Thị trường bán dẫn bất ổn bởi động đất?
Việc cung ứng thiết bị bán dẫn toàn cầu có thể bị tác động nghiêm trọng bởi trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản
Do Nhật Bản sản xuất hơn 40% chip nhớ flash NAND và 15% DRAM của thế giới, nên trận động đất 8,9 độ richter kèm sóng thần tấn công vào bờ biển phía đông đất nước này hôm 11/3 có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc cung ứng thiết bị bán dẫn toàn cầu, các hãng nghiên cứu dự báo.
Theo Jim Handy, nhà phân tích thuộc hãng nghiên cứu bán dẫn Objective Analysis, trận động đất kinh hoàng này có thể làm sản lượng wafer (đế cấy vi mạch) sụt giảm, đẩy giá cả tăng vọt. Nếu các nhà máy sản xuất thiết bị bán dẫn của Nhật Bản phải đóng cửa, dù chỉ trong khoảng hai tuần, thì sản lượng cũng đủ bị thu hẹp khá nhiều.
Với tình trạng như vậy, Objective Analysis dự báo, giá cả thiết bị bán dẫn sẽ dao động mạnh và dẫn tới sự thiếu hụt trong ngắn hạn. Trong quá khứ, các trận động đất với cường độ nhẹ hơn, như cơn địa chấn 5,9 độ richter năm 2008 và hai trận cường độ 6 và 6,8 độ richter năm 2007 cũng đã từng gây ra những lo ngại tương tự đối với ngành công nghiệp bán dẫn.
"Khi tôi thấy ở Tokyo có những tòa nhà bị bốc cháy và một nhà máy lọc dầu ở Chiba cháy dữ dội, tôi đã phải xem xét mọi thứ kể cả ở lân cận thành phố này và đánh giá xem mức độ ảnh hưởng còn nghiêm trọng đến mức nào", chuyên gia Handy giải thích về góc nhìn của ông trong vụ việc này.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với quan điểm của Objective Analysis. Hãng nghiên cứu thị trường iSuppli không tin rằng sản lượng DRAM và NAND sẽ bị ảnh hưởng bởi động đất.
Theo nhà phân tích Mike Howard thuộc iSuppli, các mối quan hệ của ông ở Nhật Bản cho hay, các nhà máy thuộc tập đoàn Micron, Toshiba và Elpida Memory nằm cách tâm chấn rất xa, đủ để tránh được những thiệt hại. "Tất cả các nhà máy này đều nằm ở phía nam và tây của Nhật, cách xa tâm chấn. Do đó, sản lượng sẽ không bị giảm sút", ông nói.
Những thông tin ban đầu mà iSuppli có được cho thấy, hai hãng sản xuất DRAM lớn nhất Nhật Bản thuộc sự điều hành của hãng Micron có trụ sở ở Mỹ và Elpida của Nhật, không bị ảnh hưởng trực tiếp từ cơn địa chấn kinh hoàng này.
Tuy nhiên, chuyên gia Howard cũng tỏ ra lo ngại khi cho rằng, ảnh hưởng lớn nhất đến việc sản lượng bán dẫn của Nhật Bản có thể là từ việc gián đoạn nguồn cung nguyên liệu.
"Các nhà cung cấp có thể sẽ gặp những trở ngại trong việc cung cấp, phân bổ và vận chuyển nguyên vật liệu thô", iSuppli cho biết trong một tuyên bố đưa ra chiều 12/3. "Điều này có thể dẫn tới một vài sự gián đoạn trong việc cung ứng bán dẫn từ Nhật Bản trong vòng 2 tuần tới".
Không chỉ gây thiệt hại về nguồn cung, Objective Analysis còn cho rằng, lượng cầu cũng có thể bị ảnh hưởng, bất kể trong trường hợp các nhà máy sản xuất ở Nhật có bị đóng cửa hay không. Theo hãng nghiên cứu này, do nhiều hãng sản xuất hàng điện tử nằm ở Nhật Bản, nên việc tiêu thụ thiết bị bán dẫn sẽ ngưng trệ cho tới khi những thiệt hại về động đất được xử lý xong.
Theo các báo cáo ban đầu, cơn dư chấn hôm 12/3 ở Tokyo đã buộc Sony phải ngừng hoạt động sản xuất ở 6 nhà máy thuộc tập đoàn này tại miền đông bắc Nhật Bản, trong khi tập đoàn Nikon vốn có nhiều cơ sở sản xuất đặt gần tâm chấn, có thể đã bị thiệt hại nặng.
Năm 1999, khi trận động đất 7,6 độ richter tấn công Đài Loan, đã gây thiệt hại nặng ở Đài Bắc và làm ngừng hoạt động sản xuất bán dẫn ở các nhà máy thuộc thành phố Tân Trúc. Còn ở Mỹ, cơn địa chấn Loma Prieta năm 1989 với cường độ 6,9 độ richter cũng làm ngưng trệ hoạt động sản xuất bán dẫn ở thung lũng Silicon.
Tuy nhiên, những trận động đất nói trên mới chỉ mạnh bằng 1/100 cơn địa chấn hôm 11/3 ở Nhật Bản, theo Objective Analysis. Hãng nghiên cứu này cho biết "đang liên lạc với nhiều công ty để tìm hiểu tình trạng của họ, nhưng quy mô của trận động đất này quá lớn, nên có thể vài mất vài ngày nữa mới tường tận được tất cả những tác động".
Trên thực tế, bằng nhiều cách khác nhau, các nhà sản xuất thiết bị bán dẫn của Nhật Bản ngay từ sớm đã chuẩn bị cho những thảm họa tương tự như lần này. Ngoài việc xây dựng các cơ sở sản xuất đủ sức chống chọi với động đất, các doanh nghiệp Nhật Bản còn đưa các nhà máy của mình "đi" khắp đất nước.
Điều này hoàn toàn trái ngược với tình hình ở Hàn Quốc và Đài Loan, nơi mà các nhà máy sản xuất thiết bị bán dẫn thường tập trung ở cùng một chỗ. "Ở Đài Loan, chính quyền sở tại thành lập một khu riêng biệt cho việc sản xuất thiết bị bán dẫn ở Tân Trúc", chuyên gia Handy cho hay. "Còn ở Hàn Quốc, các nhà máy này chủ yếu nằm ở Chungju".
Theo Jim Handy, nhà phân tích thuộc hãng nghiên cứu bán dẫn Objective Analysis, trận động đất kinh hoàng này có thể làm sản lượng wafer (đế cấy vi mạch) sụt giảm, đẩy giá cả tăng vọt. Nếu các nhà máy sản xuất thiết bị bán dẫn của Nhật Bản phải đóng cửa, dù chỉ trong khoảng hai tuần, thì sản lượng cũng đủ bị thu hẹp khá nhiều.
Với tình trạng như vậy, Objective Analysis dự báo, giá cả thiết bị bán dẫn sẽ dao động mạnh và dẫn tới sự thiếu hụt trong ngắn hạn. Trong quá khứ, các trận động đất với cường độ nhẹ hơn, như cơn địa chấn 5,9 độ richter năm 2008 và hai trận cường độ 6 và 6,8 độ richter năm 2007 cũng đã từng gây ra những lo ngại tương tự đối với ngành công nghiệp bán dẫn.
"Khi tôi thấy ở Tokyo có những tòa nhà bị bốc cháy và một nhà máy lọc dầu ở Chiba cháy dữ dội, tôi đã phải xem xét mọi thứ kể cả ở lân cận thành phố này và đánh giá xem mức độ ảnh hưởng còn nghiêm trọng đến mức nào", chuyên gia Handy giải thích về góc nhìn của ông trong vụ việc này.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với quan điểm của Objective Analysis. Hãng nghiên cứu thị trường iSuppli không tin rằng sản lượng DRAM và NAND sẽ bị ảnh hưởng bởi động đất.
Theo nhà phân tích Mike Howard thuộc iSuppli, các mối quan hệ của ông ở Nhật Bản cho hay, các nhà máy thuộc tập đoàn Micron, Toshiba và Elpida Memory nằm cách tâm chấn rất xa, đủ để tránh được những thiệt hại. "Tất cả các nhà máy này đều nằm ở phía nam và tây của Nhật, cách xa tâm chấn. Do đó, sản lượng sẽ không bị giảm sút", ông nói.
Những thông tin ban đầu mà iSuppli có được cho thấy, hai hãng sản xuất DRAM lớn nhất Nhật Bản thuộc sự điều hành của hãng Micron có trụ sở ở Mỹ và Elpida của Nhật, không bị ảnh hưởng trực tiếp từ cơn địa chấn kinh hoàng này.
Tuy nhiên, chuyên gia Howard cũng tỏ ra lo ngại khi cho rằng, ảnh hưởng lớn nhất đến việc sản lượng bán dẫn của Nhật Bản có thể là từ việc gián đoạn nguồn cung nguyên liệu.
"Các nhà cung cấp có thể sẽ gặp những trở ngại trong việc cung cấp, phân bổ và vận chuyển nguyên vật liệu thô", iSuppli cho biết trong một tuyên bố đưa ra chiều 12/3. "Điều này có thể dẫn tới một vài sự gián đoạn trong việc cung ứng bán dẫn từ Nhật Bản trong vòng 2 tuần tới".
Không chỉ gây thiệt hại về nguồn cung, Objective Analysis còn cho rằng, lượng cầu cũng có thể bị ảnh hưởng, bất kể trong trường hợp các nhà máy sản xuất ở Nhật có bị đóng cửa hay không. Theo hãng nghiên cứu này, do nhiều hãng sản xuất hàng điện tử nằm ở Nhật Bản, nên việc tiêu thụ thiết bị bán dẫn sẽ ngưng trệ cho tới khi những thiệt hại về động đất được xử lý xong.
Theo các báo cáo ban đầu, cơn dư chấn hôm 12/3 ở Tokyo đã buộc Sony phải ngừng hoạt động sản xuất ở 6 nhà máy thuộc tập đoàn này tại miền đông bắc Nhật Bản, trong khi tập đoàn Nikon vốn có nhiều cơ sở sản xuất đặt gần tâm chấn, có thể đã bị thiệt hại nặng.
Năm 1999, khi trận động đất 7,6 độ richter tấn công Đài Loan, đã gây thiệt hại nặng ở Đài Bắc và làm ngừng hoạt động sản xuất bán dẫn ở các nhà máy thuộc thành phố Tân Trúc. Còn ở Mỹ, cơn địa chấn Loma Prieta năm 1989 với cường độ 6,9 độ richter cũng làm ngưng trệ hoạt động sản xuất bán dẫn ở thung lũng Silicon.
Tuy nhiên, những trận động đất nói trên mới chỉ mạnh bằng 1/100 cơn địa chấn hôm 11/3 ở Nhật Bản, theo Objective Analysis. Hãng nghiên cứu này cho biết "đang liên lạc với nhiều công ty để tìm hiểu tình trạng của họ, nhưng quy mô của trận động đất này quá lớn, nên có thể vài mất vài ngày nữa mới tường tận được tất cả những tác động".
Trên thực tế, bằng nhiều cách khác nhau, các nhà sản xuất thiết bị bán dẫn của Nhật Bản ngay từ sớm đã chuẩn bị cho những thảm họa tương tự như lần này. Ngoài việc xây dựng các cơ sở sản xuất đủ sức chống chọi với động đất, các doanh nghiệp Nhật Bản còn đưa các nhà máy của mình "đi" khắp đất nước.
Điều này hoàn toàn trái ngược với tình hình ở Hàn Quốc và Đài Loan, nơi mà các nhà máy sản xuất thiết bị bán dẫn thường tập trung ở cùng một chỗ. "Ở Đài Loan, chính quyền sở tại thành lập một khu riêng biệt cho việc sản xuất thiết bị bán dẫn ở Tân Trúc", chuyên gia Handy cho hay. "Còn ở Hàn Quốc, các nhà máy này chủ yếu nằm ở Chungju".