Thống đốc: “Cơ chế tỷ giá sẽ thị trường hơn”
Thống đốc Nguyễn Văn Bình trò chuyện với VnEconomy về định hướng điều hành tỷ giá thời gian tới
Tại buổi họp báo và hội nghị toàn ngành tuần qua, Ngân hàng Nhà nước gợi mở về việc nghiên cứu một cơ chế điều hành tỷ giá mới. “Sẽ thị trường hơn” là thông tin từ Thống đốc Nguyễn Văn Bình khi trao đổi với VnEconomy về cơ chế mới này.
Cuối tuần qua, một lần nữa tỷ giá USD/VND cho thấy sự nhạy cảm với thông tin như thế nào.
Cuối tuần qua, một lần nữa tỷ giá USD/VND cho thấy sự nhạy cảm với thông tin như thế nào.
Ngay sau thông điệp của Thống đốc đưa ra tại hội nghị tổng kết ngành, các ngân hàng đồng loạt hạ nhanh và mạnh giá mua vào USD.
“Cung ngoại tệ đang rất tốt”
Nhìn nhận về diễn biến tỷ giá gần đây, ông Nguyễn Văn Bình cho rằng, nguyên nhân chính vẫn là tâm lý chi phối hành vi găm giữ. Còn nguồn cung và cân đối ngoại tệ hiện rất tốt.
Cụ thể, trong hai tháng vừa qua, Việt Nam liên tục xuất siêu. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, cả ở hoạt động giải ngân. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vẫn tăng lên, dù có hiện tượng rút ra ở một số thị trường khác sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất.
“Nhưng vì sao tỷ giá vẫn tăng? Vì yếu tố tâm lý. Lượng tiền gửi của người dân và doanh nghiệp vẫn tăng lên mà không bán ra thị trường. Tâm lý đã tác động đến hành vi găm giữ”, Thống đốc giải thích.
Về yếu tố tâm lý và diễn biến tiền gửi ngoại tệ tăng lên, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cũng nhắc lại quyết định hạ trần lãi suất tiền gửi USD xuống 0%/năm vừa qua.
Theo ông, quyết định hạ trần lãi suất về 0%/năm, thậm chí là âm, là một biện pháp tình thế để xử lý vấn đề đang đặt ra. Làm sao để gửi ngoại tệ không còn hấp dẫn, điều cũng đã làm tương tự với vốn vàng.
Quyết định trên cũng được đặt trong tổng thể các giải pháp khác mà Ngân hàng Nhà nước đã làm. Tập trung chuyển đổi quan hệ huy động - cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua bán; chống đô la hóa để tiến tới trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng tiền Việt Nam.
Theo đó, cùng với tiền gửi ngoại tệ, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là không khuyến khích tín dụng ngoại tệ, sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn chứ không loại bỏ.
Tuy nhiên, khi thị trường trở lại trạng thái bình thường, không còn tình trạng găm giữ ngoại tệ và lệ thuộc nhiều vào tín dụng ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ nâng trở lại trần lãi suất, vì đây là công cụ trong tay nhà điều hành, hoàn toàn chủ động theo các mục tiêu chính sách.
Sẽ linh hoạt tỷ giá trung tâm
Về cơ chế tỷ giá mới, Thống đốc cho biết sẽ có họp bàn cụ thể để đưa ra những tính toán phù hợp. Nhưng lúc này, cơ bản linh hồn của cơ chế mới có thể đưa ra để định hướng thị trường được rồi.
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tỷ giá bằng cơ chế một tỷ giá trung tâm cộng với khung biên độ.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình thừa nhận, do điều kiện và các cân đối quanh tỷ giá, cơ chế trên thời gian qua không được thị trường lắm. Tức là, tỷ giá trung tâm (tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày) thường cố định trong một thời gian, sau một thời gian nào đó mới điều chỉnh. Trong khi đó, thị trường và các cân đối vẫn thay đổi và chuyển động hàng ngày.
“Vậy nên, cơ chế mới của tỷ giá tới đây sẽ linh hoạt hàng ngày, phản ánh thị trường tốt hơn, nhất là khi có những biến động lớn trên thế giới”, Thống đốc cho biết.
Theo ông, cơ chế mới sẽ phản ánh thị trường sát thực hơn, hợp lý hơn; hai là hạn chế yếu tố tâm lý trên thị trường vì tỷ giá trung tâm có thể tăng hoặc giảm hàng ngày; ba là tăng cường công khai minh bạch hơn, qua đó để hạn chế các yếu tố đầu cơ.
Ví như những năm gần đây, tại các thời điểm giữa năm và cuối năm, hoạt động đầu cơ thường đoán định khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh tỷ giá, vì tỷ giá trung tâm đã cố định suốt một thời gian…
“Với cơ chế mới, tỷ giá có thể thay đổi hàng ngày, linh hoạt hơn, trong kiểm soát chủ động của Ngân hàng Nhà nước. Người dân và doanh nghiệp sẽ dần quen với sự thay đổi đó mà không phải xao xuyến, tâm lý và đầu cơ như các lần điều chỉnh trước”, Thống đốc Bình nhận định.
Ông cũng cho rằng, trên thế giới có những quốc gia điều chỉnh tỷ giá cỡ vài ba phần trăm, thậm chí cao hơn trong ngày nhưng người dân không mấy xao xuyến. Vì họ chống đô la hóa tốt, người dân và doanh nghiệp chỉ sử dụng đồng bản tệ, và cái mà họ quan tâm là lạm phát sẽ ảnh hưởng thế nào đến thu nhập của mình.
Như vậy, cơ chế tỷ giá sẽ sớm thay đổi với tinh thần như trên. Nhìn lại, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, cơ chế tỷ giá và việc điều hành bốn năm qua đã hoàn thành sứ mệnh của nó, bây giờ đã đến lúc có sự thay đổi.
Từ cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã khép lại những bất ổn, xáo trộn lớn trên thị trường ngoại tệ trước đây bằng cơ chế tỷ giá ổn định, định hướng và cam kết ổn định. Điều này đã góp phần giúp ổn định vĩ mô, gia tăng dự trữ ngoại hối, hạn chế đô la hóa, nâng cao vị thế VND, góp phần nâng cao hạng mức tín nhiệm quốc gia…
Theo phân tích của Thống đốc, thành công của điều hành chính sách tỷ giá những năm qua không chỉ riêng về tỷ giá, mà còn gắn với các yếu tố vĩ mô khác, như kiểm soát lạm phát, hạ nhiệt lãi suất.
Ông thừa nhận, những năm qua lãi suất của Việt Nam ở mức cao, là một yếu tố thuận lợi hỗ trợ cho chính sách điều hành tỷ giá. Nhưng đến nay, mặt bằng lãi suất đã ở một điểm cân bằng và gần như không giảm thêm được nữa.
Và Thống đốc đưa ra định hướng: lãi suất hiện đã giảm rất sâu so với trước đây, phải giữ được mặt bằng hiện nay thì doanh nghiệp mới có thể sống được. Mặt bằng và điều kiện lãi suất như vậy cũng là một cơ sở để cơ chế điều hành tỷ giá thay đổi.
“Cung ngoại tệ đang rất tốt”
Nhìn nhận về diễn biến tỷ giá gần đây, ông Nguyễn Văn Bình cho rằng, nguyên nhân chính vẫn là tâm lý chi phối hành vi găm giữ. Còn nguồn cung và cân đối ngoại tệ hiện rất tốt.
Cụ thể, trong hai tháng vừa qua, Việt Nam liên tục xuất siêu. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, cả ở hoạt động giải ngân. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vẫn tăng lên, dù có hiện tượng rút ra ở một số thị trường khác sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất.
“Nhưng vì sao tỷ giá vẫn tăng? Vì yếu tố tâm lý. Lượng tiền gửi của người dân và doanh nghiệp vẫn tăng lên mà không bán ra thị trường. Tâm lý đã tác động đến hành vi găm giữ”, Thống đốc giải thích.
Về yếu tố tâm lý và diễn biến tiền gửi ngoại tệ tăng lên, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cũng nhắc lại quyết định hạ trần lãi suất tiền gửi USD xuống 0%/năm vừa qua.
Theo ông, quyết định hạ trần lãi suất về 0%/năm, thậm chí là âm, là một biện pháp tình thế để xử lý vấn đề đang đặt ra. Làm sao để gửi ngoại tệ không còn hấp dẫn, điều cũng đã làm tương tự với vốn vàng.
Quyết định trên cũng được đặt trong tổng thể các giải pháp khác mà Ngân hàng Nhà nước đã làm. Tập trung chuyển đổi quan hệ huy động - cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua bán; chống đô la hóa để tiến tới trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng tiền Việt Nam.
Theo đó, cùng với tiền gửi ngoại tệ, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là không khuyến khích tín dụng ngoại tệ, sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn chứ không loại bỏ.
Tuy nhiên, khi thị trường trở lại trạng thái bình thường, không còn tình trạng găm giữ ngoại tệ và lệ thuộc nhiều vào tín dụng ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ nâng trở lại trần lãi suất, vì đây là công cụ trong tay nhà điều hành, hoàn toàn chủ động theo các mục tiêu chính sách.
Sẽ linh hoạt tỷ giá trung tâm
Về cơ chế tỷ giá mới, Thống đốc cho biết sẽ có họp bàn cụ thể để đưa ra những tính toán phù hợp. Nhưng lúc này, cơ bản linh hồn của cơ chế mới có thể đưa ra để định hướng thị trường được rồi.
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tỷ giá bằng cơ chế một tỷ giá trung tâm cộng với khung biên độ.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình thừa nhận, do điều kiện và các cân đối quanh tỷ giá, cơ chế trên thời gian qua không được thị trường lắm. Tức là, tỷ giá trung tâm (tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày) thường cố định trong một thời gian, sau một thời gian nào đó mới điều chỉnh. Trong khi đó, thị trường và các cân đối vẫn thay đổi và chuyển động hàng ngày.
“Vậy nên, cơ chế mới của tỷ giá tới đây sẽ linh hoạt hàng ngày, phản ánh thị trường tốt hơn, nhất là khi có những biến động lớn trên thế giới”, Thống đốc cho biết.
Theo ông, cơ chế mới sẽ phản ánh thị trường sát thực hơn, hợp lý hơn; hai là hạn chế yếu tố tâm lý trên thị trường vì tỷ giá trung tâm có thể tăng hoặc giảm hàng ngày; ba là tăng cường công khai minh bạch hơn, qua đó để hạn chế các yếu tố đầu cơ.
Ví như những năm gần đây, tại các thời điểm giữa năm và cuối năm, hoạt động đầu cơ thường đoán định khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh tỷ giá, vì tỷ giá trung tâm đã cố định suốt một thời gian…
“Với cơ chế mới, tỷ giá có thể thay đổi hàng ngày, linh hoạt hơn, trong kiểm soát chủ động của Ngân hàng Nhà nước. Người dân và doanh nghiệp sẽ dần quen với sự thay đổi đó mà không phải xao xuyến, tâm lý và đầu cơ như các lần điều chỉnh trước”, Thống đốc Bình nhận định.
Ông cũng cho rằng, trên thế giới có những quốc gia điều chỉnh tỷ giá cỡ vài ba phần trăm, thậm chí cao hơn trong ngày nhưng người dân không mấy xao xuyến. Vì họ chống đô la hóa tốt, người dân và doanh nghiệp chỉ sử dụng đồng bản tệ, và cái mà họ quan tâm là lạm phát sẽ ảnh hưởng thế nào đến thu nhập của mình.
Như vậy, cơ chế tỷ giá sẽ sớm thay đổi với tinh thần như trên. Nhìn lại, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, cơ chế tỷ giá và việc điều hành bốn năm qua đã hoàn thành sứ mệnh của nó, bây giờ đã đến lúc có sự thay đổi.
Từ cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã khép lại những bất ổn, xáo trộn lớn trên thị trường ngoại tệ trước đây bằng cơ chế tỷ giá ổn định, định hướng và cam kết ổn định. Điều này đã góp phần giúp ổn định vĩ mô, gia tăng dự trữ ngoại hối, hạn chế đô la hóa, nâng cao vị thế VND, góp phần nâng cao hạng mức tín nhiệm quốc gia…
Theo phân tích của Thống đốc, thành công của điều hành chính sách tỷ giá những năm qua không chỉ riêng về tỷ giá, mà còn gắn với các yếu tố vĩ mô khác, như kiểm soát lạm phát, hạ nhiệt lãi suất.
Ông thừa nhận, những năm qua lãi suất của Việt Nam ở mức cao, là một yếu tố thuận lợi hỗ trợ cho chính sách điều hành tỷ giá. Nhưng đến nay, mặt bằng lãi suất đã ở một điểm cân bằng và gần như không giảm thêm được nữa.
Và Thống đốc đưa ra định hướng: lãi suất hiện đã giảm rất sâu so với trước đây, phải giữ được mặt bằng hiện nay thì doanh nghiệp mới có thể sống được. Mặt bằng và điều kiện lãi suất như vậy cũng là một cơ sở để cơ chế điều hành tỷ giá thay đổi.