Thống đốc: “Tăng dự trữ bắt buộc lúc này là điều không tưởng”
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu một lần nữa khẳng định sẽ không tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc vào thời điểm này
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu một lần nữa khẳng định sẽ không tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc vào thời điểm này.
Tại buổi họp báo chiều 1/3, khả năng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để giảm tín dụng, góp phần kiềm chế lạm phát thời gian tới được đặt ra.
Khả năng đó “nóng” lên trong những ngày gần đây, khi thị trường xuất hiện những đồn đoán và khuyến nghị liên quan của một số chuyên gia. Tuy nhiên, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh rằng: “Chỉ có ngân hàng trung ương mới biết được và có quyền lựa chọn giải pháp nào là phù hợp”.
Ví dụ mà ông đưa ra, như trong điều kiện thanh khoản hệ thống đang cân bằng hoặc thiếu hụt một chút, nếu nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì chỉ có đổ thêm dầu vào lửa.
Theo phân tích của Thống đốc, một cơ sở để xem xét nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Như năm 2007, vốn đầu tư gián tiếp vào mạnh, thanh khoản hệ thống luôn dư thừa và việc điều chỉnh tỷ lệ này là thành công. Nhưng từ đó đến nay thì thanh khoản hệ thống toàn cân bằng và thiếu tùy từng thời điểm.
“Thành ra bàn đến việc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc vào thời điểm này, như một số ý kiến cho rằng nên nâng lên 20%, là điều không tưởng. Chỉ riêng việc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với ngoại tệ thì có thể xem xét khi nào thanh khoản hệ thống khá hơn”, Thống đốc khẳng định.
Đây cũng là lần thứ tư kể từ cuối năm 2010 người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước đưa ra quan điểm một cách rộng rãi về việc chưa sử dụng công cụ dữ trữ bắt buộc để kiềm chế lạm phát.
Tránh gây sốc cho bất động sản, chứng khoán
Ngày 1/3, Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về việc thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Một điểm nổi bật trong Chỉ thị là thu hẹp tỷ trọng tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất (bất động sản, chứng khoán và tín dụng tiêu dùng).
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước chủ trương phải giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Đến 30/6/2011, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ của mỗi tổ chức tín dụng tối đa là 22% và đến 31/12/2011 tỷ trọng này tối đa là 16%.
Trường hợp tổ chức tín dụng chưa thực hiện được tỷ trọng trên theo lộ trình, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp hai (2) lần so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc chung đối với tổ chức tín dụng và biện pháp hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2011 và năm 2012.
Trước lo ngại chính sách trên sẽ gây sốc đối với hai thị trường quan trọng là chứng khoán và bất động sản, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đưa ra những dữ liệu khá chi tiết để giải thích cho lộ trình và hạn mức tỷ trọng nói trên.
Cụ thể, tính đến cuối tháng 2/2011, tổng dư nợ của lĩnh vực phi sản xuất của hệ thống là 431.000 tỷ đồng, chiếm 18,7% tổng dư nợ tín dụng (tăng nhẹ so với mức khoảng 18% tại thời điểm tháng 5/2010). Tỷ trọng sẽ giảm xuống, tuy nhiên, theo phân tích của Thống đốc, do tăng trưởng tín dụng năm nay dự kiến dưới 20% nên con số tuyệt đối vẫn ngang bằng với hiện nay. Ngân hàng Nhà nước đã tính toán điều này để tránh gây sốc đối với thị trường chứng khoán, bất động sản.
Thống đốc cũng cho biết, hiện trong 42 tổ chức tín dụng thì có 18 tổ chức tín dụng có tỷ trọng dư nợ phi sản xuất từ 25% trở xuống; 24 tổ chức tín dụng còn lại có tỷ trọng cao hơn. Tuy nhiên, lộ trình giảm xuống 16% được thực hiện theo hai bước nói trên và kéo dài đến 31/12/2011.
Tại buổi họp báo chiều 1/3, khả năng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để giảm tín dụng, góp phần kiềm chế lạm phát thời gian tới được đặt ra.
Khả năng đó “nóng” lên trong những ngày gần đây, khi thị trường xuất hiện những đồn đoán và khuyến nghị liên quan của một số chuyên gia. Tuy nhiên, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh rằng: “Chỉ có ngân hàng trung ương mới biết được và có quyền lựa chọn giải pháp nào là phù hợp”.
Ví dụ mà ông đưa ra, như trong điều kiện thanh khoản hệ thống đang cân bằng hoặc thiếu hụt một chút, nếu nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì chỉ có đổ thêm dầu vào lửa.
Theo phân tích của Thống đốc, một cơ sở để xem xét nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Như năm 2007, vốn đầu tư gián tiếp vào mạnh, thanh khoản hệ thống luôn dư thừa và việc điều chỉnh tỷ lệ này là thành công. Nhưng từ đó đến nay thì thanh khoản hệ thống toàn cân bằng và thiếu tùy từng thời điểm.
“Thành ra bàn đến việc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc vào thời điểm này, như một số ý kiến cho rằng nên nâng lên 20%, là điều không tưởng. Chỉ riêng việc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với ngoại tệ thì có thể xem xét khi nào thanh khoản hệ thống khá hơn”, Thống đốc khẳng định.
Đây cũng là lần thứ tư kể từ cuối năm 2010 người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước đưa ra quan điểm một cách rộng rãi về việc chưa sử dụng công cụ dữ trữ bắt buộc để kiềm chế lạm phát.
Tránh gây sốc cho bất động sản, chứng khoán
Ngày 1/3, Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về việc thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Một điểm nổi bật trong Chỉ thị là thu hẹp tỷ trọng tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất (bất động sản, chứng khoán và tín dụng tiêu dùng).
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước chủ trương phải giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Đến 30/6/2011, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ của mỗi tổ chức tín dụng tối đa là 22% và đến 31/12/2011 tỷ trọng này tối đa là 16%.
Trường hợp tổ chức tín dụng chưa thực hiện được tỷ trọng trên theo lộ trình, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp hai (2) lần so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc chung đối với tổ chức tín dụng và biện pháp hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2011 và năm 2012.
Trước lo ngại chính sách trên sẽ gây sốc đối với hai thị trường quan trọng là chứng khoán và bất động sản, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đưa ra những dữ liệu khá chi tiết để giải thích cho lộ trình và hạn mức tỷ trọng nói trên.
Cụ thể, tính đến cuối tháng 2/2011, tổng dư nợ của lĩnh vực phi sản xuất của hệ thống là 431.000 tỷ đồng, chiếm 18,7% tổng dư nợ tín dụng (tăng nhẹ so với mức khoảng 18% tại thời điểm tháng 5/2010). Tỷ trọng sẽ giảm xuống, tuy nhiên, theo phân tích của Thống đốc, do tăng trưởng tín dụng năm nay dự kiến dưới 20% nên con số tuyệt đối vẫn ngang bằng với hiện nay. Ngân hàng Nhà nước đã tính toán điều này để tránh gây sốc đối với thị trường chứng khoán, bất động sản.
Thống đốc cũng cho biết, hiện trong 42 tổ chức tín dụng thì có 18 tổ chức tín dụng có tỷ trọng dư nợ phi sản xuất từ 25% trở xuống; 24 tổ chức tín dụng còn lại có tỷ trọng cao hơn. Tuy nhiên, lộ trình giảm xuống 16% được thực hiện theo hai bước nói trên và kéo dài đến 31/12/2011.