Thuốc ngoại đang “nuốt” thuốc nội
Số doanh nghiệp phân phối thuốc lớn gấp gần 9 lần so với doanh nghiệp sản xuất thuốc
Giá thuốc liên tục tăng cao bất hợp lý, thuốc nhập khẩu chiếm phần lớn thị phần, hệ thống phân phối chồng chéo... tạo nên sự độc quyền, thao túng thị trường dược phẩm của một nhóm doanh nghiệp khiến nguy cơ thuốc ngoại “nuốt” thuốc nội đang thành hiện hữu.
Theo số liệu của Hiệp hội Doanh nghiệp dược Việt Nam công bố tại hội thảo "Cạnh tranh lành mạnh trong ngành dược phẩm: Kinh nghiệm của Nhật Bản" do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) tổ chức, cả nước hiện có khoảng 39.000 điểm bán lẻ dược phẩm và khoảng 2.357 doanh nghiệp đăng ký chức năng kinh doanh dược phẩm trong khi đó, chỉ có 276 doanh nghiệp sản xuất.
Như vậy, số doanh nghiệp phân phối thuốc lớn gấp gần 9 lần so với doanh nghiệp sản xuất thuốc.
Về cấu trúc thị trường, bà Trần Phương Lan, Trưởng ban Giám sát và quản lý cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, trong top 10 doanh nghiệp sản xuất chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, dẫn đầu là Công ty Dược Hậu Giang nhưng thị phần cũng không quá lớn (10,79%), các doanh nghiệp khác trong top dẫn đầu cũng chỉ có thị phần dưới 10%.
Thời gian qua, thị trường thuốc tân dược đã đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu sử dụng thuốc của người Việt Nam và 50% còn lại phải nhập khẩu, đặc biệt là các loại thuốc biệt dược, đặc chủng do Việt Nam chưa sản xuất được, chưa kể nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và các hoạt chất để sản xuất thuốc. Vì thế, thuốc nhập khẩu là kênh phân phối rất lớn trên thị trường thuốc Việt Nam.
Hệ thống phân phối thuốc tại thị trường Việt Nam hiện khá phức tạp, nhiều nấc trung gian và khó kiểm soát.
Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh, 10 doanh nghiệp đứng đầu nhập khẩu thuốc chiếm thị phần khá cao, như Công ty Cổ phần Dược liệu Trung ương 2 chiếm 12,09%; Công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam chiếm 10,09% thị phần... Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh khá khốc liệt như vậy, giá thuốc vẫn tăng mạnh.
Thêm nữa, theo qui định hiện hành, các doanh nghiệp nước ngoài không được tham gia phân phối thuốc tại Việt Nam tuy nhiên vẫn có thể lách luật thông qua hình thức M&A (mua bán và sáp nhập).
Các công ty cung ứng hậu cần đa quốc gia dù không có thẩm quyền phân phối dược phẩm nhưng đã tham gia vào hầu hết các khâu của quá trình phân phối sản phẩm dược của nhiều nhà sản xuất nước ngoài. Sự tham gia phân phối thuốc của các doanh nghiệp nước ngoài cũng là một trong nhiều nguyên nhân thao túng giá dược phẩm tại Việt Nam.
Bà Trần Phương Lan phân tích, hiện tượng tăng giá bất thường hầu như không có ở các sản phẩm thuốc sản xuất trong nước song lại xuất hiện ở các sản phẩm thuốc nhập khẩu, đặc biệt là các loại biệt dược. ở đây đã xuất hiện thỏa thuận dọc và ngang trong phân phối dược phẩm, tức là sự thỏa thuận và liên kết giữa nhà sản xuất với các nhà phân phối.
Nguyên nhân vấn đề này là bởi dược phẩm là một sản phẩm rất đặc biệt, mỗi loại thuốc có một loại thị trường khác nhau và khả năng thay thế rất thấp. Trong khi đó, người tiêu dùng ở thế bị động, hoàn toàn phụ thuộc vào đơn thuốc của bác sĩ, không có thông tin đầy đủ về sản phẩm.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam, tỷ lệ % tiền mua thuốc sản xuất trong nước rất thấp, đặc biệt tại các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh, lần lượt là 11,9% và 33,9%. Chính sự độc quyền là một trong những nguyên nhân làm tăng giá thuốc.
Cũng theo bà Lan, hành lang pháp lý cho các hành vi cạnh tranh đã khá đầy đủ và toàn diện, có tính thống nhất khá cao, tuy nhiên đôi khi chưa cụ thể, tạo ra các kẽ hở. Vì vậy, cần bổ sung quy định cụ thể để xác định hệ thống phân phối thuốc; bổ sung quy định kiểm soát thỏa thuận liên kết dọc và mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh: bao trùm cả các hoạt động diễn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có tác động tới cạnh tranh trong lãnh thổ Việt Nam.
Với các cơ quan quản lý nhà nước, cần tăng cường vai trò giám sát hoạt động cạnh tranh trên thị trường. Tăng cường kiểm soát các thỏa thuận liên kết dọc và các giao dịch tập trung kinh tế để phòng ngừa sự thâu tóm của doanh nghiệp nước ngoài đối với doanh nghiệp trong nước chỉ với mục đích tham gia trực tiếp và hợp pháp hệ thống phân phối thuốc.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược cần nâng cao nhận thức pháp luật để không vô tình vi phạm Luật Cạnh tranh cũng như tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, nên lưu ý không đưa vào hợp đồng những quy định, điều khoản có thể dẫn tới các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Chia sẻ kinh nghiệm từ Nhật Bản, ông Osamu Igarashi, Cố vấn trưởng Dự án hợp tác của JFTC với Cục Quản lý cạnh tranh cho rằng, muốn bỏ liên kết dọc, cần khẳng định các công ty có yếu tố nước ngoài không có quyền phân phối.
Do đó không được phép tổ chức hay tham gia vào các khâu phân phối. Nên áp dụng việc kê đơn theo hoạt chất nhưng tránh để các công ty nước ngoài liên kết dọc, chỉ giao sản phẩm cho các nhà phân phối nước ngoài độc quyền và tránh tạo ra liên kết chiều ngang (sử dụng cùng một hệ thống phân phối).
Mặt khác, định rõ vai trò của các công ty có yếu tố nước ngoài chỉ là cung cấp hậu cần như khai hải quan, kho bãi và vận chuyển... Không cho bất kỳ công ty nào sở hữu một số lượng lớn các nhà thuốc bán lẻ.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Theo số liệu của Hiệp hội Doanh nghiệp dược Việt Nam công bố tại hội thảo "Cạnh tranh lành mạnh trong ngành dược phẩm: Kinh nghiệm của Nhật Bản" do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) tổ chức, cả nước hiện có khoảng 39.000 điểm bán lẻ dược phẩm và khoảng 2.357 doanh nghiệp đăng ký chức năng kinh doanh dược phẩm trong khi đó, chỉ có 276 doanh nghiệp sản xuất.
Như vậy, số doanh nghiệp phân phối thuốc lớn gấp gần 9 lần so với doanh nghiệp sản xuất thuốc.
Về cấu trúc thị trường, bà Trần Phương Lan, Trưởng ban Giám sát và quản lý cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, trong top 10 doanh nghiệp sản xuất chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, dẫn đầu là Công ty Dược Hậu Giang nhưng thị phần cũng không quá lớn (10,79%), các doanh nghiệp khác trong top dẫn đầu cũng chỉ có thị phần dưới 10%.
Thời gian qua, thị trường thuốc tân dược đã đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu sử dụng thuốc của người Việt Nam và 50% còn lại phải nhập khẩu, đặc biệt là các loại thuốc biệt dược, đặc chủng do Việt Nam chưa sản xuất được, chưa kể nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và các hoạt chất để sản xuất thuốc. Vì thế, thuốc nhập khẩu là kênh phân phối rất lớn trên thị trường thuốc Việt Nam.
Hệ thống phân phối thuốc tại thị trường Việt Nam hiện khá phức tạp, nhiều nấc trung gian và khó kiểm soát.
Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh, 10 doanh nghiệp đứng đầu nhập khẩu thuốc chiếm thị phần khá cao, như Công ty Cổ phần Dược liệu Trung ương 2 chiếm 12,09%; Công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam chiếm 10,09% thị phần... Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh khá khốc liệt như vậy, giá thuốc vẫn tăng mạnh.
Thêm nữa, theo qui định hiện hành, các doanh nghiệp nước ngoài không được tham gia phân phối thuốc tại Việt Nam tuy nhiên vẫn có thể lách luật thông qua hình thức M&A (mua bán và sáp nhập).
Các công ty cung ứng hậu cần đa quốc gia dù không có thẩm quyền phân phối dược phẩm nhưng đã tham gia vào hầu hết các khâu của quá trình phân phối sản phẩm dược của nhiều nhà sản xuất nước ngoài. Sự tham gia phân phối thuốc của các doanh nghiệp nước ngoài cũng là một trong nhiều nguyên nhân thao túng giá dược phẩm tại Việt Nam.
Bà Trần Phương Lan phân tích, hiện tượng tăng giá bất thường hầu như không có ở các sản phẩm thuốc sản xuất trong nước song lại xuất hiện ở các sản phẩm thuốc nhập khẩu, đặc biệt là các loại biệt dược. ở đây đã xuất hiện thỏa thuận dọc và ngang trong phân phối dược phẩm, tức là sự thỏa thuận và liên kết giữa nhà sản xuất với các nhà phân phối.
Nguyên nhân vấn đề này là bởi dược phẩm là một sản phẩm rất đặc biệt, mỗi loại thuốc có một loại thị trường khác nhau và khả năng thay thế rất thấp. Trong khi đó, người tiêu dùng ở thế bị động, hoàn toàn phụ thuộc vào đơn thuốc của bác sĩ, không có thông tin đầy đủ về sản phẩm.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam, tỷ lệ % tiền mua thuốc sản xuất trong nước rất thấp, đặc biệt tại các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh, lần lượt là 11,9% và 33,9%. Chính sự độc quyền là một trong những nguyên nhân làm tăng giá thuốc.
Cũng theo bà Lan, hành lang pháp lý cho các hành vi cạnh tranh đã khá đầy đủ và toàn diện, có tính thống nhất khá cao, tuy nhiên đôi khi chưa cụ thể, tạo ra các kẽ hở. Vì vậy, cần bổ sung quy định cụ thể để xác định hệ thống phân phối thuốc; bổ sung quy định kiểm soát thỏa thuận liên kết dọc và mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh: bao trùm cả các hoạt động diễn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có tác động tới cạnh tranh trong lãnh thổ Việt Nam.
Với các cơ quan quản lý nhà nước, cần tăng cường vai trò giám sát hoạt động cạnh tranh trên thị trường. Tăng cường kiểm soát các thỏa thuận liên kết dọc và các giao dịch tập trung kinh tế để phòng ngừa sự thâu tóm của doanh nghiệp nước ngoài đối với doanh nghiệp trong nước chỉ với mục đích tham gia trực tiếp và hợp pháp hệ thống phân phối thuốc.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược cần nâng cao nhận thức pháp luật để không vô tình vi phạm Luật Cạnh tranh cũng như tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, nên lưu ý không đưa vào hợp đồng những quy định, điều khoản có thể dẫn tới các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Chia sẻ kinh nghiệm từ Nhật Bản, ông Osamu Igarashi, Cố vấn trưởng Dự án hợp tác của JFTC với Cục Quản lý cạnh tranh cho rằng, muốn bỏ liên kết dọc, cần khẳng định các công ty có yếu tố nước ngoài không có quyền phân phối.
Do đó không được phép tổ chức hay tham gia vào các khâu phân phối. Nên áp dụng việc kê đơn theo hoạt chất nhưng tránh để các công ty nước ngoài liên kết dọc, chỉ giao sản phẩm cho các nhà phân phối nước ngoài độc quyền và tránh tạo ra liên kết chiều ngang (sử dụng cùng một hệ thống phân phối).
Mặt khác, định rõ vai trò của các công ty có yếu tố nước ngoài chỉ là cung cấp hậu cần như khai hải quan, kho bãi và vận chuyển... Không cho bất kỳ công ty nào sở hữu một số lượng lớn các nhà thuốc bán lẻ.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)