Nhật có nguy cơ tái diễn thảm họa Chernobyl?
Tờ Daily Mail của Anh nhận định, Nhật Bản đang đối mặt với nguy cơ phát tán phóng xạ
Chiều nay (12/3), cảnh sát tại tỉnh Fukushima, đông bắc Nhật Bản, cho biết, có tiếng nổ lớn tại tổ máy số 1 thuộc nhà máy điện số 1 thuộc tỉnh này. Thông tin ban đầu cho biết, 4 người đã bị thương trong vụ nổ.
Các nhân chứng tại chỗ cho hay, sau tiếng nổ là những dư chấn lớn và các cột khói trắng bốc lên từ nhà máy nằm cách thủ đô Tokyo 250 km. Vụ nổ xảy ra trong bối cảnh Cơ quan An toàn hạt nhân Nhật Bản vừa ra lệnh cho nhà máy này xả bớt khí phóng xạ để bảo vệ lò phản ứng.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 là một trong số các nhà máy điện hạt nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ trận động đất xảy ra một ngày trước. Chính quyền đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 2 sau khi hệ thống làm mát tại 3 lò phản ứng không hoạt động cũng do động đất.
Hiện vẫn chưa có thông báo về hiện tượng rò rỉ phóng xạ, nhưng nỗi lo sợ bao trùm dư luận khi tờ Daily Mail của Anh nhận định, Nhật Bản đang đối mặt với nguy cơ phát tán phóng xạ. Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano kêu gọi người dân bình tĩnh và cho hay, mức phóng xạ vẫn đang được kiểm soát cẩn thận.
Hiện toàn bộ 5 lò phản ứng (bao gồm 2 lò ở nhà máy Fukushima số 1 và 3 ở nhà máy Fukushima số 2) đều đã được đặt trong tình trạng khẩn cấp. Cả 5 lò phản ứng này đã phải ngừng hoạt động sau trận động đất chiều qua.
Người dân sống trong vòng bán kính 10 km quanh nhà máy Fukushima số 1, và 3 km quanh nhà máy số 2 đã được lệnh sơ tán.
Sau vụ nổ, các kênh truyền hình địa phương cảnh báo người dân sống gần khu vực nhà máy ở trong nhà, tắt điều hòa nhiệt độ và không uống nước máy thẳng từ vòi. Những người đang ở ngoài đường được cảnh báo che chắn kín cơ thể và dùng khăn ướt che mũi.
Trước đó, hãng thông tấn AFP dẫn thông báo của Cơ quan An toàn hạt nhân Nhật Bản cho hay, lõi lò phản ứng của nhà máy số 1 có thể bị tan chảy một phần. Hiện tại phát hiện chất phóng xạ rò rỉ xung quanh khu vực lò phản ứng. Hệ thống làm lạnh của nhà máy này bị hư hỏng.
Theo Cơ quan An toàn hạt nhân Nhật Bản, sau nhiều nỗ lực, công ty vận hành nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Fukushima là Tokyo Electric Power Co. đã thực hiện giảm áp thành công tại nhà máy Fukushima số 1.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết đã nhận được thông tin về vụ nổ kể trên. Cùng ngày, Bộ Năng lượng Nga cho hay, nước này đang theo dõi chặt chẽ mức phóng xạ tại khu vực Sakhalin, Viễn Đông của Nga.
Còn theo nguồn tin của AFP tại Bắc Kinh, Trung Quốc đang theo dõi sát sao mọi diễn biến và hư hại về sự cố hạt nhân đang diễn ra tại Nhật Bản. Tuy nhiên, ông Zhang Lijun, một quan chức trong lĩnh vực môi trường ở Trung Quốc cho hay, "dù thế nào đi nữa, kế hoạch và quyết tâm phát triển năng lượng hạt nhân của Trung Quốc cũng sẽ không thay đổi”.
Hiện Trung Quốc có tất cả khoảng 13 lò phản ứng hạt nhân và nước này đang tạo mọi điều kiện để tiến tới xây dựng tổng cộng khoảng 34 lò phản ứng như vậy với mục đích cung cấp đủ năng lượng cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân. Theo nguồn tin AFP, Trung Quốc đang xây dựng khoảng 26 lò phản ứng.
Trong khi đó, số người chết do động đất và sóng thần ở Nhật Bản vẫn tiếp tục tăng lên. Hiện các lực lượng cứu hộ đã tìm được 703 thi thể. Các quan chức Nhật Bản lo ngại, số người thiệt mạng có thể lên trên 1.000 người. Trong khi, theo các báo quốc tế, con số này có thể tới gần 2.000 người và thêm hàng trăm người khác mất tích.
Đài Truyền hình NHK của Nhật Bản cho hay, tính tới sáng 12/3, số người chết và mất tích do động đất và sóng thần đã tăng lên hơn 1.800 người tại 10 tỉnh thành. Các lực lượng cứu hộ đang gấp rút tìm kiếm các nạn nhân còn mắc kẹt trong những khu vực bị sập.
Các nhân chứng tại chỗ cho hay, sau tiếng nổ là những dư chấn lớn và các cột khói trắng bốc lên từ nhà máy nằm cách thủ đô Tokyo 250 km. Vụ nổ xảy ra trong bối cảnh Cơ quan An toàn hạt nhân Nhật Bản vừa ra lệnh cho nhà máy này xả bớt khí phóng xạ để bảo vệ lò phản ứng.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 là một trong số các nhà máy điện hạt nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ trận động đất xảy ra một ngày trước. Chính quyền đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 2 sau khi hệ thống làm mát tại 3 lò phản ứng không hoạt động cũng do động đất.
Hiện vẫn chưa có thông báo về hiện tượng rò rỉ phóng xạ, nhưng nỗi lo sợ bao trùm dư luận khi tờ Daily Mail của Anh nhận định, Nhật Bản đang đối mặt với nguy cơ phát tán phóng xạ. Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano kêu gọi người dân bình tĩnh và cho hay, mức phóng xạ vẫn đang được kiểm soát cẩn thận.
Hiện toàn bộ 5 lò phản ứng (bao gồm 2 lò ở nhà máy Fukushima số 1 và 3 ở nhà máy Fukushima số 2) đều đã được đặt trong tình trạng khẩn cấp. Cả 5 lò phản ứng này đã phải ngừng hoạt động sau trận động đất chiều qua.
Người dân sống trong vòng bán kính 10 km quanh nhà máy Fukushima số 1, và 3 km quanh nhà máy số 2 đã được lệnh sơ tán.
Sau vụ nổ, các kênh truyền hình địa phương cảnh báo người dân sống gần khu vực nhà máy ở trong nhà, tắt điều hòa nhiệt độ và không uống nước máy thẳng từ vòi. Những người đang ở ngoài đường được cảnh báo che chắn kín cơ thể và dùng khăn ướt che mũi.
Trước đó, hãng thông tấn AFP dẫn thông báo của Cơ quan An toàn hạt nhân Nhật Bản cho hay, lõi lò phản ứng của nhà máy số 1 có thể bị tan chảy một phần. Hiện tại phát hiện chất phóng xạ rò rỉ xung quanh khu vực lò phản ứng. Hệ thống làm lạnh của nhà máy này bị hư hỏng.
Theo Cơ quan An toàn hạt nhân Nhật Bản, sau nhiều nỗ lực, công ty vận hành nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Fukushima là Tokyo Electric Power Co. đã thực hiện giảm áp thành công tại nhà máy Fukushima số 1.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết đã nhận được thông tin về vụ nổ kể trên. Cùng ngày, Bộ Năng lượng Nga cho hay, nước này đang theo dõi chặt chẽ mức phóng xạ tại khu vực Sakhalin, Viễn Đông của Nga.
Còn theo nguồn tin của AFP tại Bắc Kinh, Trung Quốc đang theo dõi sát sao mọi diễn biến và hư hại về sự cố hạt nhân đang diễn ra tại Nhật Bản. Tuy nhiên, ông Zhang Lijun, một quan chức trong lĩnh vực môi trường ở Trung Quốc cho hay, "dù thế nào đi nữa, kế hoạch và quyết tâm phát triển năng lượng hạt nhân của Trung Quốc cũng sẽ không thay đổi”.
Hiện Trung Quốc có tất cả khoảng 13 lò phản ứng hạt nhân và nước này đang tạo mọi điều kiện để tiến tới xây dựng tổng cộng khoảng 34 lò phản ứng như vậy với mục đích cung cấp đủ năng lượng cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân. Theo nguồn tin AFP, Trung Quốc đang xây dựng khoảng 26 lò phản ứng.
Trong khi đó, số người chết do động đất và sóng thần ở Nhật Bản vẫn tiếp tục tăng lên. Hiện các lực lượng cứu hộ đã tìm được 703 thi thể. Các quan chức Nhật Bản lo ngại, số người thiệt mạng có thể lên trên 1.000 người. Trong khi, theo các báo quốc tế, con số này có thể tới gần 2.000 người và thêm hàng trăm người khác mất tích.
Đài Truyền hình NHK của Nhật Bản cho hay, tính tới sáng 12/3, số người chết và mất tích do động đất và sóng thần đã tăng lên hơn 1.800 người tại 10 tỉnh thành. Các lực lượng cứu hộ đang gấp rút tìm kiếm các nạn nhân còn mắc kẹt trong những khu vực bị sập.