Thép từ ASEAN ồ ạt vào Việt Nam
Bắt đầu từ giữa tháng 10/2009, giá thép sản xuất trong nước đã phải “xuống nước” bằng việc giảm giá của VNSteel
Bắt đầu từ giữa tháng 10/2009, giá thép sản xuất trong nước đã phải “xuống nước” bằng việc giảm giá của Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel). Tuy nhiên, sự mất cân bằng về giá vẫn khiến cho thép nội gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, giá bán tại Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) chỉ còn 11,27-11,42 triệu đồng/tấn so với mức giá 11,47-11,62 triệu đồng/tấn được áp dụng từ cuối tháng 9/2009. Mặc dù giá thép đã được giảm nhưng giá thép nội vẫn cao hơn thép ngoại từ 300-500 nghìn đồng/tấn tùy từng loại.
Thép nội 9 lần điều chỉnh giá
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), hiện nay thị phần thép trên thị trường Việt Nam đã có sự thay đổi, nhất là đối với thép cuộn có nguồn gốc từ các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia...
Nếu như năm 2008, thép nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc chiếm số lượng lớn với thị phần lên tới 64,5% tổng lượng thép nhập khẩu, thì lượng thép của các nước ASEAN chỉ chiếm khoảng 11,7%. Nhưng từ tháng 7/2009, thị phần của thép Trung Quốc đã giảm xuống còn 3,8%; thép ASEAN chiếm 44% và trong tháng 9/2009, thị phần này tiếp tục nghiêng về phía các nước ASEAN với 74% lượng thép được nhập về, thép Trung Quốc hiện chỉ còn chiếm 1,7%.
Từ đầu năm tới nay, giá thép nội đã được điều chỉnh tới... 9 lần. Với đà này, theo dự báo của các chuyên gia, thị phần thép nội sẽ còn tiếp tục bị thép ngoại lấn át.
Giải thích về sự mất cân đối này, VSA cho rằng, một trong những nguyên nhân là nhiều dự án thép trong nước đã chậm tiến độ so với kế hoạch từ 2-3 năm. Bên cạnh đó, nhiều dự án ngoài quy hoạch cũng đang mọc lên. Nghịch lý nữa đang diễn ra đó là giá thép nhập khẩu rẻ hơn thép trong nước. Nguồn cung thép rẻ này được mua về từ Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan... và giá cả có thể còn rẻ hơn nữa do các thị trường này tiến hành xả hàng tồn kho do tác động của khủng hoảng kinh tế.
Một số chuyên gia trong ngành thép cho biết: tại thời điểm này, nhiều nhà máy thép ở Trung Quốc đã giảm giá bán thép trong tháng 9/2009. So với mức giá thép bán ra vào tháng 8, giá nhiều mặt hàng thép tháng 9 giảm tới 19% do nhu cầu đang yếu đi.
Việc giảm giá bán thép đợt này do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau mà nguyên nhân chủ yếu là việc thắt chặt tín dụng của các ngân hàng và sự kiểm soát gắt gao của chính quyền về sản lượng cũng như đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, giá quặng sắt giảm mạnh nhất trong vòng hai tháng trở lại đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều nhà máy giảm giá.
Thép nội hạ giá nhưng vẫn cao hơn thép ngoại
Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép (VSA) cho biết, trong năm nay, tổng nguồn cung thép xây dựng cả nước sẽ vào khoảng 7 triệu tấn, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ thép hiện chỉ khoảng 4,5 triệu tấn/năm.
Cuối năm 2009 sẽ có thêm nhiều nhiều nhà máy thép cán ra đời, được dự báo là sẽ khiến “cung” bỏ xa “cầu” về thép. Tỷ trọng nhập siêu trong ngành thép cũng đang áp đảo, trong khi lượng nhập khẩu lên tới 700 nghìn tấn/năm, thì số xuất khẩu lại chỉ chiếm khiên tốn 150 nghìn tấn/năm.
Với lượng thép ngoại nhập giá rẻ cùng với giá phôi thép thế giới đang có chiều hướng giảm xuống, trong thời gian tới, nếu các doanh nghiệp thép trong nước không tính toán điều chỉnh giảm giá bán thì thép ngoại sẽ chiếm lĩnh thị phần thép tăng thêm ít ỏi hiện nay.
Tuy nhiên, cái khó đối với các doanh nghiệp thép Việt Nam hiện nay là thép ngoại có nguồn gốc ASEAN được nhập khẩu một cách công khai do Việt Nam đã cam kết tham gia Khu vực mậu dịch tự do AFTA, hàng hoá của các nước trong khối đều phải tuân thủ nguyên tắc miễn giảm thuế quan để hội nhập.
Chính vì sức cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam chưa cao nên không những không xuất khẩu được sang các nước có cùng ưu đãi thuế quan trong ASEAN mà lại chịu sức ép giảm giá ngay trên sân nhà.
Trước sức ép đó, từ giữa tháng 10/2009, VNSteel đã công bố hạ giá bán giao tại nhà máy đối với thép cuộn loại phi 6, phi 8 xuống 200 nghìn đồng/tấn thép cuộn và 100 nghìn đồng/tấn thép thanh so với thời điểm giữa tháng 9/2009, nhưng mức giá này vẫn còn khá cao so với thép nhập khẩu.
Ông Nguyễn Thanh Chuỷ, Phó tổng giám đốc VNSteel cho biết, việc quyết định giảm giá đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, nhưng nếu không làm như vậy sẽ không giữ được khách hàng và có nguy cơ mất thị phần ngay trên sân nhà.
Ông Trần Trọng Mừng, Tổng giám đốc Công ty Gang thép Thái Nguyên cho biết, đây là lần đầu tiên Công ty phải hạ giá bán đối với chủng loại thép xây dựng sau nhiều đợt tăng giá bán. Việc hạ giá này nhằm kích cầu thị trường do trong tháng 9/2009, lượng tiêu thụ bị chững lại.
Theo VSA, trước những diễn biến được cho là bất lợi đối với các doanh nghiệp thép trong nước, VSA đang đề nghị các cơ quan chức năng như Hải quan cửa khẩu cần xem xét kỹ thép có nguồn gốc ASEAN, đặc biệt về chỉ tiêu phải đạt mức nội địa hoá 40% và phải sản xuất theo công nghệ 2 bước: Từ quặng hoặc sắt thép phế luyện thành phôi và từ phôi cán ra thép, chứ không được “đi tắt”, nghĩa là nhập khẩu phôi để cán thép.
Tuy nhiên, VSA cũng cho rằng, biện pháp này cũng khó để ngăn chặn được thép ASEAN ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam vì giá quá rẻ. Về lâu dài, VSA khuyến cáo các doanh nghiệp thép nội phải tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu để tình trạng như hiện nay, các doanh nghiệp ngành thép sẽ không thể đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm thép ngoại.
Hiện nay, giá bán tại Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) chỉ còn 11,27-11,42 triệu đồng/tấn so với mức giá 11,47-11,62 triệu đồng/tấn được áp dụng từ cuối tháng 9/2009. Mặc dù giá thép đã được giảm nhưng giá thép nội vẫn cao hơn thép ngoại từ 300-500 nghìn đồng/tấn tùy từng loại.
Thép nội 9 lần điều chỉnh giá
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), hiện nay thị phần thép trên thị trường Việt Nam đã có sự thay đổi, nhất là đối với thép cuộn có nguồn gốc từ các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia...
Nếu như năm 2008, thép nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc chiếm số lượng lớn với thị phần lên tới 64,5% tổng lượng thép nhập khẩu, thì lượng thép của các nước ASEAN chỉ chiếm khoảng 11,7%. Nhưng từ tháng 7/2009, thị phần của thép Trung Quốc đã giảm xuống còn 3,8%; thép ASEAN chiếm 44% và trong tháng 9/2009, thị phần này tiếp tục nghiêng về phía các nước ASEAN với 74% lượng thép được nhập về, thép Trung Quốc hiện chỉ còn chiếm 1,7%.
Từ đầu năm tới nay, giá thép nội đã được điều chỉnh tới... 9 lần. Với đà này, theo dự báo của các chuyên gia, thị phần thép nội sẽ còn tiếp tục bị thép ngoại lấn át.
Giải thích về sự mất cân đối này, VSA cho rằng, một trong những nguyên nhân là nhiều dự án thép trong nước đã chậm tiến độ so với kế hoạch từ 2-3 năm. Bên cạnh đó, nhiều dự án ngoài quy hoạch cũng đang mọc lên. Nghịch lý nữa đang diễn ra đó là giá thép nhập khẩu rẻ hơn thép trong nước. Nguồn cung thép rẻ này được mua về từ Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan... và giá cả có thể còn rẻ hơn nữa do các thị trường này tiến hành xả hàng tồn kho do tác động của khủng hoảng kinh tế.
Một số chuyên gia trong ngành thép cho biết: tại thời điểm này, nhiều nhà máy thép ở Trung Quốc đã giảm giá bán thép trong tháng 9/2009. So với mức giá thép bán ra vào tháng 8, giá nhiều mặt hàng thép tháng 9 giảm tới 19% do nhu cầu đang yếu đi.
Việc giảm giá bán thép đợt này do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau mà nguyên nhân chủ yếu là việc thắt chặt tín dụng của các ngân hàng và sự kiểm soát gắt gao của chính quyền về sản lượng cũng như đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, giá quặng sắt giảm mạnh nhất trong vòng hai tháng trở lại đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều nhà máy giảm giá.
Thép nội hạ giá nhưng vẫn cao hơn thép ngoại
Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép (VSA) cho biết, trong năm nay, tổng nguồn cung thép xây dựng cả nước sẽ vào khoảng 7 triệu tấn, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ thép hiện chỉ khoảng 4,5 triệu tấn/năm.
Cuối năm 2009 sẽ có thêm nhiều nhiều nhà máy thép cán ra đời, được dự báo là sẽ khiến “cung” bỏ xa “cầu” về thép. Tỷ trọng nhập siêu trong ngành thép cũng đang áp đảo, trong khi lượng nhập khẩu lên tới 700 nghìn tấn/năm, thì số xuất khẩu lại chỉ chiếm khiên tốn 150 nghìn tấn/năm.
Với lượng thép ngoại nhập giá rẻ cùng với giá phôi thép thế giới đang có chiều hướng giảm xuống, trong thời gian tới, nếu các doanh nghiệp thép trong nước không tính toán điều chỉnh giảm giá bán thì thép ngoại sẽ chiếm lĩnh thị phần thép tăng thêm ít ỏi hiện nay.
Tuy nhiên, cái khó đối với các doanh nghiệp thép Việt Nam hiện nay là thép ngoại có nguồn gốc ASEAN được nhập khẩu một cách công khai do Việt Nam đã cam kết tham gia Khu vực mậu dịch tự do AFTA, hàng hoá của các nước trong khối đều phải tuân thủ nguyên tắc miễn giảm thuế quan để hội nhập.
Chính vì sức cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam chưa cao nên không những không xuất khẩu được sang các nước có cùng ưu đãi thuế quan trong ASEAN mà lại chịu sức ép giảm giá ngay trên sân nhà.
Trước sức ép đó, từ giữa tháng 10/2009, VNSteel đã công bố hạ giá bán giao tại nhà máy đối với thép cuộn loại phi 6, phi 8 xuống 200 nghìn đồng/tấn thép cuộn và 100 nghìn đồng/tấn thép thanh so với thời điểm giữa tháng 9/2009, nhưng mức giá này vẫn còn khá cao so với thép nhập khẩu.
Ông Nguyễn Thanh Chuỷ, Phó tổng giám đốc VNSteel cho biết, việc quyết định giảm giá đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, nhưng nếu không làm như vậy sẽ không giữ được khách hàng và có nguy cơ mất thị phần ngay trên sân nhà.
Ông Trần Trọng Mừng, Tổng giám đốc Công ty Gang thép Thái Nguyên cho biết, đây là lần đầu tiên Công ty phải hạ giá bán đối với chủng loại thép xây dựng sau nhiều đợt tăng giá bán. Việc hạ giá này nhằm kích cầu thị trường do trong tháng 9/2009, lượng tiêu thụ bị chững lại.
Theo VSA, trước những diễn biến được cho là bất lợi đối với các doanh nghiệp thép trong nước, VSA đang đề nghị các cơ quan chức năng như Hải quan cửa khẩu cần xem xét kỹ thép có nguồn gốc ASEAN, đặc biệt về chỉ tiêu phải đạt mức nội địa hoá 40% và phải sản xuất theo công nghệ 2 bước: Từ quặng hoặc sắt thép phế luyện thành phôi và từ phôi cán ra thép, chứ không được “đi tắt”, nghĩa là nhập khẩu phôi để cán thép.
Tuy nhiên, VSA cũng cho rằng, biện pháp này cũng khó để ngăn chặn được thép ASEAN ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam vì giá quá rẻ. Về lâu dài, VSA khuyến cáo các doanh nghiệp thép nội phải tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu để tình trạng như hiện nay, các doanh nghiệp ngành thép sẽ không thể đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm thép ngoại.