Thu hẹp chênh giá vàng: Chờ bột để gột nên hồ
Chỉ đạo đã có nhưng phải chờ công cụ, dùng nó để điều tiết chứ không áp biên độ hành chính?
Chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới tạm ngừng thu hẹp. Để tiếp tục co về mức mong muốn, Ngân hàng Nhà nước cần được trao công cụ để xem xét vào cuộc.
Chính phủ đã có nghị quyết, trong đó nêu yêu cầu Ngân hàng Nhà nước đảm bảo giá vàng trong nước sát giá thế giới.
Chỉ đạo trên là cú hích quan trọng, dẫn đến diễn biến giao dịch khá đặc biệt những ngày gần đây: chênh lệch gần 5 triệu đồng/lượng được rút về còn khoảng 2,5 triệu đồng/lượng.
Để tiếp tục thu hẹp, có lẽ thị trường chờ sự vào cuộc cụ thể hơn của Ngân hàng Nhà nước. Để vào cuộc, chỉ đạo đã có, song phải trao cho họ công cụ.
Nghị định 24 đã mở lối cho Ngân hàng Nhà nước được tham gia mua bán vàng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để điều tiết thị trường. Với những thông tin gợi mở vừa qua, cơ chế tham gia sẽ gắn với dự trữ ngoại hối của nhà nước. Theo đó, cần có quy định cụ thể.
Theo lãnh đạo vụ chức năng Ngân hàng Nhà nước, quy định đó có thể dự tính là quyết định chính thức của Thủ tướng; sau đó, cơ quan này sẽ xây dựng các văn bản nội bộ, hoàn thiện cơ chế để thực hiện. Nay, đã chỉ đạo, nhưng chưa quy định cụ thể thì nhà điều hành khó lòng đảm bảo yêu cầu đặt ra.
Bốn ngày sau khi mạng lưới kinh doanh vàng miếng được tổ chức lại đi vào hoạt động, giá vàng trong nước giảm nhanh và thu hẹp đáng kể chênh lệch với giá thế giới. Đây là thời điểm của cơ hội, nếu như công cụ trên chính thức được trao cho Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo thêm tác động để cộng hưởng với xu hướng thu hẹp đó.
Tuy nhiên, một tuần sau khi có nghị quyết, quyết định được chờ đợi vẫn chưa có. Hẳn là có những nguyên do. Song không vì thế mà Ngân hàng Nhà nước thụ động. Lúc này, theo tìm hiểu của VnEconomy, các tình huống tham gia thị trường đã được trù tính.
Có thể có nhiều tình huống, song, sẽ là đáng bàn nếu thực hiện kiến tạo, điều tiết… thị trường vàng bằng biện pháp hành chính, áp đặt biên độ cho giá vàng tương tự như ngoại tệ mà một số nguồn tin vừa đặt ra. Nếu Chính phủ đã trao cho anh công cụ, anh cần sử dụng nó để tham gia bình đẳng với các thành viên của thị trường. Nếu anh vừa có công cụ, vừa áp đặt luật chơi như vậy, “cuộc chơi” sẽ không công bằng, chưa nói là có thể làm phát sinh những bất cập lách biên độ giá…
Trước tình huống trên, trao đổi với VnEconomy, một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng, đã có sự nhầm lẫn. Biên độ ở đây cần được hiểu là họ tự xác định cho riêng mình, đúng hơn là mục tiêu. Tức là, ở mỗi thời điểm, quan sát diễn biến trên thị trường và nếu có biến động bất thường, Ngân hàng Nhà nước sẽ dự tính một khoảng biến động giá hợp lý, và xem đó là mục tiêu để tham gia điều tiết.
Tương tự như giao dịch trên thị trường mở (OMO), hàng ngày nhà điều hành đều căn theo khối lượng dự thầu, lãi suất chào thầu, số lượng thành viên tham gia… để điều tiết nguồn vốn phù hợp. Giả sử lãi suất thời điểm này dự kiến “lái” trong khoảng 8 - 9%/năm, đó là “biên độ” mà Ngân hàng Nhà nước dự tính, tham chiếu để chủ động bơm - hút vốn.
Ở một khía cạnh khác, nếu áp đặt biên độ giá cho vàng, Ngân hàng Nhà nước cũng không thể duy ý chí tạo một đời sống giá độc lập với cung - cầu. Vai trò người mua bán sau cùng, điều tiết cung - cầu khi cần thiết có lẽ hợp lý hơn.
Chính phủ đã có nghị quyết, trong đó nêu yêu cầu Ngân hàng Nhà nước đảm bảo giá vàng trong nước sát giá thế giới.
Chỉ đạo trên là cú hích quan trọng, dẫn đến diễn biến giao dịch khá đặc biệt những ngày gần đây: chênh lệch gần 5 triệu đồng/lượng được rút về còn khoảng 2,5 triệu đồng/lượng.
Để tiếp tục thu hẹp, có lẽ thị trường chờ sự vào cuộc cụ thể hơn của Ngân hàng Nhà nước. Để vào cuộc, chỉ đạo đã có, song phải trao cho họ công cụ.
Nghị định 24 đã mở lối cho Ngân hàng Nhà nước được tham gia mua bán vàng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để điều tiết thị trường. Với những thông tin gợi mở vừa qua, cơ chế tham gia sẽ gắn với dự trữ ngoại hối của nhà nước. Theo đó, cần có quy định cụ thể.
Theo lãnh đạo vụ chức năng Ngân hàng Nhà nước, quy định đó có thể dự tính là quyết định chính thức của Thủ tướng; sau đó, cơ quan này sẽ xây dựng các văn bản nội bộ, hoàn thiện cơ chế để thực hiện. Nay, đã chỉ đạo, nhưng chưa quy định cụ thể thì nhà điều hành khó lòng đảm bảo yêu cầu đặt ra.
Bốn ngày sau khi mạng lưới kinh doanh vàng miếng được tổ chức lại đi vào hoạt động, giá vàng trong nước giảm nhanh và thu hẹp đáng kể chênh lệch với giá thế giới. Đây là thời điểm của cơ hội, nếu như công cụ trên chính thức được trao cho Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo thêm tác động để cộng hưởng với xu hướng thu hẹp đó.
Tuy nhiên, một tuần sau khi có nghị quyết, quyết định được chờ đợi vẫn chưa có. Hẳn là có những nguyên do. Song không vì thế mà Ngân hàng Nhà nước thụ động. Lúc này, theo tìm hiểu của VnEconomy, các tình huống tham gia thị trường đã được trù tính.
Có thể có nhiều tình huống, song, sẽ là đáng bàn nếu thực hiện kiến tạo, điều tiết… thị trường vàng bằng biện pháp hành chính, áp đặt biên độ cho giá vàng tương tự như ngoại tệ mà một số nguồn tin vừa đặt ra. Nếu Chính phủ đã trao cho anh công cụ, anh cần sử dụng nó để tham gia bình đẳng với các thành viên của thị trường. Nếu anh vừa có công cụ, vừa áp đặt luật chơi như vậy, “cuộc chơi” sẽ không công bằng, chưa nói là có thể làm phát sinh những bất cập lách biên độ giá…
Trước tình huống trên, trao đổi với VnEconomy, một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng, đã có sự nhầm lẫn. Biên độ ở đây cần được hiểu là họ tự xác định cho riêng mình, đúng hơn là mục tiêu. Tức là, ở mỗi thời điểm, quan sát diễn biến trên thị trường và nếu có biến động bất thường, Ngân hàng Nhà nước sẽ dự tính một khoảng biến động giá hợp lý, và xem đó là mục tiêu để tham gia điều tiết.
Tương tự như giao dịch trên thị trường mở (OMO), hàng ngày nhà điều hành đều căn theo khối lượng dự thầu, lãi suất chào thầu, số lượng thành viên tham gia… để điều tiết nguồn vốn phù hợp. Giả sử lãi suất thời điểm này dự kiến “lái” trong khoảng 8 - 9%/năm, đó là “biên độ” mà Ngân hàng Nhà nước dự tính, tham chiếu để chủ động bơm - hút vốn.
Ở một khía cạnh khác, nếu áp đặt biên độ giá cho vàng, Ngân hàng Nhà nước cũng không thể duy ý chí tạo một đời sống giá độc lập với cung - cầu. Vai trò người mua bán sau cùng, điều tiết cung - cầu khi cần thiết có lẽ hợp lý hơn.