Thu ngân sách không giảm, sao bội chi vẫn cao?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội 2009 và kế hoạch 2010
Chiều 2/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội 2009 và kế hoạch 2010.
Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2009 có 18/25 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, 7 chỉ tiêu không đạt. Mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý và bền vững đã đạt được.
Ghi nhận những kết quả kinh tế - xã hội năm 2009 cùng với sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, song Thường vụ cũng bày tỏ lo ngại về nhiều mặt hạn chế, cả cũ và mới của nền kinh tế.
Đó là nợ Chính phủ tăng mạnh, giải ngân các nguồn vốn đầu tư chậm, bội chi ngân sách cao, lãng phí nguồn lực ở nhiều lĩnh vực…
“Tôi chỉ mong bội chi thấp”
Đồng tình với đề nghị hạ mức bội chi ngân sách năm 2010 từ 6,5% xuống 6% GDP của Ủy ban Tài chính – Ngân sách, một số ý kiến đặt câu hỏi vì sao năm 2009 không thâm hụt ngân sách mà bội chi vẫn ở mức cao: 6,9%.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị cần phân tích sâu hơn, vì có thâm hụt ngân sách thì mới tăng bội chi. Bây giờ không thâm hụt ngân sách (ước ngân sách năm 2009 vượt 750 tỷ đồng so với dự toán) thì tại sao vẫn bội chi?
Quốc hội “chốt” bội chi 7% GDP trong điều kiện giảm thu 40 - 60 nghìn tỷ đồng như dự báo, gắn với yêu cầu kiềm chế lạm phát và đảm bảo giữ nguyên dự toán chi cân đối ngân sách Nhà nước. Bây giờ thu vượt nên vẫn có thể giảm bội chi xuống, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
“Hứa”sẽ giải trình một số nội dung các vị ủy viên Thường vụ nêu bằng văn bản, riêng bội chi ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Vũ Văn Ninh đồng tình với nhận xét “chưa tích cực”.
“Là bộ trưởng tài chính, tôi cũng chỉ mong bội chi thấp thôi, nhưng thu ngân sách Trung ương vẫn hụt lại thêm nhiều chính sách mới phát sinh”, ông Ninh phân trần.
Dẫn ra một số chương trình như làm nhà ở cho người nghèo, xóa đói giảm nghèo hay bù lãi suất...bố trí chi ngân sách còn rất thấp, Bộ trưởng Ninh
cho rằng phải hạ bội chi từ từ, nếu giảm mạnh thì quá khó. “Chính phủ đã thảo luận rất kỹ vấn đề này, riêng tôi thì chỉ muốn bội chi thấp”, người đứng đầu ngành tài chính tái khẳng định.
Giảm chương trình mục tiêu?
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận phàn nàn về thực tế có quá nhiều chương trình mục tiêu dẫn đến dàn trải nguồn vốn và sự lãng phí nguồn lực ở các chương trình này là rất rõ.
Có thể lồng ghép và giảm được chương trình mục tiêu hay không, ông Thuận đặt câu hỏi.
Đại biểu Lê Quang Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cũng đề nghị rà soát lại chương trình mục tiêu chứ như hiện nay có đến 49 mục chi cho các chương trình này.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho biết số vốn trong cân đối ngân sách năm 2009 cho các chương trình mục tiêu là 13.452 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn vay và viện trợ cho Chương trình 135).
Ủy ban này cũng đánh giá nguồn lực bố trí cho một số chương trình chưa đáp ứng được yêu cầu về quy mô, tiến độ thực hiện. Việc lồng ghép các nguồn vốn ở một số địa bàn chưa tốt, làm hạn chế hiệu quả đầu tư của chương trình.
Nhận thấy một số trong tổng số 12 chương trình mục tiêu hiện nay “hơi vô duyên” cần rút bớt đi, song Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho rằng phải sau 2010 thì mới có thể tính toán lại. Nhưng hiện nay đã có sự lồng ghép, không cứng nhắc nữa, Bộ trưởng nói.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền thì việc lồng ghép còn chưa được thể hiện ở khâu lập kế hoạch và quản lý. Mỗi chương trình lại đầu tư hạ tầng riêng nên vốn bị chia cắt, ông Hiền góp ý.
Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2009 có 18/25 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, 7 chỉ tiêu không đạt. Mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý và bền vững đã đạt được.
Ghi nhận những kết quả kinh tế - xã hội năm 2009 cùng với sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, song Thường vụ cũng bày tỏ lo ngại về nhiều mặt hạn chế, cả cũ và mới của nền kinh tế.
Đó là nợ Chính phủ tăng mạnh, giải ngân các nguồn vốn đầu tư chậm, bội chi ngân sách cao, lãng phí nguồn lực ở nhiều lĩnh vực…
“Tôi chỉ mong bội chi thấp”
Đồng tình với đề nghị hạ mức bội chi ngân sách năm 2010 từ 6,5% xuống 6% GDP của Ủy ban Tài chính – Ngân sách, một số ý kiến đặt câu hỏi vì sao năm 2009 không thâm hụt ngân sách mà bội chi vẫn ở mức cao: 6,9%.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị cần phân tích sâu hơn, vì có thâm hụt ngân sách thì mới tăng bội chi. Bây giờ không thâm hụt ngân sách (ước ngân sách năm 2009 vượt 750 tỷ đồng so với dự toán) thì tại sao vẫn bội chi?
Quốc hội “chốt” bội chi 7% GDP trong điều kiện giảm thu 40 - 60 nghìn tỷ đồng như dự báo, gắn với yêu cầu kiềm chế lạm phát và đảm bảo giữ nguyên dự toán chi cân đối ngân sách Nhà nước. Bây giờ thu vượt nên vẫn có thể giảm bội chi xuống, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
“Hứa”sẽ giải trình một số nội dung các vị ủy viên Thường vụ nêu bằng văn bản, riêng bội chi ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Vũ Văn Ninh đồng tình với nhận xét “chưa tích cực”.
“Là bộ trưởng tài chính, tôi cũng chỉ mong bội chi thấp thôi, nhưng thu ngân sách Trung ương vẫn hụt lại thêm nhiều chính sách mới phát sinh”, ông Ninh phân trần.
Dẫn ra một số chương trình như làm nhà ở cho người nghèo, xóa đói giảm nghèo hay bù lãi suất...bố trí chi ngân sách còn rất thấp, Bộ trưởng Ninh
cho rằng phải hạ bội chi từ từ, nếu giảm mạnh thì quá khó. “Chính phủ đã thảo luận rất kỹ vấn đề này, riêng tôi thì chỉ muốn bội chi thấp”, người đứng đầu ngành tài chính tái khẳng định.
Giảm chương trình mục tiêu?
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận phàn nàn về thực tế có quá nhiều chương trình mục tiêu dẫn đến dàn trải nguồn vốn và sự lãng phí nguồn lực ở các chương trình này là rất rõ.
Có thể lồng ghép và giảm được chương trình mục tiêu hay không, ông Thuận đặt câu hỏi.
Đại biểu Lê Quang Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cũng đề nghị rà soát lại chương trình mục tiêu chứ như hiện nay có đến 49 mục chi cho các chương trình này.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho biết số vốn trong cân đối ngân sách năm 2009 cho các chương trình mục tiêu là 13.452 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn vay và viện trợ cho Chương trình 135).
Ủy ban này cũng đánh giá nguồn lực bố trí cho một số chương trình chưa đáp ứng được yêu cầu về quy mô, tiến độ thực hiện. Việc lồng ghép các nguồn vốn ở một số địa bàn chưa tốt, làm hạn chế hiệu quả đầu tư của chương trình.
Nhận thấy một số trong tổng số 12 chương trình mục tiêu hiện nay “hơi vô duyên” cần rút bớt đi, song Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho rằng phải sau 2010 thì mới có thể tính toán lại. Nhưng hiện nay đã có sự lồng ghép, không cứng nhắc nữa, Bộ trưởng nói.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền thì việc lồng ghép còn chưa được thể hiện ở khâu lập kế hoạch và quản lý. Mỗi chương trình lại đầu tư hạ tầng riêng nên vốn bị chia cắt, ông Hiền góp ý.