Thủ tướng tham vấn chuyên gia hàng đầu Đại học Harvard
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Giáo sư Michael E. Porter - Trường Đại học Kinh doanh Harvard (Hoa Kỳ)
Chiều 2/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Giáo sư Michael E. Porter - Đại học Kinh doanh Harvard (Hoa Kỳ), người đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Giáo sư Michael E. Porter đến thăm và chủ trì cuộc hội thảo quốc tế “Cạnh tranh toàn cầu và lợi thế của Việt Nam”; đánh giá cao công tác chuẩn bị công phu cũng như hiểu biết của Giáo sư Michael E. Porter đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Thủ tướng cho rằng, những thông tin của Giáo sư đưa ra tại hai buổi thuyết trình rất bổ ích đối với các doanh nghiệp và nhà quản lý của Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang suy giảm tác động đến Việt Nam.
Những phân tích, đánh giá khách quan, chính xác về lợi thế cạnh tranh của Giáo sư sẽ góp phần giúp Chính phủ Việt Nam trong điều hành ngắn và dài hạn trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Giáo sư Michael E. Porter đã nêu một số trọng tâm để đưa Việt Nam phát triển dựa trên nguồn lao động và tài nguyên, đồng thời đưa ra các ưu tiên về cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam như: chất lượng nguồn nhân lực, hạ tầng, cải thiện doanh nghiệp.
Ông cho rằng, để nâng cao mức sống của người dân, Việt Nam cần có một chiến lược kinh tế dài hạn, một tập hợp các yếu tố có mối tương quan với nhau, gồm có các đổi mới chính sách, cơ cấu thể chế và cơ chế thi hành chặt chẽ. Giáo sư Michael E. Porter kiến nghị, Việt Nam cần xây dựng cơ quan chiến lược về kinh tế để chỉ đạo thống nhất hiệu quả chính sách và năng lực cạnh tranh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham vấn Giáo sư Michael E. Porter về những ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu đối với nền kinh tế Việt Nam, tiếp cận trong đầu tư kết cấu hạ tầng và giáo dục đào tạo.
Trong thời gian ở thăm Việt Nam trong các ngày 1 và 2/12, theo lời mời của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Giáo sư Michael E. Porter có cuộc trao đổi với lãnh đạo các bộ, ngành, các quan chức cao cấp và học giả về chiến lược tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn tới.
Nội dung chính của cuộc trao đổi có ba vấn đề gồm: các nhân tố chủ yếu định hình sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam từ nay đến năm 2020; Việt Nam nên định vị mình như thế nào trong mạng lưới sản xuất ở Đông Nam Á và Đông Á để khai thác tối ưu nhất lợi thế cạnh tranh của mình; Việt Nam cần có chiến lược gì để tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các ngành công nghiệp mũi nhọn nói riêng trong 10-20 năm tới.
Giáo sư Michael E. Porter là chuyên gia hàng đầu thế giới về chiến lược và chính sách cạnh tranh. Ông là người tiên phong đưa ra lý thuyết lợi thế cạnh tranh của các quốc gia và áp dụng nghiên cứu chiến lược, chính sách cạnh tranh cho nhiều nền kinh tế trên thế giới.
Ông có uy tín và là cố vấn trong lĩnh vực cạnh tranh cho lãnh đạo nhiều nước như Hoa Kỳ, Ireland, Nga, Singapore, Anh. Giáo sư đã được chính phủ nhiều nước mời tư vấn về chiến lược cạnh tranh quốc gia.
Giáo sư cũng đã từng gặp và trình bày về lợi thế cạnh tranh của Việt Nam với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ (6/2005). Giáo sư đang tham gia cùng với Viện Cạnh tranh châu Á (ACI) thực hiện một nghiên cứu tình huống về Việt Nam.
(TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Giáo sư Michael E. Porter đến thăm và chủ trì cuộc hội thảo quốc tế “Cạnh tranh toàn cầu và lợi thế của Việt Nam”; đánh giá cao công tác chuẩn bị công phu cũng như hiểu biết của Giáo sư Michael E. Porter đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Thủ tướng cho rằng, những thông tin của Giáo sư đưa ra tại hai buổi thuyết trình rất bổ ích đối với các doanh nghiệp và nhà quản lý của Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang suy giảm tác động đến Việt Nam.
Những phân tích, đánh giá khách quan, chính xác về lợi thế cạnh tranh của Giáo sư sẽ góp phần giúp Chính phủ Việt Nam trong điều hành ngắn và dài hạn trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Giáo sư Michael E. Porter đã nêu một số trọng tâm để đưa Việt Nam phát triển dựa trên nguồn lao động và tài nguyên, đồng thời đưa ra các ưu tiên về cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam như: chất lượng nguồn nhân lực, hạ tầng, cải thiện doanh nghiệp.
Ông cho rằng, để nâng cao mức sống của người dân, Việt Nam cần có một chiến lược kinh tế dài hạn, một tập hợp các yếu tố có mối tương quan với nhau, gồm có các đổi mới chính sách, cơ cấu thể chế và cơ chế thi hành chặt chẽ. Giáo sư Michael E. Porter kiến nghị, Việt Nam cần xây dựng cơ quan chiến lược về kinh tế để chỉ đạo thống nhất hiệu quả chính sách và năng lực cạnh tranh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham vấn Giáo sư Michael E. Porter về những ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu đối với nền kinh tế Việt Nam, tiếp cận trong đầu tư kết cấu hạ tầng và giáo dục đào tạo.
Trong thời gian ở thăm Việt Nam trong các ngày 1 và 2/12, theo lời mời của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Giáo sư Michael E. Porter có cuộc trao đổi với lãnh đạo các bộ, ngành, các quan chức cao cấp và học giả về chiến lược tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn tới.
Nội dung chính của cuộc trao đổi có ba vấn đề gồm: các nhân tố chủ yếu định hình sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam từ nay đến năm 2020; Việt Nam nên định vị mình như thế nào trong mạng lưới sản xuất ở Đông Nam Á và Đông Á để khai thác tối ưu nhất lợi thế cạnh tranh của mình; Việt Nam cần có chiến lược gì để tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các ngành công nghiệp mũi nhọn nói riêng trong 10-20 năm tới.
Giáo sư Michael E. Porter là chuyên gia hàng đầu thế giới về chiến lược và chính sách cạnh tranh. Ông là người tiên phong đưa ra lý thuyết lợi thế cạnh tranh của các quốc gia và áp dụng nghiên cứu chiến lược, chính sách cạnh tranh cho nhiều nền kinh tế trên thế giới.
Ông có uy tín và là cố vấn trong lĩnh vực cạnh tranh cho lãnh đạo nhiều nước như Hoa Kỳ, Ireland, Nga, Singapore, Anh. Giáo sư đã được chính phủ nhiều nước mời tư vấn về chiến lược cạnh tranh quốc gia.
Giáo sư cũng đã từng gặp và trình bày về lợi thế cạnh tranh của Việt Nam với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ (6/2005). Giáo sư đang tham gia cùng với Viện Cạnh tranh châu Á (ACI) thực hiện một nghiên cứu tình huống về Việt Nam.
(TTXVN)