Dự án tòa nhà cao nhất Việt Nam xin “cắt ngọn”
Để đảm bảo hiệu quả đầu tư, giảm chi phí, dự án tòa nhà cao nhất Việt Nam sẽ chỉ còn duy trì 79 tầng, thay vì 102 tầng
Để đảm bảo hiệu quả đầu tư, giảm chi phí, dự án tòa nhà cao nhất Việt Nam sẽ chỉ còn duy trì 79 tầng, thay vì 102 tầng.
Thông tin trên do Tổng giám đốc Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) Vũ Đức Thuận đưa ra tại buổi họp báo công bố tiến độ và phương án điều chỉnh dự án Tòa tháp Dầu khí (PVN Tower) sau khi có ý kiến từ đại biểu Quốc hội về dự án này, ngày 27/3.
Lãnh đạo PVC cho biết, sau khi được tư vấn, cùng với việc xin điều chỉnh “hạ độ cao” tòa nhà, lãnh đạo PVC đã đi đến thống nhất sẽ cắt giảm vốn đầu tư, từ hơn 1 tỉ USD theo dự kiến ban đầu xuống còn 600 triệu USD, để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí cho dự án.
Đặc biệt, toàn bộ nguồn vốn đầu tư cho dự án PVN Tower sẽ được huy động từ vốn tự có của chủ đầu tư và các đối tác khác trong và ngoài nước, hoàn toàn không dùng vốn ngân sách như một số thông tin nêu ra trong thời gian qua.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo PVC, với việc hạ thấp số tầng, chiều cao, PVN Tower sẽ không còn là tòa nhà cao nhất Việt Nam nhưng sẽ vẫn có mục tiêu là biểu tượng cho ngành dầu khí, cho Thủ đô Hà Nội. Sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án được phê duyệt, PVC sẽ thành lập Công ty Cổ phần đầu tư Tháp Dầu khí để thu xếp vốn và triển khai dự án.
PVC sẽ mời các đối tác cùng tham gia vào công ty cổ phần, trong đó PVC nắm giữ 15%; phần còn lại dành cho các đối tác khác trên cơ sở ưu tiên đối tác nước ngoài có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, vận hành tổ hợp các công trình cao tầng hiện đại trên thế giới.
Về tiến độ triển khai dự án, ông Trịnh Xuân Thanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị PVC cho biết, do các nhà thầu xây lắp trong nước hiện chưa đủ năng lực thi công các dự án tòa nhà cao trên 70 tầng nên PVC đã liên doanh với Công ty Xây dựng Hansin của Hàn Quốc và hợp tác với Tập đoàn Samsung C&T (thi công tháp Buiji Khalifa cao nhất thế giới)… để cùng đầu tư và thi công xây dựng PVN Tower.
Dự kiến, ngày 30/3 tới, PVC cũng sẽ công bố và trao giải cho phương án thiết kế được chọn làm thiết kế chính thức của dự án.
Tổ hợp Tháp Dầu khí Việt Nam dự kiến được xây dựng tại lô đất X1, trên diện tích 6,5 ha thuộc dự án xây dựng quần thể kiến trúc 25 ha tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Dự án sẽ được xây dựng theo công nghệ hiên đại, thân thiện với môi trường và chịu được động đất trên cấp 7 độ MSK (khoảng 6 độ richter), cao hơn tiêu chuẩn xây dựng hiện hành của Việt Nam.
Hiện tại, Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc cũng đang xin phép để được thực hiện dự án Lotus Hotel, khách sạn 5 sao cao 100 tầng, tại Mễ Trì, Hà Nội. Nếu dự án này thực hiện thì Lotus Hotel sẽ thay thế PVN Tower chiếm giữ vị trí số 1 về chiều cao tại Việt Nam.
Thông tin trên do Tổng giám đốc Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) Vũ Đức Thuận đưa ra tại buổi họp báo công bố tiến độ và phương án điều chỉnh dự án Tòa tháp Dầu khí (PVN Tower) sau khi có ý kiến từ đại biểu Quốc hội về dự án này, ngày 27/3.
Lãnh đạo PVC cho biết, sau khi được tư vấn, cùng với việc xin điều chỉnh “hạ độ cao” tòa nhà, lãnh đạo PVC đã đi đến thống nhất sẽ cắt giảm vốn đầu tư, từ hơn 1 tỉ USD theo dự kiến ban đầu xuống còn 600 triệu USD, để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí cho dự án.
Đặc biệt, toàn bộ nguồn vốn đầu tư cho dự án PVN Tower sẽ được huy động từ vốn tự có của chủ đầu tư và các đối tác khác trong và ngoài nước, hoàn toàn không dùng vốn ngân sách như một số thông tin nêu ra trong thời gian qua.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo PVC, với việc hạ thấp số tầng, chiều cao, PVN Tower sẽ không còn là tòa nhà cao nhất Việt Nam nhưng sẽ vẫn có mục tiêu là biểu tượng cho ngành dầu khí, cho Thủ đô Hà Nội. Sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án được phê duyệt, PVC sẽ thành lập Công ty Cổ phần đầu tư Tháp Dầu khí để thu xếp vốn và triển khai dự án.
PVC sẽ mời các đối tác cùng tham gia vào công ty cổ phần, trong đó PVC nắm giữ 15%; phần còn lại dành cho các đối tác khác trên cơ sở ưu tiên đối tác nước ngoài có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, vận hành tổ hợp các công trình cao tầng hiện đại trên thế giới.
Về tiến độ triển khai dự án, ông Trịnh Xuân Thanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị PVC cho biết, do các nhà thầu xây lắp trong nước hiện chưa đủ năng lực thi công các dự án tòa nhà cao trên 70 tầng nên PVC đã liên doanh với Công ty Xây dựng Hansin của Hàn Quốc và hợp tác với Tập đoàn Samsung C&T (thi công tháp Buiji Khalifa cao nhất thế giới)… để cùng đầu tư và thi công xây dựng PVN Tower.
Dự kiến, ngày 30/3 tới, PVC cũng sẽ công bố và trao giải cho phương án thiết kế được chọn làm thiết kế chính thức của dự án.
Tổ hợp Tháp Dầu khí Việt Nam dự kiến được xây dựng tại lô đất X1, trên diện tích 6,5 ha thuộc dự án xây dựng quần thể kiến trúc 25 ha tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Dự án sẽ được xây dựng theo công nghệ hiên đại, thân thiện với môi trường và chịu được động đất trên cấp 7 độ MSK (khoảng 6 độ richter), cao hơn tiêu chuẩn xây dựng hiện hành của Việt Nam.
Hiện tại, Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc cũng đang xin phép để được thực hiện dự án Lotus Hotel, khách sạn 5 sao cao 100 tầng, tại Mễ Trì, Hà Nội. Nếu dự án này thực hiện thì Lotus Hotel sẽ thay thế PVN Tower chiếm giữ vị trí số 1 về chiều cao tại Việt Nam.