Thủ tướng: “Việt Nam có thể làm tốt hơn nữa”
Thủ tướng nói hội nhập sẽ tạo nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp trong và ngoài nước
Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam tổ chức sáng 9/6 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói Việt Nam sẽ “chủ động đẩy mạnh hội nhập” trong giai đoạn sắp tới.
“Chúng tôi sẽ thực hiện nghiêm túc các FTA đã ký kết, đồng thời thúc đẩy việc hoàn thành đàm phán các FTA khác. Chúng tôi sẽ hoàn tất đàm phán 14 hiệp định thương mại tự do bao gồm TPP, qua đó sẽ có quan hệ với 54 đối tác. Trong số này, có nhiều thành viên G20, nhờ đó sẽ tạo ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài”, Thủ tướng nói.
Người đứng đầu Chính phủ cũng cho hay sẽ nhất quán các mục tiêu điều hành, theo đó ưu tiên hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, đảm bảo sự phát triển hài hòa, cải thiện đời sống người dân, từng bước giảm hộ nghèo.
Đồng thời, sẽ tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền, đảm bảo nhà nước của dân do dân, vì dân, thực thi nghiêm túc luật pháp trong xã hội. Mặt khác, sẽ nâng cao năng lực quản trị quốc gia để đảm bảo tốt hơn quyền tự do dân chủ của người dân và doanh nghiệp.
Về kinh tế Việt Nam, Thủ tướng nói rằng trong 5 tháng đầu năm 2015 đã “phát triển tốt hơn, vững chắc hơn, hiệu quả hơn so với 2014”.
“Đây là nỗ lực chung, rất lớn của chúng tôi, kết quả của việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Chúng tôi cảm ơn sự đồng hành, hỗ trợ, ủng hộ quý báu của quý vị và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ trong tiến trình hội nhập sâu rộng với cộng đồng quốc tế”, Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng “kết quả đạt được chưa bền vững, chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế Việt Nam”.
“Việt Nam có thể làm tốt hơn nữa, vững chắc hơn nữa. Chúng tôi có nhiều yếu kém chủ quan, từ quản lý, quản trị điều hành của mình, trong đó có những điều quý vị kiến nghị hôm nay”.
Về các chỉ số kinh tế vĩ mô, Thủ tướng cho hay đối với dự trữ ngoại tệ, Việt Nam sẽ luôn bảo đảm ít nhất tương đương 12 tuần nhập khẩu, và sẽ tăng dần.
Đối với vấn đề bội chi, sẽ đảm bảo bội chi năm 2015 là 5%, còn trong 5 năm tới sẽ thấp hơn 5% theo cách tính như hiện nay, theo hướng giảm dần theo quy định trong luật ngân sách mới.
Ông cũng cho biết Chính phủ sẽ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước để thúc đẩy phát triển kinh doanh, đảm bảo trong giai đoạn 2016-2020, GDP sẽ tăng 6,5-7% mỗi năm.
Công cuộc tái cơ cấu cũng sẽ được thúc đẩy theo đó sẽ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước theo đúng lộ trình, quy hoạch; tiếp tục tái cơ cấu ngân hàng, các tổ chức, định chế tài chính, phấn đấu đưa nợ xấu xuống dưới 3% và không còn ngân hàng yếu kém, vi phạm pháp luật.
Một nội dung khác cũng được Thủ tướng nhấn mạnh là sẽ thúc đẩy việc huy động vốn cho hạ tầng, trong đó ưu tiên hạ tầng giao thông bằng các nguồn lực, huy động từ ngân sách nhà nước, ODA, trái phiếu và dặc biệt là nguồn lực xã hội thông qua hình thức BOT, PPP.
“Tôi hoan nghênh khuyến nghị của quý vị và tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư tham gia vào Việt Nam theo thông lệ quốc tế. Chúng tôi sẽ tập trung thu hút đầu tư hạ tầng, đặc biệt chú ý hạ tầng giao thông và năng lượng”, Thủ tướng nhấn mạnh.
“Chúng tôi sẽ thực hiện nghiêm túc các FTA đã ký kết, đồng thời thúc đẩy việc hoàn thành đàm phán các FTA khác. Chúng tôi sẽ hoàn tất đàm phán 14 hiệp định thương mại tự do bao gồm TPP, qua đó sẽ có quan hệ với 54 đối tác. Trong số này, có nhiều thành viên G20, nhờ đó sẽ tạo ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài”, Thủ tướng nói.
Người đứng đầu Chính phủ cũng cho hay sẽ nhất quán các mục tiêu điều hành, theo đó ưu tiên hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, đảm bảo sự phát triển hài hòa, cải thiện đời sống người dân, từng bước giảm hộ nghèo.
Đồng thời, sẽ tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền, đảm bảo nhà nước của dân do dân, vì dân, thực thi nghiêm túc luật pháp trong xã hội. Mặt khác, sẽ nâng cao năng lực quản trị quốc gia để đảm bảo tốt hơn quyền tự do dân chủ của người dân và doanh nghiệp.
Về kinh tế Việt Nam, Thủ tướng nói rằng trong 5 tháng đầu năm 2015 đã “phát triển tốt hơn, vững chắc hơn, hiệu quả hơn so với 2014”.
“Đây là nỗ lực chung, rất lớn của chúng tôi, kết quả của việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Chúng tôi cảm ơn sự đồng hành, hỗ trợ, ủng hộ quý báu của quý vị và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ trong tiến trình hội nhập sâu rộng với cộng đồng quốc tế”, Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng “kết quả đạt được chưa bền vững, chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế Việt Nam”.
“Việt Nam có thể làm tốt hơn nữa, vững chắc hơn nữa. Chúng tôi có nhiều yếu kém chủ quan, từ quản lý, quản trị điều hành của mình, trong đó có những điều quý vị kiến nghị hôm nay”.
Về các chỉ số kinh tế vĩ mô, Thủ tướng cho hay đối với dự trữ ngoại tệ, Việt Nam sẽ luôn bảo đảm ít nhất tương đương 12 tuần nhập khẩu, và sẽ tăng dần.
Đối với vấn đề bội chi, sẽ đảm bảo bội chi năm 2015 là 5%, còn trong 5 năm tới sẽ thấp hơn 5% theo cách tính như hiện nay, theo hướng giảm dần theo quy định trong luật ngân sách mới.
Ông cũng cho biết Chính phủ sẽ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước để thúc đẩy phát triển kinh doanh, đảm bảo trong giai đoạn 2016-2020, GDP sẽ tăng 6,5-7% mỗi năm.
Công cuộc tái cơ cấu cũng sẽ được thúc đẩy theo đó sẽ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước theo đúng lộ trình, quy hoạch; tiếp tục tái cơ cấu ngân hàng, các tổ chức, định chế tài chính, phấn đấu đưa nợ xấu xuống dưới 3% và không còn ngân hàng yếu kém, vi phạm pháp luật.
Một nội dung khác cũng được Thủ tướng nhấn mạnh là sẽ thúc đẩy việc huy động vốn cho hạ tầng, trong đó ưu tiên hạ tầng giao thông bằng các nguồn lực, huy động từ ngân sách nhà nước, ODA, trái phiếu và dặc biệt là nguồn lực xã hội thông qua hình thức BOT, PPP.
“Tôi hoan nghênh khuyến nghị của quý vị và tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư tham gia vào Việt Nam theo thông lệ quốc tế. Chúng tôi sẽ tập trung thu hút đầu tư hạ tầng, đặc biệt chú ý hạ tầng giao thông và năng lượng”, Thủ tướng nhấn mạnh.