Thương mại song phương Nga - Trung “giã biệt” đồng USD
Trung Quốc và Nga vừa quyết định sử dụng đồng nội tệ của hai nước trong thương mại song phương, thay cho USD
Trung Quốc và Nga vừa quyết định sử dụng đồng nội tệ của hai nước trong thương mại song phương, thay cho đồng bạc xanh của Mỹ.
Thông báo này được đưa ra sau khi Thủ tướng Nga Vladimir Putin gặp người đồng cấp Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại St. Petersburg (Nga).
Thủ tướng Nga Vladimir Putin cho hay, "chúng tôi muốn mở rộng sử dụng đồng tiền của Nga và Trung Quốc trong các giao dịch kinh tế và thương mại".
Giới phân tích Trung Quốc nhận định, động thái này không nhằm mục đích thách thức đồng USD, mà để bảo vệ kinh tế của Trung Quốc và Nga trong bối cảnh hai nước đang đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế.
Trước đây, Nga và Trung Quốc thường sử dụng các loại tiền tệ khác trong giao dịch thương mại, chủ yếu là bằng USD. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, hai bên bắt đầu hướng tới những sự lựa chọn khác.
Theo ông Putin, đồng Nhân dân tệ đang bắt đầu được giao dịch với đồng Rúp Nga trên thị trường liên ngân hàng Trung Quốc, và việc này cũng sẽ sớm được thực hiện ở Nga.
Trước đó, hôm 22/11, Trung Quốc đã bắt đầu cho phép Nhân dân tệ giao dịch hối đoái với đồng Rúp của Nga. Động thái này được coi là sẽ giúp "tạo thuận tiện cho hoạt động thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga, cũng như giúp phát triển hoạt động thanh toán thương mại bằng đồng Nhân dân tệ".
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) sẽ tính toán tỷ giá tham chiếu hàng ngày, dựa trên mức trung bình từ nhóm ngân hàng thương mại được chỉ định, với vai trò như các nhà tạo lập thị trường.
"Tốc độ quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ đang tăng dần lên. Việc cho phép giao dịch trực tiếp giữa đồng Nhân dân tệ và đồng Rúp Nga sẽ giúp cho hoạt động thương mại giữa hai nước thêm sôi động hơn", Zhao Qingming, chuyên gia phân tích thuộc ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, nhận định.
Kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa Nga và Trung Quốc năm 2008 đã đạt 55 tỷ USD, nhưng giảm xuống còn 39,51 tỷ USD trong năm 2009 do bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu. 7 tháng đầu năm 2010, tổng giá trị trao đổi hàng hóa giữa hai nước đạt 30,6 tỷ USD.
Cũng nhân cuộc gặp giữa hai thủ tướng, Trung Quốc và Nga đã chính thức ký kết 12 văn kiện, bao gồm hợp tác năng lượng, hàng không, xây dựng đường sắt, hải quan, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, văn hóa.
Thông báo này được đưa ra sau khi Thủ tướng Nga Vladimir Putin gặp người đồng cấp Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại St. Petersburg (Nga).
Thủ tướng Nga Vladimir Putin cho hay, "chúng tôi muốn mở rộng sử dụng đồng tiền của Nga và Trung Quốc trong các giao dịch kinh tế và thương mại".
Giới phân tích Trung Quốc nhận định, động thái này không nhằm mục đích thách thức đồng USD, mà để bảo vệ kinh tế của Trung Quốc và Nga trong bối cảnh hai nước đang đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế.
Trước đây, Nga và Trung Quốc thường sử dụng các loại tiền tệ khác trong giao dịch thương mại, chủ yếu là bằng USD. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, hai bên bắt đầu hướng tới những sự lựa chọn khác.
Theo ông Putin, đồng Nhân dân tệ đang bắt đầu được giao dịch với đồng Rúp Nga trên thị trường liên ngân hàng Trung Quốc, và việc này cũng sẽ sớm được thực hiện ở Nga.
Trước đó, hôm 22/11, Trung Quốc đã bắt đầu cho phép Nhân dân tệ giao dịch hối đoái với đồng Rúp của Nga. Động thái này được coi là sẽ giúp "tạo thuận tiện cho hoạt động thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga, cũng như giúp phát triển hoạt động thanh toán thương mại bằng đồng Nhân dân tệ".
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) sẽ tính toán tỷ giá tham chiếu hàng ngày, dựa trên mức trung bình từ nhóm ngân hàng thương mại được chỉ định, với vai trò như các nhà tạo lập thị trường.
"Tốc độ quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ đang tăng dần lên. Việc cho phép giao dịch trực tiếp giữa đồng Nhân dân tệ và đồng Rúp Nga sẽ giúp cho hoạt động thương mại giữa hai nước thêm sôi động hơn", Zhao Qingming, chuyên gia phân tích thuộc ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, nhận định.
Kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa Nga và Trung Quốc năm 2008 đã đạt 55 tỷ USD, nhưng giảm xuống còn 39,51 tỷ USD trong năm 2009 do bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu. 7 tháng đầu năm 2010, tổng giá trị trao đổi hàng hóa giữa hai nước đạt 30,6 tỷ USD.
Cũng nhân cuộc gặp giữa hai thủ tướng, Trung Quốc và Nga đã chính thức ký kết 12 văn kiện, bao gồm hợp tác năng lượng, hàng không, xây dựng đường sắt, hải quan, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, văn hóa.