Thúc cổ phần hóa bằng thông báo “cầm tay chỉ việc”
Thông báo số 146/TB-VPCP đã giao việc cụ thể cho nhiều lãnh đạo bộ ngành để thúc đẩy cổ phần hóa
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 146/TB-VPCP ngày 8/4/2014 về kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp tại một cuộc họp giao ban mới đây.
Đáng chú ý là không như các kết luận công việc khác lâu nay thường giao nhiệm vụ chung chung cho các bộ ngành, văn bản này đã “giao việc” trực tiếp cho các lãnh đạo bộ ngành đang là thành viên kiêm nhiệm của Ban Chỉ đạo.
Văn bản cho hay để hoàn thành tốt nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2014, tạo tiền đề thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đến 2015, Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cần tập trung làm tốt một loạt nhiệm vụ quan trọng.
Các công việc quan trọng được liệt kê bao gồm đôn đốc các bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành đầy đủ, đúng tiến độ các cơ chế, chính sách theo kế hoạch đề ra; đôn đốc Bộ Tài chính trình Chính phủ quy chế quản lý tài chính của các tập đoàn (Dầu khí Việt Nam, Điện lực Việt Nam), Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng trình Chính phủ ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPT; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các phương án sắp xếp, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp của các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước…
Phó thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo kiêm nhiệm là thứ trưởng các bộ. Cụ thể, ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ theo dõi, đôn đốc bộ này trong quý 2/2014 báo cáo Thủ tướng sơ kết việc thực hiện Nghị định số 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Ông Trần Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tài Chính được giao theo dõi, đôn đốc Bộ Tài chính trong tháng 4/2014, trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định pháp quy hóa Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 6/3/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; trong quý 3/2014, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án thí điểm chuyển một số đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thành công ty cổ phần khi cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Bên cạnh đó, chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xử lý khó khăn, vướng mắc trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; đề xuất mô hình hạch toán để tách bạch hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ công ích của doanh nghiệp; xử lý tái cơ cấu tài chính đối với Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (SBIC) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao theo dõi, đôn đốc bộ này trong tháng 4/2014 trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định chương trình hành động của Chính phủ về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Sau đó, trình Thủ thướng dự thảo chỉ thị về việc này, trong đó yêu cầu các đơn vị phải xây dựng kế hoạch cụ thể và khẩn trương triển khai.
Trong quý 2/2014, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phải trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 170/2004/NĐ-CP và Nghị định 200/2004/NĐ-CP về sắp xếp đổi mới nông, lâm trường quốc doanh...
Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được giao theo dõi, đôn đốc bộ này trong quý II/2014, trình Chính phủ Báo cáo kết quả rà soát quy định về cơ chế tiền lương đối với các chức danh quản lý, lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm hợp lý, hiệu quả, theo cơ chế thị trường; chính sách với lao động dôi dư trong quá trình tái cơ cấu; nghiên cứu cơ chế quản lý tiền lương của các chức danh quản lý, lãnh đạo trong công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Nhà nước....
Phó thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo là lãnh đạo các cơ quan như Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước...
Tiếp theo Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 6/3/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, động thái chỉ đạo này cho thấy quyết tâm mới của Chính phủ trong việc thúc đẩy cổ phần hóa, một công việc đang diễn ra khá chậm chạp lâu nay.
Đáng chú ý là không như các kết luận công việc khác lâu nay thường giao nhiệm vụ chung chung cho các bộ ngành, văn bản này đã “giao việc” trực tiếp cho các lãnh đạo bộ ngành đang là thành viên kiêm nhiệm của Ban Chỉ đạo.
Văn bản cho hay để hoàn thành tốt nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2014, tạo tiền đề thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đến 2015, Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cần tập trung làm tốt một loạt nhiệm vụ quan trọng.
Các công việc quan trọng được liệt kê bao gồm đôn đốc các bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành đầy đủ, đúng tiến độ các cơ chế, chính sách theo kế hoạch đề ra; đôn đốc Bộ Tài chính trình Chính phủ quy chế quản lý tài chính của các tập đoàn (Dầu khí Việt Nam, Điện lực Việt Nam), Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng trình Chính phủ ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPT; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các phương án sắp xếp, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp của các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước…
Phó thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo kiêm nhiệm là thứ trưởng các bộ. Cụ thể, ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ theo dõi, đôn đốc bộ này trong quý 2/2014 báo cáo Thủ tướng sơ kết việc thực hiện Nghị định số 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Ông Trần Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tài Chính được giao theo dõi, đôn đốc Bộ Tài chính trong tháng 4/2014, trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định pháp quy hóa Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 6/3/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; trong quý 3/2014, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án thí điểm chuyển một số đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thành công ty cổ phần khi cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Bên cạnh đó, chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xử lý khó khăn, vướng mắc trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; đề xuất mô hình hạch toán để tách bạch hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ công ích của doanh nghiệp; xử lý tái cơ cấu tài chính đối với Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (SBIC) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao theo dõi, đôn đốc bộ này trong tháng 4/2014 trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định chương trình hành động của Chính phủ về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Sau đó, trình Thủ thướng dự thảo chỉ thị về việc này, trong đó yêu cầu các đơn vị phải xây dựng kế hoạch cụ thể và khẩn trương triển khai.
Trong quý 2/2014, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phải trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 170/2004/NĐ-CP và Nghị định 200/2004/NĐ-CP về sắp xếp đổi mới nông, lâm trường quốc doanh...
Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được giao theo dõi, đôn đốc bộ này trong quý II/2014, trình Chính phủ Báo cáo kết quả rà soát quy định về cơ chế tiền lương đối với các chức danh quản lý, lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm hợp lý, hiệu quả, theo cơ chế thị trường; chính sách với lao động dôi dư trong quá trình tái cơ cấu; nghiên cứu cơ chế quản lý tiền lương của các chức danh quản lý, lãnh đạo trong công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Nhà nước....
Phó thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo là lãnh đạo các cơ quan như Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước...
Tiếp theo Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 6/3/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, động thái chỉ đạo này cho thấy quyết tâm mới của Chính phủ trong việc thúc đẩy cổ phần hóa, một công việc đang diễn ra khá chậm chạp lâu nay.