Thị trường thông tin tín dụng: Khi tư nhân vào cuộc
Khi xã hội hóa hoạt động thông tin tín dụng, CIC sẽ phải chia sẻ “miếng bánh ngon” thị phần với các công ty tư nhân
Nghị định 10/2010/NĐ-CP ban hành ngày 12/2/2010 đã mở đường cho xu hướng xã hội hóa hoạt động thông tin tín dụng, và trong tháng 7 này, sẽ có một doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực này ra đời.
Ngân hàng và người vay vốn được lợi gì từ sự kiện này?
Hết một mình một chợ
Từ trước tới nay, song hành với hoạt động tín dụng là hoạt động cung cấp thông tin tín dụng. Sự ra đời của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) trực thuộc Ngân hàng Nhà nước với chức năng cung cấp toàn bộ thông tin tín dụng của các khách hàng cho ngân hàng. Qua đó, ngân hàng và khách hàng vay vốn tối đa hóa được lợi ích và giảm thiểu rủi ro rất nhiều cho ngân hàng khi ký hợp đồng tín dụng với khách hàng.
Trước khi Nghị định 10/2010/NĐ-CP ra đời, CIC thực sự “một mình một chợ” trên thị trường. Ông Phạm Công Uẩn, Giám đốc CIC, nói: “Hiện nay, chúng tôi có khoảng 18 triệu bộ hồ sơ khách hàng; trong đó 400 nghìn hồ sơ doanh nghiệp và phần còn lại là khách hàng cá nhân, đáp ứng được 90% dư nợ cho vay nền kinh tế và 80% số lượng khách hàng”.
Theo ông Uẩn, điều cơ bản nhất là CIC đã giúp các ngân hàng an toàn, tránh được rủi ro cho vay tín dụng; đồng thời, ngân hàng có cơ sở tìm hiểu và nắm bắt được tình trạng hoạt động của khách hàng. Ngoài ra, CIC còn có hệ thống xếp hạng tín nhiệm tín dụng khách hàng với con số 7.000 - 8.000 khách hàng mỗi năm. Điều này không chỉ tạo cơ sở cho ngân hàng phân biệt được “vàng” hay “thau” mà những doanh nghiệp trong diện được đánh giá chất lượng tín dụng tốt còn có điều kiện tiếp cận nguồn vốn với ngân hàng nhanh hơn; tiết kiệm được chi phí thời gian, công sức, tiền của cho ngân hàng và khách hàng trước mỗi hợp đồng làm ăn.
Dĩ nhiên, khi xã hội hóa hoạt động này, CIC sẽ phải chia sẻ “miếng bánh ngon” thị phần với các công ty tư nhân. Nói vậy là bởi, cả chục năm nay, CIC là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu duy nhất của Ngân hàng Nhà nước gần như không phải dùng đến một đồng ngân sách để duy trì hoạt động; ngược lại, CIC còn thực hiện nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính với Ngân hàng Nhà nước rất sòng phẳng.
Một vấn đề đặt ra là, có cần thiết phải như vậy? Ông Nguyễn Đức Ngọc, Tổng giám đốc Công ty Thông tin tín dụng tư nhân (PCB) nói: “Hiện nay, đòi hỏi thông tin của ngân hàng còn lớn và đa dạng hơn nhiều so với nghiệp vụ của một trung tâm thông tin tín dụng hiện nay. Các ngân hàng không chỉ muốn thông tin về vay trả nợ của khách hàng mà ngân hàng còn muốn biết mức độ tín nhiệm khách hàng đến đâu”. Thực tế, trong một quy trình cho vay đối với một khách hàng, nhất là phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ và thế nhân, các ngân hàng phải đổ công sức vào đó rất nhiều để có được thông tin cần thiết về khách hàng.
Trước mắt, PCB sẽ có hai bộ sản phẩm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và thể nhân. Cụ thể, với doanh nghiệp vừa và nhỏ, PCB cung cấp các loại báo cáo như báo cáo tình hình vay nợ, tài sản thế chấp, lịch sử quan hệ tín dụng, xếp hạng cũng như các sản phẩm giá trị gia tăng khác. Còn đối với thể nhân, PCB cung cấp các báo cáo lịch sử vay trả nợ, tài sản thế chấp. Cùng đó, PCB sẽ có các đánh giá và xếp hạng tín nhiệm khách hàng để ngân hàng có được những thông tin tốt nhất và đầy đủ nhất về khách hàng trước khi có quyết định quan hệ vay vốn.
Kết nối và chia sẻ
Sự ra đời của PCB gắn bó với quá trình nỗ lực của Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) mấy năm qua. IFC đã kết nối với 11 ngân hàng trong nước bao gồm: ABBank, ACB, BIDV, DongABank, Sacombank, SCB, Techcombank, Vietcombank, VPBank, VIB, VietinBank ngồi lại với nhau thành lập nên PCB; và chính 11 ngân hàng này cũng là cổ đông của PCB.
Hiện tại, PCB có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, 70% vốn điều lệ chia đều cho 11 cổ đông nói trên, 20% dành cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài CRIF S.p.A và 10% cho các cổ đông khác.
Theo ông Thái Duy Hiển, Giám đốc Công nghệ thông tin của PCB, theo quy định tại Nghị định số 10, “mỗi công ty thông tin tín dụng phải có tối thiểu 20 ngân hàng cam kết kết nối cung cấp thông tin”, thì với khả năng 11 cổ đông hiện hữu là các ngân hàng và thêm 11 ngân hàng khác đồng ý kết nối, điều kiện “cần” nói trên đã được PCB đáp ứng.
Một điều quan trọng, là mỗi khách hàng trước khi quan hệ vay vốn đối với hệ thống khách hàng của PCB, phải có cam kết cung cấp thông tin tín dụng của mình cho PCB thông qua ngân hàng.
Một câu hỏi đặt ra, nếu khách hàng không đồng ý cung cấp thông tin thì sao? “Đó cũng là cách để ngân hàng kiểm tra chéo khách hàng. Có gì không bình thường, mờ ám mà khách hàng lại từ chối cung cấp thông tin?”, ông Hiển nói.
Từ trước tới nay, một cá nhân muốn vay vốn ở ngân hàng A và kê khai rằng, tài sản thế chấp của mình chỉ ở ngân hàng đó. Tuy nhiên, qua hệ thống của công ty thông tin tín dụng tư nhân, sẽ kiểm chứng được kê khai của cá nhân đó có đúng như vậy hay cá nhân đó đã từng dùng tài sản đó để thế chấp và quan hệ vay vốn với nhiều ngân hàng.
Đồng thời, qua hệ thống này, ngân hàng còn biết được nhiều vấn đề liên quan như tổng dư nợ cá nhân đó bao nhiêu, tài sản thế chấp như thế nào, anh là khách hàng tốt hay xấu... Lúc đó, ngân hàng có thể đánh giá được chất lượng khách hàng đó như thế nào, thay vì phải mất công đi kiểm tra thu thập thông tin, giảm thiểu thời gian, chi phí, rủi ro và thậm chí còn tránh được cả sự lừa đảo.
Hoặc, hiện nay các ngân hàng có cho vay qua bảng lương, nếu thông qua thông tin tín dụng tư nhân, ngân hàng sẽ biết khách hàng đó đã thế chấp bảng lương kia vay các ngân hàng nào, lịch sử trả nợ của khách hàng đó như ra sao.
Ngân hàng và người vay vốn được lợi gì từ sự kiện này?
Hết một mình một chợ
Từ trước tới nay, song hành với hoạt động tín dụng là hoạt động cung cấp thông tin tín dụng. Sự ra đời của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) trực thuộc Ngân hàng Nhà nước với chức năng cung cấp toàn bộ thông tin tín dụng của các khách hàng cho ngân hàng. Qua đó, ngân hàng và khách hàng vay vốn tối đa hóa được lợi ích và giảm thiểu rủi ro rất nhiều cho ngân hàng khi ký hợp đồng tín dụng với khách hàng.
Trước khi Nghị định 10/2010/NĐ-CP ra đời, CIC thực sự “một mình một chợ” trên thị trường. Ông Phạm Công Uẩn, Giám đốc CIC, nói: “Hiện nay, chúng tôi có khoảng 18 triệu bộ hồ sơ khách hàng; trong đó 400 nghìn hồ sơ doanh nghiệp và phần còn lại là khách hàng cá nhân, đáp ứng được 90% dư nợ cho vay nền kinh tế và 80% số lượng khách hàng”.
Theo ông Uẩn, điều cơ bản nhất là CIC đã giúp các ngân hàng an toàn, tránh được rủi ro cho vay tín dụng; đồng thời, ngân hàng có cơ sở tìm hiểu và nắm bắt được tình trạng hoạt động của khách hàng. Ngoài ra, CIC còn có hệ thống xếp hạng tín nhiệm tín dụng khách hàng với con số 7.000 - 8.000 khách hàng mỗi năm. Điều này không chỉ tạo cơ sở cho ngân hàng phân biệt được “vàng” hay “thau” mà những doanh nghiệp trong diện được đánh giá chất lượng tín dụng tốt còn có điều kiện tiếp cận nguồn vốn với ngân hàng nhanh hơn; tiết kiệm được chi phí thời gian, công sức, tiền của cho ngân hàng và khách hàng trước mỗi hợp đồng làm ăn.
Dĩ nhiên, khi xã hội hóa hoạt động này, CIC sẽ phải chia sẻ “miếng bánh ngon” thị phần với các công ty tư nhân. Nói vậy là bởi, cả chục năm nay, CIC là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu duy nhất của Ngân hàng Nhà nước gần như không phải dùng đến một đồng ngân sách để duy trì hoạt động; ngược lại, CIC còn thực hiện nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính với Ngân hàng Nhà nước rất sòng phẳng.
Một vấn đề đặt ra là, có cần thiết phải như vậy? Ông Nguyễn Đức Ngọc, Tổng giám đốc Công ty Thông tin tín dụng tư nhân (PCB) nói: “Hiện nay, đòi hỏi thông tin của ngân hàng còn lớn và đa dạng hơn nhiều so với nghiệp vụ của một trung tâm thông tin tín dụng hiện nay. Các ngân hàng không chỉ muốn thông tin về vay trả nợ của khách hàng mà ngân hàng còn muốn biết mức độ tín nhiệm khách hàng đến đâu”. Thực tế, trong một quy trình cho vay đối với một khách hàng, nhất là phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ và thế nhân, các ngân hàng phải đổ công sức vào đó rất nhiều để có được thông tin cần thiết về khách hàng.
Trước mắt, PCB sẽ có hai bộ sản phẩm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và thể nhân. Cụ thể, với doanh nghiệp vừa và nhỏ, PCB cung cấp các loại báo cáo như báo cáo tình hình vay nợ, tài sản thế chấp, lịch sử quan hệ tín dụng, xếp hạng cũng như các sản phẩm giá trị gia tăng khác. Còn đối với thể nhân, PCB cung cấp các báo cáo lịch sử vay trả nợ, tài sản thế chấp. Cùng đó, PCB sẽ có các đánh giá và xếp hạng tín nhiệm khách hàng để ngân hàng có được những thông tin tốt nhất và đầy đủ nhất về khách hàng trước khi có quyết định quan hệ vay vốn.
Kết nối và chia sẻ
Sự ra đời của PCB gắn bó với quá trình nỗ lực của Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) mấy năm qua. IFC đã kết nối với 11 ngân hàng trong nước bao gồm: ABBank, ACB, BIDV, DongABank, Sacombank, SCB, Techcombank, Vietcombank, VPBank, VIB, VietinBank ngồi lại với nhau thành lập nên PCB; và chính 11 ngân hàng này cũng là cổ đông của PCB.
Hiện tại, PCB có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, 70% vốn điều lệ chia đều cho 11 cổ đông nói trên, 20% dành cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài CRIF S.p.A và 10% cho các cổ đông khác.
Theo ông Thái Duy Hiển, Giám đốc Công nghệ thông tin của PCB, theo quy định tại Nghị định số 10, “mỗi công ty thông tin tín dụng phải có tối thiểu 20 ngân hàng cam kết kết nối cung cấp thông tin”, thì với khả năng 11 cổ đông hiện hữu là các ngân hàng và thêm 11 ngân hàng khác đồng ý kết nối, điều kiện “cần” nói trên đã được PCB đáp ứng.
Một điều quan trọng, là mỗi khách hàng trước khi quan hệ vay vốn đối với hệ thống khách hàng của PCB, phải có cam kết cung cấp thông tin tín dụng của mình cho PCB thông qua ngân hàng.
Một câu hỏi đặt ra, nếu khách hàng không đồng ý cung cấp thông tin thì sao? “Đó cũng là cách để ngân hàng kiểm tra chéo khách hàng. Có gì không bình thường, mờ ám mà khách hàng lại từ chối cung cấp thông tin?”, ông Hiển nói.
Từ trước tới nay, một cá nhân muốn vay vốn ở ngân hàng A và kê khai rằng, tài sản thế chấp của mình chỉ ở ngân hàng đó. Tuy nhiên, qua hệ thống của công ty thông tin tín dụng tư nhân, sẽ kiểm chứng được kê khai của cá nhân đó có đúng như vậy hay cá nhân đó đã từng dùng tài sản đó để thế chấp và quan hệ vay vốn với nhiều ngân hàng.
Đồng thời, qua hệ thống này, ngân hàng còn biết được nhiều vấn đề liên quan như tổng dư nợ cá nhân đó bao nhiêu, tài sản thế chấp như thế nào, anh là khách hàng tốt hay xấu... Lúc đó, ngân hàng có thể đánh giá được chất lượng khách hàng đó như thế nào, thay vì phải mất công đi kiểm tra thu thập thông tin, giảm thiểu thời gian, chi phí, rủi ro và thậm chí còn tránh được cả sự lừa đảo.
Hoặc, hiện nay các ngân hàng có cho vay qua bảng lương, nếu thông qua thông tin tín dụng tư nhân, ngân hàng sẽ biết khách hàng đó đã thế chấp bảng lương kia vay các ngân hàng nào, lịch sử trả nợ của khách hàng đó như ra sao.