Thủ tướng luôn lắng nghe bất cứ nhà khoa học nào
“Tôi xin khẳng định Thủ tướng Chính phủ luôn lắng nghe bất cứ nhà khoa học nào có những ý tưởng xây dựng đất nước”, Thủ tướng nói
Làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Thủ tướng nêu rõ Chính phủ, các cấp ủy, chính quyền, Chính phủ và bộ ngành Trung ương phải lắng nghe ý kiến các nhà khoa học, trí thức và nhân dân để sửa những ách tắc cho sản xuất, kinh doanh.
Tại buổi làm việc ngày 17/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, là tổ chức chính trị-xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức, là tổ chức tập hợp giới trí thức nên càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.
Đặc biệt, đối với một Chính phủ kiến tạo, minh bạch, hành động, liêm chính, phục vụ người dân thì càng cần có ý kiến của các nhà khoa học và của nhân dân, càng phải phản biện mạnh mẽ, càng phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa quản lý Nhà nước và vai trò của các hiệp hội, đặc biệt là Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Thời gian tới, Thủ tướng mong muốn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tiếp tục tập hợp đội ngũ trí thức trong và ngoài nước, tập trung nguồn lực để góp phần đề xuất, tham mưu cho Đảng, Chính phủ những vấn đề quan trọng về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước. Trong đó, tiếp tục thực hiện hiệu quả các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong việc xây dựng chủ trương, chính sách, các công trình, dự án, đề án lớn về kinh tế-xã hội ở Trung ương và địa phương.
Thủ tướng cho rằng nên có quy trình rõ ràng hơn, có thời gian, sự đãi ngộ đúng mức, thích đáng cho những người phản biện, tổ chức phản biện chính sách, dự án để chính sách, dự án đó sát dân, vì dân.
Cho rằng nhiều thiết bị khoa học công nghệ từ tàu ngầm đến máy bay do doanh nghiệp, người nông dân, sinh viên tạo ra, Thủ tướng nêu rõ khoa học công nghệ nằm ở doanh nghiệp, người dân rất lớn. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam làm sao phát huy được tối đa năng lực sáng tạo, tham gia nghiên cứu khoa học của cộng đồng doanh nghiệp và người dân.
Cùng với đó phải phối hợp chặt chẽ với tất cả các bộ, ban, ngành để bám sát nhu cầu thực tiễn, ngày càng có nhiều đề tài, đề án, chương trình thiết thực, hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực tri thức và công nghệ tiên tiến của nước ngoài.
“Nhân buổi làm việc hôm nay, tôi xin khẳng định Thủ tướng Chính phủ luôn lắng nghe bất cứ nhà khoa học nào có những ý tưởng xây dựng đất nước”, Thủ tướng nói.
Trước đó, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Đặng Vũ Minh cho hay, từ tổ chức có 15 hội thành viên, đến nay, Liên hiệp đã có 141 hội thành viên, trên 430 tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc, 101 cơ quan báo chí, tập hợp trên 2,8 triệu hội viên, trong đó có hơn 1,5 triệu hội viên là trí thức.
Tuy nhiên, đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam mới chỉ tập hợp được trên 1 triệu trí thức (chiếm 1/3 số trí thức trong cả nước). Do đó phải có cơ chế để làm sao tạo kênh chính thức để đội ngũ trí thức góp ý nhiều hơn và có điều kiện tiếp cận, hiến kế ngay từ khâu đầu của quá trình soạn thảo văn bản.
Tổng thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam Nguyễn Quang Thái bày tỏ mong muốn “tư vấn chính danh”, tức là góp ý của các nhà khoa học, trí thức phải được chính thức đưa vào quy trình soạn thảo văn bản. Nhà khoa học, chuyên gia được quyền tham gia, được quyền nói trực tiếp với người biên soạn chính sách và phải tham gia ngay từ đầu, chứ không để “ván đã đóng thuyền” thì góp ý chỉ là hình thức, lấy lệ.
Tại buổi làm việc ngày 17/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, là tổ chức chính trị-xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức, là tổ chức tập hợp giới trí thức nên càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.
Đặc biệt, đối với một Chính phủ kiến tạo, minh bạch, hành động, liêm chính, phục vụ người dân thì càng cần có ý kiến của các nhà khoa học và của nhân dân, càng phải phản biện mạnh mẽ, càng phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa quản lý Nhà nước và vai trò của các hiệp hội, đặc biệt là Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Thời gian tới, Thủ tướng mong muốn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tiếp tục tập hợp đội ngũ trí thức trong và ngoài nước, tập trung nguồn lực để góp phần đề xuất, tham mưu cho Đảng, Chính phủ những vấn đề quan trọng về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước. Trong đó, tiếp tục thực hiện hiệu quả các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong việc xây dựng chủ trương, chính sách, các công trình, dự án, đề án lớn về kinh tế-xã hội ở Trung ương và địa phương.
Thủ tướng cho rằng nên có quy trình rõ ràng hơn, có thời gian, sự đãi ngộ đúng mức, thích đáng cho những người phản biện, tổ chức phản biện chính sách, dự án để chính sách, dự án đó sát dân, vì dân.
Cho rằng nhiều thiết bị khoa học công nghệ từ tàu ngầm đến máy bay do doanh nghiệp, người nông dân, sinh viên tạo ra, Thủ tướng nêu rõ khoa học công nghệ nằm ở doanh nghiệp, người dân rất lớn. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam làm sao phát huy được tối đa năng lực sáng tạo, tham gia nghiên cứu khoa học của cộng đồng doanh nghiệp và người dân.
Cùng với đó phải phối hợp chặt chẽ với tất cả các bộ, ban, ngành để bám sát nhu cầu thực tiễn, ngày càng có nhiều đề tài, đề án, chương trình thiết thực, hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực tri thức và công nghệ tiên tiến của nước ngoài.
“Nhân buổi làm việc hôm nay, tôi xin khẳng định Thủ tướng Chính phủ luôn lắng nghe bất cứ nhà khoa học nào có những ý tưởng xây dựng đất nước”, Thủ tướng nói.
Trước đó, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Đặng Vũ Minh cho hay, từ tổ chức có 15 hội thành viên, đến nay, Liên hiệp đã có 141 hội thành viên, trên 430 tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc, 101 cơ quan báo chí, tập hợp trên 2,8 triệu hội viên, trong đó có hơn 1,5 triệu hội viên là trí thức.
Tuy nhiên, đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam mới chỉ tập hợp được trên 1 triệu trí thức (chiếm 1/3 số trí thức trong cả nước). Do đó phải có cơ chế để làm sao tạo kênh chính thức để đội ngũ trí thức góp ý nhiều hơn và có điều kiện tiếp cận, hiến kế ngay từ khâu đầu của quá trình soạn thảo văn bản.
Tổng thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam Nguyễn Quang Thái bày tỏ mong muốn “tư vấn chính danh”, tức là góp ý của các nhà khoa học, trí thức phải được chính thức đưa vào quy trình soạn thảo văn bản. Nhà khoa học, chuyên gia được quyền tham gia, được quyền nói trực tiếp với người biên soạn chính sách và phải tham gia ngay từ đầu, chứ không để “ván đã đóng thuyền” thì góp ý chỉ là hình thức, lấy lệ.