Ngân hàng 2015, “phần thưởng” và thử thách
Tại kỳ họp Quốc hội thứ 10 khóa 13 vừa qua, lần đầu tiên không có chất vấn nào gửi đến Thống đốc
Phát biểu tại hội nghị tổng kết toàn ngành ngân hàng năm 2015, diễn ra hôm 25/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nhắc lại điều mà ông coi là một dấu ấn tại kỳ họp Quốc hội thứ 10 khóa 13 vừa qua: lần đầu tiên không có chất vấn nào gửi đến Thống đốc - người đại diện cho ngành ngân hàng.
“Phần thưởng” cho hệ thống
Trong nhiều năm trước, tại hầu hết các kỳ họp Quốc hội, ngạch ngân hàng thường là điểm nóng của bức xúc, băn khoăn, thậm chí là những chất vấn “nảy lửa” của các đại biểu về bất ổn từ lạm phát, lãi suất, tỷ giá, bất cập trên thị trường vàng, khó khăn của doanh nghiệp trong tiếp cận vốn, nợ xấu và tái cơ cấu…
Nhưng tại kỳ họp gần nhất nói trên, không còn những bức xúc, băn khoăn từ các đại biểu như trước.
Có thể một phần trước và trong quá trình diễn ra kỳ họp, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức thông tin, báo cáo và giải trình chi tiết tới các đại biểu. Nhưng quan trọng hơn, những kết quả của ngành cũng đã được công nhận rộng rãi hơn.
Tại hội nghị ngành ngày 25/12, một lần nữa kết quả kiểm soát lạm phát ở mức thấp, giảm được hơn phân nửa lãi suất cho vay (so với thời cao điểm 2011), bình ổn, lập lại trật tự và cắt bỏ bớt rủi ro từ thị trường vàng đối với ổn định vĩ mô và dư luận xã hội, ổn định tỷ giá và nâng cao dự trữ ngoại hối, tái cơ cấu và xử lý nợ xấu… được Ngân hàng Nhà nước điểm lại.
Tại hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng nhìn lại, đầu nhiệm kỳ 2011-2015, các biến động về tỷ giá, lãi suất, thị trường vàng là rất lớn, mà khi Chính phủ bàn các giải pháp vẫn lo lắng đến sự đổ vỡ cả hệ thống.
Ngay khi xây dựng chương trình để trình Quốc hội về đổi mới tái cơ cấu, theo Phó thủ tướng, thực ra cũng mất vài năm mới trình ra được chứ không phải trình ngay sau năm 2011. Theo đó, nói là giai đoạn 5 năm, nhưng quá trình thực hiện, triển khai các đề án rất ngắn.
Đến nay, đại diện lãnh đạo Chính phủ đánh giá, kinh tế đã tăng trưởng tốt hơn, vĩ mô ổn định, tái cơ cấu chuyển đổi mô hình tăng trưởng bước đầu thu được kết quả quan trọng…
“Những thành quả trên cũng nhờ có sự đóng góp của ngành ngân hàng rất lớn: mặt bằng lãi suất giảm nhanh và mức giảm khá lớn, tăng trưởng tín dụng hiệu quả, tỷ giá phù hợp diễn biến thị trường, cơ cấu tín dụng đạt mục tiêu tích cực, nợ xấu đạt mục tiêu đề ra”, Phó thủ tướng nói.
2016 sẽ khó hơn nhiều
Hướng tới năm 2016, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, những kết quả nhiệm kỳ 2011-2015 tạo cơ sở thuận lợi cho việc điều hành chính sách tiền tệ sắp tới, nhất là những kinh nghiệm, sự tự tin và quyết tâm của hệ thống.
“Trong quá trình tổ chức, triển khai có thể còn nhiều khó khăn thách thức, từ bên ngoài và nội tại, từ dư luận xã hội nhưng nếu không kiên định, bền gan, chao đảo hay chỉ vì những cái “êm ái” trước mắt thì sẽ mất đi cả lộ trình lâu dài không những của ngành mà còn của cả nền kinh tế”, ông đúc kết về việc điều hành chính sách tiền tệ nhiệm kỳ qua.
Nhưng, phía trước có nhiều thử thách và cả những bất lợi. Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước thừa nhận, dư địa có thể triển khai chính sách đang càng ngày càng hạn hẹp.
Ngay như ở mục tiêu kiểm soát lạm phát, Thống đốc dự báo, ở tác động từ bên ngoài, dư địa giảm giá trong năm tới trên thị trường thế giới nếu có thì cũng rất ít và thuận lợi trong kiềm chế lạm phát từ yếu tố bên ngoài gần như không có.
Trong khi đó, theo ông, những bất ổn trên thị trường quốc tế, đặc biệt thị trường tài chính, luôn rình rập (và yếu tố Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ được nhấn mạnh) tác động đến hoạt động chính sách tiền tệ nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
“Ở một chừng mực nào đó, khẳng định rằng việc điều hành chính sách tiền tệ năm 2016 khó khăn hơn nhiều so với năm 2015 và 2014”, Thống đốc Bình dự tính.
Một cơ chế tỷ giá mới
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng cho rằng, việc điều hành chính sách tiền tệ năm tới có thuận lợi do kế thừa những kết quả đã đạt được của nhiệm kỳ 2011-2015, kinh nghiệm điều hành sẽ tự tin hơn.
“Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng khá nhưng không đồng đều, chiến tranh, các quyết sách điều hành của các nước lớn sẽ tác động tới nền kinh tế toàn cầu. Hội nhập sức ép vô cùng lớn ở trong nước. Năm 2016 so với năm 2015 tôi thấy rằng, điều hành chính sách tiền tệ và vĩ mô sẽ khó hơn vì nhiều áp lực”, Phó thủ tướng nhìn nhận.
Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng tiếp tục chủ động và linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để tiếp tục đảm bảo mục tiêu ổn định vĩ mô.
Ở các yêu cầu cụ thể, đại diện lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục lái tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên như thời gian qua, cùng với yêu cầu chú trọng và kiểm soát chặt chẽ cho vay bất động sản.
Việc điều hành tỷ giá cần tiếp tục bám sát theo thị trường, nhanh nhạy, kịp thời.
Cũng tại hội nghị trên, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã gợi mở về việc nghiên cứu xây dựng một cơ chế tỷ giá mới cho năm tới, gắn với mục tiêu tiếp tục ổn định thị trường, củng cố giá trị VND, hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ và giảm đô la hóa trong nền kinh tế, chủ động ứng xử phù hợp với những tác động từ bên ngoài…
Phó thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước cần củng cố hơn nữa an toàn hệ thống, đảm bảo an toàn sau tái cơ cấu. Bởi theo ông, tái cơ cấu hiện mới làm một bước và để đảm bảo an toàn, lành mạnh và hiệu quả hệ thống thì cần nhiều thời gian chứ không phải sớm một chiều.
Và một điểm nữa, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng, Ngân hàng Nhà nước phải dần dần điều hành chính sách tiền tệ theo thị trường, hạn chế điều hành theo mệnh lệnh hành chính, nhằm đóng góp tích cực hơn nữa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
“Phần thưởng” cho hệ thống
Trong nhiều năm trước, tại hầu hết các kỳ họp Quốc hội, ngạch ngân hàng thường là điểm nóng của bức xúc, băn khoăn, thậm chí là những chất vấn “nảy lửa” của các đại biểu về bất ổn từ lạm phát, lãi suất, tỷ giá, bất cập trên thị trường vàng, khó khăn của doanh nghiệp trong tiếp cận vốn, nợ xấu và tái cơ cấu…
Nhưng tại kỳ họp gần nhất nói trên, không còn những bức xúc, băn khoăn từ các đại biểu như trước.
Có thể một phần trước và trong quá trình diễn ra kỳ họp, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức thông tin, báo cáo và giải trình chi tiết tới các đại biểu. Nhưng quan trọng hơn, những kết quả của ngành cũng đã được công nhận rộng rãi hơn.
Tại hội nghị ngành ngày 25/12, một lần nữa kết quả kiểm soát lạm phát ở mức thấp, giảm được hơn phân nửa lãi suất cho vay (so với thời cao điểm 2011), bình ổn, lập lại trật tự và cắt bỏ bớt rủi ro từ thị trường vàng đối với ổn định vĩ mô và dư luận xã hội, ổn định tỷ giá và nâng cao dự trữ ngoại hối, tái cơ cấu và xử lý nợ xấu… được Ngân hàng Nhà nước điểm lại.
Tại hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng nhìn lại, đầu nhiệm kỳ 2011-2015, các biến động về tỷ giá, lãi suất, thị trường vàng là rất lớn, mà khi Chính phủ bàn các giải pháp vẫn lo lắng đến sự đổ vỡ cả hệ thống.
Ngay khi xây dựng chương trình để trình Quốc hội về đổi mới tái cơ cấu, theo Phó thủ tướng, thực ra cũng mất vài năm mới trình ra được chứ không phải trình ngay sau năm 2011. Theo đó, nói là giai đoạn 5 năm, nhưng quá trình thực hiện, triển khai các đề án rất ngắn.
Đến nay, đại diện lãnh đạo Chính phủ đánh giá, kinh tế đã tăng trưởng tốt hơn, vĩ mô ổn định, tái cơ cấu chuyển đổi mô hình tăng trưởng bước đầu thu được kết quả quan trọng…
“Những thành quả trên cũng nhờ có sự đóng góp của ngành ngân hàng rất lớn: mặt bằng lãi suất giảm nhanh và mức giảm khá lớn, tăng trưởng tín dụng hiệu quả, tỷ giá phù hợp diễn biến thị trường, cơ cấu tín dụng đạt mục tiêu tích cực, nợ xấu đạt mục tiêu đề ra”, Phó thủ tướng nói.
2016 sẽ khó hơn nhiều
Hướng tới năm 2016, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, những kết quả nhiệm kỳ 2011-2015 tạo cơ sở thuận lợi cho việc điều hành chính sách tiền tệ sắp tới, nhất là những kinh nghiệm, sự tự tin và quyết tâm của hệ thống.
“Trong quá trình tổ chức, triển khai có thể còn nhiều khó khăn thách thức, từ bên ngoài và nội tại, từ dư luận xã hội nhưng nếu không kiên định, bền gan, chao đảo hay chỉ vì những cái “êm ái” trước mắt thì sẽ mất đi cả lộ trình lâu dài không những của ngành mà còn của cả nền kinh tế”, ông đúc kết về việc điều hành chính sách tiền tệ nhiệm kỳ qua.
Nhưng, phía trước có nhiều thử thách và cả những bất lợi. Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước thừa nhận, dư địa có thể triển khai chính sách đang càng ngày càng hạn hẹp.
Ngay như ở mục tiêu kiểm soát lạm phát, Thống đốc dự báo, ở tác động từ bên ngoài, dư địa giảm giá trong năm tới trên thị trường thế giới nếu có thì cũng rất ít và thuận lợi trong kiềm chế lạm phát từ yếu tố bên ngoài gần như không có.
Trong khi đó, theo ông, những bất ổn trên thị trường quốc tế, đặc biệt thị trường tài chính, luôn rình rập (và yếu tố Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ được nhấn mạnh) tác động đến hoạt động chính sách tiền tệ nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
“Ở một chừng mực nào đó, khẳng định rằng việc điều hành chính sách tiền tệ năm 2016 khó khăn hơn nhiều so với năm 2015 và 2014”, Thống đốc Bình dự tính.
Một cơ chế tỷ giá mới
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng cho rằng, việc điều hành chính sách tiền tệ năm tới có thuận lợi do kế thừa những kết quả đã đạt được của nhiệm kỳ 2011-2015, kinh nghiệm điều hành sẽ tự tin hơn.
“Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng khá nhưng không đồng đều, chiến tranh, các quyết sách điều hành của các nước lớn sẽ tác động tới nền kinh tế toàn cầu. Hội nhập sức ép vô cùng lớn ở trong nước. Năm 2016 so với năm 2015 tôi thấy rằng, điều hành chính sách tiền tệ và vĩ mô sẽ khó hơn vì nhiều áp lực”, Phó thủ tướng nhìn nhận.
Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng tiếp tục chủ động và linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để tiếp tục đảm bảo mục tiêu ổn định vĩ mô.
Ở các yêu cầu cụ thể, đại diện lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục lái tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên như thời gian qua, cùng với yêu cầu chú trọng và kiểm soát chặt chẽ cho vay bất động sản.
Việc điều hành tỷ giá cần tiếp tục bám sát theo thị trường, nhanh nhạy, kịp thời.
Cũng tại hội nghị trên, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã gợi mở về việc nghiên cứu xây dựng một cơ chế tỷ giá mới cho năm tới, gắn với mục tiêu tiếp tục ổn định thị trường, củng cố giá trị VND, hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ và giảm đô la hóa trong nền kinh tế, chủ động ứng xử phù hợp với những tác động từ bên ngoài…
Phó thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước cần củng cố hơn nữa an toàn hệ thống, đảm bảo an toàn sau tái cơ cấu. Bởi theo ông, tái cơ cấu hiện mới làm một bước và để đảm bảo an toàn, lành mạnh và hiệu quả hệ thống thì cần nhiều thời gian chứ không phải sớm một chiều.
Và một điểm nữa, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng, Ngân hàng Nhà nước phải dần dần điều hành chính sách tiền tệ theo thị trường, hạn chế điều hành theo mệnh lệnh hành chính, nhằm đóng góp tích cực hơn nữa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.