Thời nguy khốn của các “đại gia” Nhật Bản
Các doanh nghiệp từng là niềm tự hào của Nhật Bản đang đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng nhất từ trước đến nay
Các doanh nghiệp từng là niềm tự hào của Nhật Bản đang đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng nhất từ trước đến nay khi Hãng hàng không quốc gia Japan Airlines vừa nộp đơn xin bảo hộ phá sản, trong khi hãng sản xuất ôtô hàng đầu Toyota thì đang trải qua cú sốc phải thu hồi hàng triệu xe lớn nhất trong lịch sử.
Mặc dù kinh tế Nhật trên đà phục hồi khả quan, tăng trưởng liên tiếp trong 3 quý gần đây, song các doanh nghiệp Nhật Bản hiện gặp phải tình thế khó khăn nhất từ trước đến nay. Ngoài Japan Airlines và Toyota, các “đại gia” khác như hãng Sony, Honda, tập đoàn bán lẻ Sebu... cũng đang thất bại và tụt hậu.
Các đại gia thua lỗ và phá sản
Kinh tế Nhật bước vào năm 2010 với một loạt tín hiệu xấu. Đáng chú ý là việc Hãng hàng không Japan Airlines, biểu tượng cho thành công kinh tế và sự phồn thịnh của Nhật đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản cuối tháng 1 vừa qua, mặc dù trước đó đã nhận được gói hỗ trợ lên tới 200 tỷ Yên từ Chính phủ.
Nhưng, giới phân tích cho rằng, thất bại lớn nhất là việc Toyota phải thu hồi hàng triệu xe ở nước ngoài. Thoạt đầu, việc thu hồi chỉ được tiến hành trên 8 mẫu xe của hãng, nhưng giờ thì toàn bộ các mẫu xe đã phải chịu chung số phận và việc thu hồi không chỉ diễn ra ở Mỹ mà đã lan sang cả châu Âu và Trung Quốc. Còn tồi tệ hơn là người ta lo ngại rằng không chỉ lỗi ở phần kẹt chân ga mà còn cả ở trong chính động cơ của xe.
Tiếp theo Toyota và Japan Airlines, đến lượt hãng Honda đang đứng trước nguy cơ thu hồi xe trên phạm vi toàn cầu do lỗi kỹ thuật. Các tập đoàn điện tử bao gồm cả Sony cũng đang lâm vào tình trạng khó khăn do các doanh nghiệp điện tử của Hàn Quốc và Trung Quốc ngày càng chiếm lĩnh thị trường thế giới.
Hãng điện tử lớn nhất Nhật Bản là Sony hiện đã để mất vị trí số 1 vào tay công ty Samsung và LG của Hàn Quốc. Một “đại gia” khác của Nhật Bản trong lĩnh vực dịch vụ là chuỗi cửa hàng bách hóa Seibu cũng vừa phải tuyên bố đóng cửa sau những thua lỗ trong kinh doanh.
Thất bại bởi một loạt sai lầm
Đặc biệt, hãng sản xuất xe hơi Toyota với chất lượng sản phẩm ưu việt của mình đã vươn lên vị trí số 1 trên thế giới, tạo nên một làn sóng “học tập kinh nghiệm Toyota”. Nhiều chuyên gia cho rằng, với 25% đóng góp cho GDP quốc gia, sự sụp đổ của các tập đoàn công nghiệp chế tạo dẫn đến nguy cơ khủng hoảng cho nền kinh tế Nhật Bản, trong bối cảnh nước này đang gượng dậy sau bão tài chính.
Phân tích trên diễn đàn của Đài KBS về thất bại của các tập đoàn công nghiệp Nhật Bản, Tiến sĩ Jeong Ho-seong thuộc Viện Nghiên cứu kinh tế Samsung của Hàn Quốc cho rằng: Sự sụp đổ đó có nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến sự thất bại của hệ thống sản xuất. Khủng hoảng toàn cầu và suy thoái đã buộc các tập đoàn lớn như Toyota phải cắt giảm nhân viên chính thức và sử dụng những lao động bán thời gian chưa có nhiều kinh nghiệm. Tiếp nữa, những nhân viên thuộc thế hệ thời kỳ bùng nổ sinh đẻ, những người chuyên cần và lành nghề đã bắt đầu nghỉ hưu từ năm 2007.
Tóm lại, Toyota và một số tập đoàn của Nhật đã bị “chảy máu nhân tài”, đặc biệt là nhân lực gắn bó lâu nhất với hệ thống sản xuất vốn làm nên thành công cho hãng. Riêng hãng Toyota còn thất bại còn bởi hãng này đã không đánh giá chính xác được xu hướng thị trường các nước đang phát triển. Ngoài ra còn do sự thất bại của chiến lược kinh doanh không thích ứng được những thay đổi bên ngoài.
Tiến sĩ Jeong Ho-seong giải thích rằng, sự thất bại của các nhà sản xuất Nhật Bản còn bắt nguồn chính từ sự “toàn cầu hóa” không hợp lý.
Trong trường hợp Toyota, với mong muốn vươn lên vị trí số 1 thế giới, hãng đã mở rộng sản xuất một cách không kiểm soát và trong quá trình này, một loạt nhân viên vốn am hiểu về hệ thống sản xuất của hãng đã trở thành đối tượng của việc cơ cấu lại và tinh giản biên chế và phải ra đi. Tiếp nữa, chính sách tiết kiệm chi phí khắc nghiệt của Toyota đã làm giảm chất lượng sản phẩm, gián tiếp dẫn tới sự cố phải thu hồi hàng triệu xe vừa qua.
Mặc dù kinh tế Nhật trên đà phục hồi khả quan, tăng trưởng liên tiếp trong 3 quý gần đây, song các doanh nghiệp Nhật Bản hiện gặp phải tình thế khó khăn nhất từ trước đến nay. Ngoài Japan Airlines và Toyota, các “đại gia” khác như hãng Sony, Honda, tập đoàn bán lẻ Sebu... cũng đang thất bại và tụt hậu.
Các đại gia thua lỗ và phá sản
Kinh tế Nhật bước vào năm 2010 với một loạt tín hiệu xấu. Đáng chú ý là việc Hãng hàng không Japan Airlines, biểu tượng cho thành công kinh tế và sự phồn thịnh của Nhật đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản cuối tháng 1 vừa qua, mặc dù trước đó đã nhận được gói hỗ trợ lên tới 200 tỷ Yên từ Chính phủ.
Nhưng, giới phân tích cho rằng, thất bại lớn nhất là việc Toyota phải thu hồi hàng triệu xe ở nước ngoài. Thoạt đầu, việc thu hồi chỉ được tiến hành trên 8 mẫu xe của hãng, nhưng giờ thì toàn bộ các mẫu xe đã phải chịu chung số phận và việc thu hồi không chỉ diễn ra ở Mỹ mà đã lan sang cả châu Âu và Trung Quốc. Còn tồi tệ hơn là người ta lo ngại rằng không chỉ lỗi ở phần kẹt chân ga mà còn cả ở trong chính động cơ của xe.
Tiếp theo Toyota và Japan Airlines, đến lượt hãng Honda đang đứng trước nguy cơ thu hồi xe trên phạm vi toàn cầu do lỗi kỹ thuật. Các tập đoàn điện tử bao gồm cả Sony cũng đang lâm vào tình trạng khó khăn do các doanh nghiệp điện tử của Hàn Quốc và Trung Quốc ngày càng chiếm lĩnh thị trường thế giới.
Hãng điện tử lớn nhất Nhật Bản là Sony hiện đã để mất vị trí số 1 vào tay công ty Samsung và LG của Hàn Quốc. Một “đại gia” khác của Nhật Bản trong lĩnh vực dịch vụ là chuỗi cửa hàng bách hóa Seibu cũng vừa phải tuyên bố đóng cửa sau những thua lỗ trong kinh doanh.
Thất bại bởi một loạt sai lầm
Đặc biệt, hãng sản xuất xe hơi Toyota với chất lượng sản phẩm ưu việt của mình đã vươn lên vị trí số 1 trên thế giới, tạo nên một làn sóng “học tập kinh nghiệm Toyota”. Nhiều chuyên gia cho rằng, với 25% đóng góp cho GDP quốc gia, sự sụp đổ của các tập đoàn công nghiệp chế tạo dẫn đến nguy cơ khủng hoảng cho nền kinh tế Nhật Bản, trong bối cảnh nước này đang gượng dậy sau bão tài chính.
Phân tích trên diễn đàn của Đài KBS về thất bại của các tập đoàn công nghiệp Nhật Bản, Tiến sĩ Jeong Ho-seong thuộc Viện Nghiên cứu kinh tế Samsung của Hàn Quốc cho rằng: Sự sụp đổ đó có nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến sự thất bại của hệ thống sản xuất. Khủng hoảng toàn cầu và suy thoái đã buộc các tập đoàn lớn như Toyota phải cắt giảm nhân viên chính thức và sử dụng những lao động bán thời gian chưa có nhiều kinh nghiệm. Tiếp nữa, những nhân viên thuộc thế hệ thời kỳ bùng nổ sinh đẻ, những người chuyên cần và lành nghề đã bắt đầu nghỉ hưu từ năm 2007.
Tóm lại, Toyota và một số tập đoàn của Nhật đã bị “chảy máu nhân tài”, đặc biệt là nhân lực gắn bó lâu nhất với hệ thống sản xuất vốn làm nên thành công cho hãng. Riêng hãng Toyota còn thất bại còn bởi hãng này đã không đánh giá chính xác được xu hướng thị trường các nước đang phát triển. Ngoài ra còn do sự thất bại của chiến lược kinh doanh không thích ứng được những thay đổi bên ngoài.
Tiến sĩ Jeong Ho-seong giải thích rằng, sự thất bại của các nhà sản xuất Nhật Bản còn bắt nguồn chính từ sự “toàn cầu hóa” không hợp lý.
Trong trường hợp Toyota, với mong muốn vươn lên vị trí số 1 thế giới, hãng đã mở rộng sản xuất một cách không kiểm soát và trong quá trình này, một loạt nhân viên vốn am hiểu về hệ thống sản xuất của hãng đã trở thành đối tượng của việc cơ cấu lại và tinh giản biên chế và phải ra đi. Tiếp nữa, chính sách tiết kiệm chi phí khắc nghiệt của Toyota đã làm giảm chất lượng sản phẩm, gián tiếp dẫn tới sự cố phải thu hồi hàng triệu xe vừa qua.