Thomas Friedman, Viettel và “Thế giới phẳng”
Hầu hết lãnh đạo, nhân viên Viettel tham dự buổi trò chuyện tác giả nổi tiếng của “Thế giới phẳng” đều mang theo sổ để ghi chép
Những câu chuyện về toàn cầu hóa từ tác giả nổi tiếng của “Thế giới phẳng”, hóa ra cũng rất gần gũi với nhiều người tại Viettel, một công ty Việt Nam đang trên đường tiến ra toàn cầu.
Với chủ đề “Viettel talks with Thomas L.Friedman”, cuộc trò chuyện một ngày đầu tháng 5 này giữa Thomas Friedman - tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về toàn cầu hóa và một trong số đó là “Thế giới phẳng” - và lãnh đạo, nhân viên Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) phải 18h30 mới bắt đầu, nhưng trước 18h, hội trường tại trụ sở Viettel ở Hà Nội đã chật kín người.
Có một chi tiết thú vị là hầu hết lãnh đạo, nhân viên Viettel tham dự buổi trò chuyện đều mang theo sổ để ghi chép, và tập đoàn này còn làm cầu truyền hình để cả các chi nhánh Viettel ở 63 tỉnh, thành phố có thể theo dõi trực tiếp.
Ông Nguyễn Xuân Thái, Phó chủ nhiệm Chính trị của Viettel cũng có mặt từ rất sớm.
Người đàn ông làm công tác tư tưởng tại tập đoàn viễn thông lớn nhất Việt Nam nói: “Viettel vẫn còn chập chững trên con đường trở thành một công ty toàn cầu và chưa nhận thức được hết những khó khăn cũng như thuận lợi của việc đi ra nước ngoài. Vì thế, những câu chuyện được chia sẻ từ một tác giả nổi tiếng về toàn cầu hóa có thể giúp ích rất nhiều cho chúng tôi”.
Vị Phó chủ nhiệm Chính trị cũng nói thêm, ông không hy vọng tìm thấy ngay một giải pháp cụ thể cho công cuộc toàn cầu hóa từ buổi trò chuyện với tác giả của “Thế giới phẳng”. Thế nhưng, nhà báo nổi tiếng thế giới về vấn đề này có thể giúp ông cũng như nhiều người khác tại Viettel kiểm nghiệm hay nhìn rõ hơn bức tranh toàn cầu hóa trong thế kỷ 21 và biết mình còn thiếu hay phải làm gì.
“Nhưng tôi cũng tin rằng, ông Thomas Friedman cũng sẽ thu nhận được nhiều thông tin hữu ích về Viettel, những người Việt Nam ở một nước đang phát triển, nhưng dám đi những bước mạnh mẽ trong công cuộc toàn cầu hóa”, ông Thái nói.
Khi Thomas Friedman bước vào, cũng như nhiều khán giả tham dự hôm đó, ông Thái đứng lên vỗ tay rất nhiệt tình. Trong buổi giao lưu với nhà báo nổi tiếng về vấn đề toàn cầu hóa, người đàn ông tuổi năm nay đã hơn 50 tuổi này vẫn háo hức như một cậu học trò học vào lớp với bộ môn mà mình yêu thích.
Ông lắng nghe, ghi chép chăm chú, thỉnh thoảng lại gật gù với những chia sẻ của Thomas Friedman về toàn cầu hóa cũng như bài học về thành công.
Trả lời câu hỏi, công ty số 1 cần làm gì trong thế giới phẳng và toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ rất nhanh, Thomas trả lời: “Hãy “tự phá hủy” doanh nghiệp của mình trước khi người khác làm điều đó. Đừng bao giờ thỏa mãn với vị trí số 1 của mình. Nếu bạn có cảm giác thỏa mãn, thì đó là điều nguy hiểm nhất”.
Điều trùng hợp là ở Viettel, ông Thái cũng như nhiều người khác cũng đã quen với câu “phải thay đổi trước khi cần phải thay đổi” và “chỉ được phép tận hưởng vinh quang của vị trí số 1 trong 1 giây, sau đó phải xác định mình là số 2 hoặc vị trí thấp hơn theo một nghĩa khác để tiếp tục tiến lên”.
Khi nhà báo nổi tiếng của The New York Times nói về hiểm họa với những công ty toàn cầu lớn có thể là một người đàn ông với chiếc smartphone và thẻ tín dụng, nhiều người ở Viettel cũng nghĩ đến một hình ảnh khác mà họ đã được thấm nhuần.
Đó là hình ảnh Viettel không còn là “ông alô” nữa (doanh thu chủ yếu từ thoại và SMS) mà đang trên con đường đưa viễn thông và công nghệ thông tin len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống.
Họ phải làm như vậy trước khi nguồn thu từ alô thực sự bị ảnh hưởng bởi những ứng dụng nhắn tin miễn phí OTT - những sản phẩm được coi là sẽ tạo ra sự thay đổi lớn cho thị trường viễn thông trong những năm tới.
“Chúng tôi không nghĩ OTT là hiểm họa mà là cơ hội để đổi mới Viettel một cách nhanh chóng. Nếu như tìm nhanh ra cách thích ứng với cơn sóng OTT, chúng tôi sẽ có thể tiến vào những thị trường mà mật độ điện thoại di động đã là 100% chứ không phải chỉ ở những nước có mật độ di động còn thấp như hiện nay”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel nói.
Trả lời câu hỏi vì sao nhận lời đến Viettel nói chuyện, người đàn ông nổi tiếng với “Thế giới phẳng” giải thích, ông từng tốt nghiệp trường kinh doanh nhưng luôn muốn học thêm điều gì đó về lĩnh vực này ở những nơi ông đến. Viettel là một công ty đang trên con đường toàn cầu hóa, và Thomas mong muốn học được điều gì đó ở đây trước khi rời đi.
Trong khi đó, Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, tập đoàn này đang nỗ lực trở thành một công ty toàn cầu nên ông muốn lãnh đạo cũng như nhân viên của mình được lắng nghe những nhà tư tưởng về toàn cầu hóa tốt nhất của thế kỷ 21. Gợi ý câu chuyện về Việt Nam trên The New York Times, ông Hùng cho rằng, sự khác nhau giữa Việt Nam và Mỹ có thể là một chủ đề hay.
“Chúng tôi khởi nghiệp muộn hơn các công ty Mỹ, nên buộc phải làm khác đi mới mong cạnh tranh được. Tại sao ông không viết về việc công ty Việt Nam không cần hội đồng quản trị mà vẫn có thể cạnh tranh? Người Mỹ có thể đứng số 1 thế giới về nhiều lĩnh vực, nhưng Việt Nam cũng có thể là số 1 theo một cách nào đó…”, ông Hùng nói.
Với chủ đề “Viettel talks with Thomas L.Friedman”, cuộc trò chuyện một ngày đầu tháng 5 này giữa Thomas Friedman - tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về toàn cầu hóa và một trong số đó là “Thế giới phẳng” - và lãnh đạo, nhân viên Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) phải 18h30 mới bắt đầu, nhưng trước 18h, hội trường tại trụ sở Viettel ở Hà Nội đã chật kín người.
Có một chi tiết thú vị là hầu hết lãnh đạo, nhân viên Viettel tham dự buổi trò chuyện đều mang theo sổ để ghi chép, và tập đoàn này còn làm cầu truyền hình để cả các chi nhánh Viettel ở 63 tỉnh, thành phố có thể theo dõi trực tiếp.
Ông Nguyễn Xuân Thái, Phó chủ nhiệm Chính trị của Viettel cũng có mặt từ rất sớm.
Người đàn ông làm công tác tư tưởng tại tập đoàn viễn thông lớn nhất Việt Nam nói: “Viettel vẫn còn chập chững trên con đường trở thành một công ty toàn cầu và chưa nhận thức được hết những khó khăn cũng như thuận lợi của việc đi ra nước ngoài. Vì thế, những câu chuyện được chia sẻ từ một tác giả nổi tiếng về toàn cầu hóa có thể giúp ích rất nhiều cho chúng tôi”.
Vị Phó chủ nhiệm Chính trị cũng nói thêm, ông không hy vọng tìm thấy ngay một giải pháp cụ thể cho công cuộc toàn cầu hóa từ buổi trò chuyện với tác giả của “Thế giới phẳng”. Thế nhưng, nhà báo nổi tiếng thế giới về vấn đề này có thể giúp ông cũng như nhiều người khác tại Viettel kiểm nghiệm hay nhìn rõ hơn bức tranh toàn cầu hóa trong thế kỷ 21 và biết mình còn thiếu hay phải làm gì.
“Nhưng tôi cũng tin rằng, ông Thomas Friedman cũng sẽ thu nhận được nhiều thông tin hữu ích về Viettel, những người Việt Nam ở một nước đang phát triển, nhưng dám đi những bước mạnh mẽ trong công cuộc toàn cầu hóa”, ông Thái nói.
Khi Thomas Friedman bước vào, cũng như nhiều khán giả tham dự hôm đó, ông Thái đứng lên vỗ tay rất nhiệt tình. Trong buổi giao lưu với nhà báo nổi tiếng về vấn đề toàn cầu hóa, người đàn ông tuổi năm nay đã hơn 50 tuổi này vẫn háo hức như một cậu học trò học vào lớp với bộ môn mà mình yêu thích.
Ông lắng nghe, ghi chép chăm chú, thỉnh thoảng lại gật gù với những chia sẻ của Thomas Friedman về toàn cầu hóa cũng như bài học về thành công.
Trả lời câu hỏi, công ty số 1 cần làm gì trong thế giới phẳng và toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ rất nhanh, Thomas trả lời: “Hãy “tự phá hủy” doanh nghiệp của mình trước khi người khác làm điều đó. Đừng bao giờ thỏa mãn với vị trí số 1 của mình. Nếu bạn có cảm giác thỏa mãn, thì đó là điều nguy hiểm nhất”.
Điều trùng hợp là ở Viettel, ông Thái cũng như nhiều người khác cũng đã quen với câu “phải thay đổi trước khi cần phải thay đổi” và “chỉ được phép tận hưởng vinh quang của vị trí số 1 trong 1 giây, sau đó phải xác định mình là số 2 hoặc vị trí thấp hơn theo một nghĩa khác để tiếp tục tiến lên”.
Khi nhà báo nổi tiếng của The New York Times nói về hiểm họa với những công ty toàn cầu lớn có thể là một người đàn ông với chiếc smartphone và thẻ tín dụng, nhiều người ở Viettel cũng nghĩ đến một hình ảnh khác mà họ đã được thấm nhuần.
Đó là hình ảnh Viettel không còn là “ông alô” nữa (doanh thu chủ yếu từ thoại và SMS) mà đang trên con đường đưa viễn thông và công nghệ thông tin len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống.
Họ phải làm như vậy trước khi nguồn thu từ alô thực sự bị ảnh hưởng bởi những ứng dụng nhắn tin miễn phí OTT - những sản phẩm được coi là sẽ tạo ra sự thay đổi lớn cho thị trường viễn thông trong những năm tới.
“Chúng tôi không nghĩ OTT là hiểm họa mà là cơ hội để đổi mới Viettel một cách nhanh chóng. Nếu như tìm nhanh ra cách thích ứng với cơn sóng OTT, chúng tôi sẽ có thể tiến vào những thị trường mà mật độ điện thoại di động đã là 100% chứ không phải chỉ ở những nước có mật độ di động còn thấp như hiện nay”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel nói.
Trả lời câu hỏi vì sao nhận lời đến Viettel nói chuyện, người đàn ông nổi tiếng với “Thế giới phẳng” giải thích, ông từng tốt nghiệp trường kinh doanh nhưng luôn muốn học thêm điều gì đó về lĩnh vực này ở những nơi ông đến. Viettel là một công ty đang trên con đường toàn cầu hóa, và Thomas mong muốn học được điều gì đó ở đây trước khi rời đi.
Trong khi đó, Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, tập đoàn này đang nỗ lực trở thành một công ty toàn cầu nên ông muốn lãnh đạo cũng như nhân viên của mình được lắng nghe những nhà tư tưởng về toàn cầu hóa tốt nhất của thế kỷ 21. Gợi ý câu chuyện về Việt Nam trên The New York Times, ông Hùng cho rằng, sự khác nhau giữa Việt Nam và Mỹ có thể là một chủ đề hay.
“Chúng tôi khởi nghiệp muộn hơn các công ty Mỹ, nên buộc phải làm khác đi mới mong cạnh tranh được. Tại sao ông không viết về việc công ty Việt Nam không cần hội đồng quản trị mà vẫn có thể cạnh tranh? Người Mỹ có thể đứng số 1 thế giới về nhiều lĩnh vực, nhưng Việt Nam cũng có thể là số 1 theo một cách nào đó…”, ông Hùng nói.