Thử tìm nguyên nhân Petro Vietnam “nhả” dự án “có một không hai”
Việc Petro Vietnam quyết định rút khỏi dự án tòa nhà cao nhất cả nước đã khiến dư luận không khỏi thắc mắc
Việc Petro Vietnam quyết định rút khỏi dự án tòa nhà cao nhất cả nước đã đặt ra không ít thắc mắc.
Không bất ngờ sao được khi mà chỉ với hai cái tên “102” và “dầu khí” thôi, người ta cũng đã thấy được sức mạnh tài chính ghê gớm của một tập đoàn kinh tế lớn nhất nước với khát vọng lập nên một công trình “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Thế nhưng, mọi chuyện giờ đây đã đi theo chiều hướng không như chủ đầu tư mong muốn.
Vào khoảng đầu năm 2010, giới đầu tư bất động sản đón nhận thông tin Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) sẽ xây một tòa nhà “có một không hai” tại Mễ Trì (Hà Nội), với vốn đầu tư trên 1 tỷ USD, lớn chưa từng có với bất kỳ dự án bất động sản nào tại Việt Nam.
Trên thực tế, vào thời điểm đó, cũng có không ít ý kiến nghi ngờ về tính khả thi của dự án bởi hai lý do: nhà quá cao và vốn quá lớn. Vốn thì đã đành, còn chiều cao tòa nhà khi công bố cũng là thời điểm Việt Nam và thế giới liên tiếp xảy ra các cuộc động đất, gây rung lắc, sập nhà cửa. Nhiều chuyên gia về địa chất khi đó cũng quan ngại về chiều cao cũng như độ an toàn của dự án trên, nếu như nó được triển khai ở khu vực được cho là vùng đất bồi, trầm tích địa tứ.
Vài tháng sau, tức là đến đầu tháng 5/2010, sau một lễ ký “bắt tay” giữa tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) và Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) - đơn vị được giao nhiệm vụ làm đại diện chủ đầu tư dự án PVN Tower, với nội dung là cùng hợp tác để đầu tư dự án trên, những quan ngại về vốn cho dự án ít nhiều được cởi bỏ. Vì thế, người ta tin rằng, dự án sẽ được triển khai theo đúng tiến độ như chủ đầu tư đã đề ra.
Rồi quãng thời gian tiếp theo đó, hàng loạt thông tin, sự kiện gắn với dự án “102” nói trên được dư luận đặc biệt quan tâm, từ việc công bố quy hoạch chi tiết, địa điểm cụ thể xây dựng dự án, tìm kiếm kiến trúc sư thiết kế cho tòa nhà...
Thế nên, khi lãnh đạo cao nhất tại Petro Vietnam công bố tập đoàn này - với tư cách là chủ đầu tư - sẽ rút khỏi dự án trên... vì chỉ đạo của Thủ tướng. Quyết định này ngay lập tức đã gây ra nhiều ý kiến, quan điểm trái chiều trong giới đầu tư bất động sản lẫn các chuyên gia tài chính.
Có người cho rằng, việc Petro Vietnam “nhả” dự án này là một động thái bình thường vì đây là “anh cả” của nền kinh tế, phải gương mẫu chấp hành mệnh lệnh của Chính phủ trong việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành, đặc biệt là bất động sản.
Ở góc nhìn khác, có thể là thực tế hơn, không ít ý kiến cho rằng, việc Petro Vietnam rút khỏi dự án trên là một kế hoạch thiên về sự an toàn. Nhìn nhận trên không phải là không có cơ sở khi mới đây, sau hàng loạt sự cố về động đất khắp cả nước, đặc biệt là sau đánh tiếng của một vài chuyên gia rằng “địa chất Hà Nội yếu lắm”, chủ đầu tư dự án PVN Tower đã quyết định kiến nghị cơ quan chức năng xin “cắt ngọn” tòa nhà, hạ độ cao từ 102 tầng xuống còn 79 tầng.
Nhưng với một số chuyên gia tài chính, họ lại nghĩ rằng, nguyên nhân khiến Petro Vietnam phải từ bỏ dự án trên không phải xuất phát từ mấy vấn đề cỏn con về địa chất, nền móng. Theo họ, lý do cốt yếu không gì khác chính là vấn đề tiền, mà chính xác hơn là tiền đẻ ra tiền đã được họ tính toán, dự báo sẽ không tồn tại trong dự án đó nữa nếu nó được xây lên.
Bởi, kể từ sau thời kỳ hoàng kim đầu 2008, lĩnh vực bất động sản vốn siêu lợi nhuận đã dần tụt dốc và kéo theo đó là hàng loạt các vụ đổ bể, từ lớn đến bé, từ sơ cấp đến thứ cấp, tất cả dường như đã phải nếm trái đắng không lường trước được.
Chỉ mới đây thôi, “đứa con cưng” của Petro Vietnam là Công ty Địa ốc Dầu khí (PVL) đã bất đắc dĩ phải công bố bán tháo dự án để lấy tiền trả nợ ngân hàng.
Trên các diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng, lý do mà ông Chủ tịch Petro Vietnam giải thích cho lý do rút khỏi dự án trên (phải chấp hành chỉ đạo của Chính phủ thoái vốn đầu tư ngoài ngành) chỉ là bình phong cho một toan tính mang đậm dấu ấn về lợi ích kinh tế.
“Nếu như bất động sản vẫn sốt nóng, sốt ảo như mấy năm trước thì không dễ gì Petro Vietnam đã từ bỏ dự án ở khu đất vàng nói trên. Thậm chí chắc gì họ đã chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng nhanh đến vậy, bởi công trình này được dự kiến là một biểu trưng của ngành dầu khí cơ mà”, một chuyên gia bất động sản bình luận.
Một nguồn tin cho hay, sau khi công ty mẹ Petro Vietnam quyết định rút vốn, dự án có thể vẫn sẽ được tiếp tục đầu tư với phương thức xã hội hóa, huy động vốn từ nhiều thành phần, tổ chức kinh tế khác nhau.
Còn với vị Chủ tịch Petro Vietnam, sau nhiều năm theo đuổi dự án đình đám này, phát biểu trước báo giới về sự kiện trên, ông cho rằng “rồi đây dự án này được giao lại cho nhà đầu tư nào, việc đó thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội”.
Không bất ngờ sao được khi mà chỉ với hai cái tên “102” và “dầu khí” thôi, người ta cũng đã thấy được sức mạnh tài chính ghê gớm của một tập đoàn kinh tế lớn nhất nước với khát vọng lập nên một công trình “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Thế nhưng, mọi chuyện giờ đây đã đi theo chiều hướng không như chủ đầu tư mong muốn.
Vào khoảng đầu năm 2010, giới đầu tư bất động sản đón nhận thông tin Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) sẽ xây một tòa nhà “có một không hai” tại Mễ Trì (Hà Nội), với vốn đầu tư trên 1 tỷ USD, lớn chưa từng có với bất kỳ dự án bất động sản nào tại Việt Nam.
Trên thực tế, vào thời điểm đó, cũng có không ít ý kiến nghi ngờ về tính khả thi của dự án bởi hai lý do: nhà quá cao và vốn quá lớn. Vốn thì đã đành, còn chiều cao tòa nhà khi công bố cũng là thời điểm Việt Nam và thế giới liên tiếp xảy ra các cuộc động đất, gây rung lắc, sập nhà cửa. Nhiều chuyên gia về địa chất khi đó cũng quan ngại về chiều cao cũng như độ an toàn của dự án trên, nếu như nó được triển khai ở khu vực được cho là vùng đất bồi, trầm tích địa tứ.
Vài tháng sau, tức là đến đầu tháng 5/2010, sau một lễ ký “bắt tay” giữa tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) và Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) - đơn vị được giao nhiệm vụ làm đại diện chủ đầu tư dự án PVN Tower, với nội dung là cùng hợp tác để đầu tư dự án trên, những quan ngại về vốn cho dự án ít nhiều được cởi bỏ. Vì thế, người ta tin rằng, dự án sẽ được triển khai theo đúng tiến độ như chủ đầu tư đã đề ra.
Rồi quãng thời gian tiếp theo đó, hàng loạt thông tin, sự kiện gắn với dự án “102” nói trên được dư luận đặc biệt quan tâm, từ việc công bố quy hoạch chi tiết, địa điểm cụ thể xây dựng dự án, tìm kiếm kiến trúc sư thiết kế cho tòa nhà...
Thế nên, khi lãnh đạo cao nhất tại Petro Vietnam công bố tập đoàn này - với tư cách là chủ đầu tư - sẽ rút khỏi dự án trên... vì chỉ đạo của Thủ tướng. Quyết định này ngay lập tức đã gây ra nhiều ý kiến, quan điểm trái chiều trong giới đầu tư bất động sản lẫn các chuyên gia tài chính.
Có người cho rằng, việc Petro Vietnam “nhả” dự án này là một động thái bình thường vì đây là “anh cả” của nền kinh tế, phải gương mẫu chấp hành mệnh lệnh của Chính phủ trong việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành, đặc biệt là bất động sản.
Ở góc nhìn khác, có thể là thực tế hơn, không ít ý kiến cho rằng, việc Petro Vietnam rút khỏi dự án trên là một kế hoạch thiên về sự an toàn. Nhìn nhận trên không phải là không có cơ sở khi mới đây, sau hàng loạt sự cố về động đất khắp cả nước, đặc biệt là sau đánh tiếng của một vài chuyên gia rằng “địa chất Hà Nội yếu lắm”, chủ đầu tư dự án PVN Tower đã quyết định kiến nghị cơ quan chức năng xin “cắt ngọn” tòa nhà, hạ độ cao từ 102 tầng xuống còn 79 tầng.
Nhưng với một số chuyên gia tài chính, họ lại nghĩ rằng, nguyên nhân khiến Petro Vietnam phải từ bỏ dự án trên không phải xuất phát từ mấy vấn đề cỏn con về địa chất, nền móng. Theo họ, lý do cốt yếu không gì khác chính là vấn đề tiền, mà chính xác hơn là tiền đẻ ra tiền đã được họ tính toán, dự báo sẽ không tồn tại trong dự án đó nữa nếu nó được xây lên.
Bởi, kể từ sau thời kỳ hoàng kim đầu 2008, lĩnh vực bất động sản vốn siêu lợi nhuận đã dần tụt dốc và kéo theo đó là hàng loạt các vụ đổ bể, từ lớn đến bé, từ sơ cấp đến thứ cấp, tất cả dường như đã phải nếm trái đắng không lường trước được.
Chỉ mới đây thôi, “đứa con cưng” của Petro Vietnam là Công ty Địa ốc Dầu khí (PVL) đã bất đắc dĩ phải công bố bán tháo dự án để lấy tiền trả nợ ngân hàng.
Trên các diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng, lý do mà ông Chủ tịch Petro Vietnam giải thích cho lý do rút khỏi dự án trên (phải chấp hành chỉ đạo của Chính phủ thoái vốn đầu tư ngoài ngành) chỉ là bình phong cho một toan tính mang đậm dấu ấn về lợi ích kinh tế.
“Nếu như bất động sản vẫn sốt nóng, sốt ảo như mấy năm trước thì không dễ gì Petro Vietnam đã từ bỏ dự án ở khu đất vàng nói trên. Thậm chí chắc gì họ đã chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng nhanh đến vậy, bởi công trình này được dự kiến là một biểu trưng của ngành dầu khí cơ mà”, một chuyên gia bất động sản bình luận.
Một nguồn tin cho hay, sau khi công ty mẹ Petro Vietnam quyết định rút vốn, dự án có thể vẫn sẽ được tiếp tục đầu tư với phương thức xã hội hóa, huy động vốn từ nhiều thành phần, tổ chức kinh tế khác nhau.
Còn với vị Chủ tịch Petro Vietnam, sau nhiều năm theo đuổi dự án đình đám này, phát biểu trước báo giới về sự kiện trên, ông cho rằng “rồi đây dự án này được giao lại cho nhà đầu tư nào, việc đó thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội”.