Bội chi ngân sách 2010: “Không quá 6% GDP là hợp lý”
Cả Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đều đề nghị bội chi ngân sách năm 2010 không quá 6% GDP
Dự kiến các chỉ tiêu năm 2010, Chính phủ đề nghị mức bội chi ngân sách Nhà nước là 6,5% GDP. Song, đa số ý kiến của cả Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đều đề nghị không quá 6%.
Báo cáo thẩm tra Ủy ban Tài chính - Ngân sách trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 2/10 còn cho rằng dự toán thu ngân sách năm 2010 của Chính phủ là thấp so với khả năng thực tế.
Bội chi vẫn vượt xa giới hạn cho phép
Theo báo cáo của Chính phủ, ước bội chi ngân sách Nhà nước năm 2009 bằng 6,9% GDP, tăng 28.600 tỷ đồng so với dự toán.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách đánh giá con số này là “chưa thật tích cực” theo hướng phấn đấu giảm dần mức bội chi theo Nghị quyết của Quốc hội.
Đa số ý kiến của ủy ban này cũng không đồng ý với mức bội chi 125.500 tỷ đồng Chính phủ đã đề nghị cho năm tới.
Vì, năm 2010, nền kinh tế hồi phục, không thực hiện các chính sách miễn giảm thuế, do vậy, thu ngân sách dự kiến tăng cao hơn 2009.
Bên cạnh đó, dư nợ Chính phủ hiện đang ở mức cao (khoảng 44,6% GDP) chưa bao gồm các khoản vay của địa phương và khoản tạm ứng ngân sách luân chuyển qua các năm. Bởi vậy, nhiều ý kiến lo ngại nếu tiếp tục để bội chi ngân sách Nhà nước ở mức cao có thể tạo ra nguy cơ rủi ro an ninh tài chính quốc gia.
Đa số ý kiến của Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng, về số tuyệt đối thì bội chi tăng thêm gần 10.000 tỷ đồng là mức tăng khá lớn. Hơn nữa, mức bội chi 6,5% dự kiến năm 2010 vẫn vượt xa so với giới hạn cho phép là 5%.
Ủy ban này đề nghị Chính phủ cần có kế hoạch cụ thể để giảm bội chi ngân sách Nhà nước dưới 5% trong các năm sau.
Nhất trí với sự cần thiết phải giảm dần bội chi xuống 5%, song một số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách vẫn ủng hộ phương án của Chính phủ. Bởi “việc giảm bội chi xuống 6,5% GDP là một bước trong lộ trình giảm bội chi giai trong giai đoạn 2010 - 2013 xuống mức bình quân 5% GDP”.
Thu ngân sách sẽ "tăng đặc biệt"
Năm 2010, tổng thu ngân sách Nhà nước được Chính phủ dự kiến 456.400 tỷ đồng, tăng 16,8 % so với ước thực hiện năm 2009, tăng 65.750 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng đây là mức tăng chưa sát thực tế, nhiều khoản thu tăng thấp so với năm 2009.
Nhận định của cơ quan này là thu ngân sách năm tới sẽ “tăng đặc biệt”, vì nền kinh tế có xu hướng phát triển mạnh hơn, các chính sách miễn giảm thuế không còn, thu nội địa sẽ tăng cao, nhất là các khoản thu về nhà đất, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu…
Riêng đối với dầu thô, Chính phủ dự kiến thu tăng 1% (500 tỷ đồng) so với 2009. Cơ quan thẩm tra cho rằng phương pháp dự toán thu từ nguồn này cần được đổi mới để đảm bảo sự ổn định của dự toán thu ngân sách, không để bị phụ thuộc quá nhiều vào dầu thô.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng cho rằng có thể xây dựng dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu tích cực hơn mức tăng 6,9% như Chính phủ tính toán.
Tăng tổng kim ngạch xuất khẩu từ 8 - 10% là con số được Ủy ban Kinh tế đề nghị cho kế hoạch của năm 2010.
Đánh giá về thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2009, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng vẫn tồn tại vấn đề từ nhiều năm nay là công tác lập dự toán thu chưa sát với thực tế và tiềm năng kiinh tế của từng địa phương.
Tuy nhiên, ước thu cả năm vẫn vượt 2,9% dự toán, mặc dù đã thực hiện giãn, giảm và miễn thuế khoảng 20.000 tỷ đồng, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển báo cáo.
Báo cáo thẩm tra Ủy ban Tài chính - Ngân sách trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 2/10 còn cho rằng dự toán thu ngân sách năm 2010 của Chính phủ là thấp so với khả năng thực tế.
Bội chi vẫn vượt xa giới hạn cho phép
Theo báo cáo của Chính phủ, ước bội chi ngân sách Nhà nước năm 2009 bằng 6,9% GDP, tăng 28.600 tỷ đồng so với dự toán.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách đánh giá con số này là “chưa thật tích cực” theo hướng phấn đấu giảm dần mức bội chi theo Nghị quyết của Quốc hội.
Đa số ý kiến của ủy ban này cũng không đồng ý với mức bội chi 125.500 tỷ đồng Chính phủ đã đề nghị cho năm tới.
Vì, năm 2010, nền kinh tế hồi phục, không thực hiện các chính sách miễn giảm thuế, do vậy, thu ngân sách dự kiến tăng cao hơn 2009.
Bên cạnh đó, dư nợ Chính phủ hiện đang ở mức cao (khoảng 44,6% GDP) chưa bao gồm các khoản vay của địa phương và khoản tạm ứng ngân sách luân chuyển qua các năm. Bởi vậy, nhiều ý kiến lo ngại nếu tiếp tục để bội chi ngân sách Nhà nước ở mức cao có thể tạo ra nguy cơ rủi ro an ninh tài chính quốc gia.
Đa số ý kiến của Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng, về số tuyệt đối thì bội chi tăng thêm gần 10.000 tỷ đồng là mức tăng khá lớn. Hơn nữa, mức bội chi 6,5% dự kiến năm 2010 vẫn vượt xa so với giới hạn cho phép là 5%.
Ủy ban này đề nghị Chính phủ cần có kế hoạch cụ thể để giảm bội chi ngân sách Nhà nước dưới 5% trong các năm sau.
Nhất trí với sự cần thiết phải giảm dần bội chi xuống 5%, song một số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách vẫn ủng hộ phương án của Chính phủ. Bởi “việc giảm bội chi xuống 6,5% GDP là một bước trong lộ trình giảm bội chi giai trong giai đoạn 2010 - 2013 xuống mức bình quân 5% GDP”.
Thu ngân sách sẽ "tăng đặc biệt"
Năm 2010, tổng thu ngân sách Nhà nước được Chính phủ dự kiến 456.400 tỷ đồng, tăng 16,8 % so với ước thực hiện năm 2009, tăng 65.750 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng đây là mức tăng chưa sát thực tế, nhiều khoản thu tăng thấp so với năm 2009.
Nhận định của cơ quan này là thu ngân sách năm tới sẽ “tăng đặc biệt”, vì nền kinh tế có xu hướng phát triển mạnh hơn, các chính sách miễn giảm thuế không còn, thu nội địa sẽ tăng cao, nhất là các khoản thu về nhà đất, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu…
Riêng đối với dầu thô, Chính phủ dự kiến thu tăng 1% (500 tỷ đồng) so với 2009. Cơ quan thẩm tra cho rằng phương pháp dự toán thu từ nguồn này cần được đổi mới để đảm bảo sự ổn định của dự toán thu ngân sách, không để bị phụ thuộc quá nhiều vào dầu thô.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng cho rằng có thể xây dựng dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu tích cực hơn mức tăng 6,9% như Chính phủ tính toán.
Tăng tổng kim ngạch xuất khẩu từ 8 - 10% là con số được Ủy ban Kinh tế đề nghị cho kế hoạch của năm 2010.
Đánh giá về thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2009, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng vẫn tồn tại vấn đề từ nhiều năm nay là công tác lập dự toán thu chưa sát với thực tế và tiềm năng kiinh tế của từng địa phương.
Tuy nhiên, ước thu cả năm vẫn vượt 2,9% dự toán, mặc dù đã thực hiện giãn, giảm và miễn thuế khoảng 20.000 tỷ đồng, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển báo cáo.