trường tín dụng nước này trong bối cảnh đồng nội tệ của Hungary sụt giá mạnh và thị trường chứng khoán chao đảo. Như vậy, Hungary - một quốc gia không phải thành viên EU - đã trở thành quốc gia Đông Âu đầu tiên nhận được sự trợ giúp của ECB.
Thụy Sỹ cứu ngân hàng
Ngày hôm nay (16/10), Chính phủ Thụy Sỹ đã công bố gói hỗ trợ trị giá 59,2 tỷ USD dành cho ngân hàng lớn nhất nước này là UBS. Bên cạnh đó, Chính phủ Thụy Sỹ cũng đang có kế hoạch nâng trần bảo hiểm tiền gửi tiết kiệm và sẵn sàng đảm bảo cho các khoản vay ngắn hạn và trung hạn trên thị trường liên ngân hàng - tương tự như các biện pháp mà hầu hết các nước châu Âu đã áp dụng, mà đi đầu là nước Anh.
Động thái này của Thụy Sĩ là bước tiến mới nhất của chính phủ các nước trên thế giới trong việc bơm tiền vào các tổ chức tài chính toàn cầu giữa bối cảnh khủng hoảng tài chính đã khiến các ngân hàng khắp thế giới thua lỗ và thâm hụt tổng số tiền 647 tỷ USD.
Theo kế hoạch này, UBS sẽ nhận được 6 tỷ Franc Thụy Sỹ, tương đương 5,2 tỷ USD, từ Chính phủ. Đổi lại, Chính phủ Thụy Sỹ sẽ có được lượng cổ phần 9,3% trong UBS. Bên cạnh đó, UBS cũng chuyển lượng tài sản xấu trị giá 60 tỷ USD sang một quỹ do Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) hỗ trợ. SNB sẽ dành cho quỹ này một khoản vay 54 tỷ USD.
Từ đầu năm 2007 tới nay, UBS thua lỗ và thâm hụt tài sản tổng số tiền 44,2 tỷ USD vì những khoản đầu tư liên quan tới cho vay địa ốc, mức thua lỗ và thâm hụt cao nhất trong số các ngân hàng ở châu Âu. Lý do của sự thua lỗ này là UBS đã sai lầm khi “đặt cược” quá nhiều vào “canh bạc” đầu tư vào thị trường cho vay địa ốc ở Mỹ.
Một ngân hàng lớn khác của Thụy Sỹ là Credit Suisse ngày hôm nay cũng công bố kế hoạch huy động vốn 4 tỷ Franc Thụy Sỹ trong quý 4 này để bù đắp cho các khoản thua lỗ. Trong quý 3 vừa qua, ngân hàng này thua lỗ 1,3 tỷ Franc Thụy Sỹ, chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư.
Nguy cơ của Hàn Quốc
Đáng chú ý nhất tại châu Á trong ngày hôm nay là sự sụt giảm mạnh mẽ của tỷ giá đồng Won của Hàn Quốc. Hôm nay, đồng tiền này mất giá tới 9,7% so với USD, mức sụt giảm mạnh nhất trong một ngày từ khi Hàn Quốc được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giải cứu nước này khỏi khủng hoảng tài chính 1997, còn 1 USD bằng 1.373 Won. Từ đầu năm tới nay, đồng Won đã mất giá 32%.
Đồng Won mất giá mạnh hôm nay xuất phát từ việc hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s cho biết có thể sẽ đánh tụt mức xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng hàng đầu Hàn Quốc là Kookmin Bank và 6 công ty tài chính lớn khác của nước này, với lý do các ngân hàng và công ty này có thể gặp khó khăn trong việc vay vốn để quay vòng nợ.
Theo S&P, sự mất giá mạnh mẽ của đồng Won và sự sụt giảm sâu của thị trường chứng khoán Hàn Quốc có thể sẽ buộc Chính phủ nước này phải áp dụng biện pháp bơm vốn khẩn cấp cho ngành tài chính, tương tự như cách làm của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Australia.
Theo các chuyên gia, hiện nợ nước ngoài ngắn hạn của Hàn Quốc tương đương với 76% dự trữ ngoại hối của nước này, đưa Hàn Quốc vào thế dễ gặp rủi ro nhất ở châu Á trong khủng hoảng tài chính. 6 tháng qua, do Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc bán USD để giữ giá đồng Won, dự trữ ngoại hối của nước này đã giảm liên tiếp, với tổng mức giảm 24,6 tỷ USD, còn 239,7 tỷ USD.
Trong thời gian xảy ra khủng hoảng tài chính năm 1997, nợ ngắn hạn của Hàn Quốc tương đương với hơn 250% dự trữ ngoại hối của nước này.
Lối đi riêng của các nền kinh tế mới nổi
Ở một diễn biến khác, hôm qua, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ hôm nay đã hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng thương mại từ mức 7,5% xuống còn 6,5%. Trước đó, Ngân hàng Trung ương Nga cũng tiến hành hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần thứ hai trong vòng 1 tháng. Ngày 13/10 vừa qua, Brazil cũng áp dụng biện pháp tương tự lần thứ 4 trong vòng 3 tuần.
Như vậy, trong số các nền kinh tế đang nổi lên chính là Brazil, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc (gọi tắt là các nước BRIC), chỉ có Trung Quốc là nước duy nhất áp dụng biện pháp cắt giảm lãi suất để chống khủng hoảng. Còn lại, các nước khác là Ấn Độ, Nga và Brazil đều áp dụng biện pháp cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tăng cung tiền cho các ngân hàng. Lý do là tỷ lệ lạm phát ở các nước này hiện vẫn đang ở mức cao.
Các nền kinh tế lớn bơm tiền
Tại châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu hôm nay tuyên bố sẽ cho Hungary vay 5 tỷ Euro, tương đương 6,7 tỷ USD, để chống khủng hoảng tài chính, giải quyết tình trạng đóng băng trên thị trường tín dụng nước này trong bối cảnh đồng nội tệ của Hungary sụt giá mạnh và thị trường chứng khoán chao đảo. Như vậy, Hungary - một quốc gia không phải thành viên EU - đã trở thành quốc gia Đông Âu đầu tiên nhận được sự trợ giúp của ECB.
Hôm qua, ECB tuyên bố sẽ chấp nhận các loại tài sản thế chấp là các loại chứng khoán có độ rủi ro cao hơn khi cho các ngân hàng vay tiền, đồng thời sẽ cấp vốn vay bằng đồng Euro với khối lượng đủ đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng trong vòng 6 tháng tới.
Cũng trong ngày hôm qua, ECB cũng cấp cho các ngân hàng thuộc hệ thống ngân hàng của Eurozone các khoản vay 7 ngày với tổng số tiền 170,9 tỷ USD ở mức lãi suất cố định là 2,28%, thấp hơn lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ở London. Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và SBN cũng lần lượt cho các ngân hàng thương mại hai nước này vay 76,3 tỷ USD và 7,1 tỷ USD.
Hôm nay, Nhật Bản và Australia cũng tiếp tục bơm thêm tiền vào thị trường, với tổng số tiền 4,8 tỷ USD.
Trên thị trường tín dụng thế giới, các biện pháp “phá băng” của Chính phủ các nước vẫn đang phát huy tác dụng, với lãi suất tiếp tục diễn biến theo chiều hướng giảm. Lãi suất USD liên ngân hàng trên các thị trường đang trên đà giảm xuống, tuy mức giảm có chậm.
“Lãi suất cho vay giữa các ngân hàng nhìn chung đang giảm, mặc dù chậm. Hệ thống này đã chịu áp lực quá lớn trong tháng trước, do đó, áp lực này không thể biến mất ngay lập tức được”, kinh tế gia cao cấp Su Lin Ong của công ty quản lý vốn RBC Capital Markets tại Sydney nhận xét.
Lãi suất USD kỳ hạn 3 tháng trên thị trường liên ngân hàng London (lãi suất Libor) hôm nay đã giảm ngày thứ 3 liên tiếp, đánh dấu thời kỳ giảm dài nhất trong vòng 7 tuần trở lại đây. Theo Hiệp hội Các nhà ngân hàng Anh, lãi suất Libor quyết định lãi suất của lượng sản phẩm tài chính lên tới 360.000 tỷ USD trên toàn thế giới, từ lãi suất của các khoản vay địa ốc tới các khoản vay dành cho doanh nghiệp.
(Theo Bloomberg)
Cũng trong ngày hôm qua, ECB cũng cấp cho các ngân hàng thuộc hệ thống ngân hàng của Eurozone các khoản vay 7 ngày với tổng số tiền 170,9 tỷ USD ở mức lãi suất cố định là 2,28%, thấp hơn lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ở London. Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và SBN cũng lần lượt cho các ngân hàng thương mại hai nước này vay 76,3 tỷ USD và 7,1 tỷ USD.
Hôm nay, Nhật Bản và Australia cũng tiếp tục bơm thêm tiền vào thị trường, với tổng số tiền 4,8 tỷ USD.
Trên thị trường tín dụng thế giới, các biện pháp “phá băng” của Chính phủ các nước vẫn đang phát huy tác dụng, với lãi suất tiếp tục diễn biến theo chiều hướng giảm. Lãi suất USD liên ngân hàng trên các thị trường đang trên đà giảm xuống, tuy mức giảm có chậm.
“Lãi suất cho vay giữa các ngân hàng nhìn chung đang giảm, mặc dù chậm. Hệ thống này đã chịu áp lực quá lớn trong tháng trước, do đó, áp lực này không thể biến mất ngay lập tức được”, kinh tế gia cao cấp Su Lin Ong của công ty quản lý vốn RBC Capital Markets tại Sydney nhận xét.
Lãi suất USD kỳ hạn 3 tháng trên thị trường liên ngân hàng London (lãi suất Libor) hôm nay đã giảm ngày thứ 3 liên tiếp, đánh dấu thời kỳ giảm dài nhất trong vòng 7 tuần trở lại đây. Theo Hiệp hội Các nhà ngân hàng Anh, lãi suất Libor quyết định lãi suất của lượng sản phẩm tài chính lên tới 360.000 tỷ USD trên toàn thế giới, từ lãi suất của các khoản vay địa ốc tới các khoản vay dành cho doanh nghiệp.
(Theo Bloomberg)