Thủy điện Lai Châu sẽ đặt ở Mường Tè
Quốc hội sẽ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án Nhà máy Thủy điện Lai Châu tại kỳ họp này
Để phục vụ cho phiên thảo luận của Quốc hội cuối tuần này về chủ trương đầu tư dự án Nhà máy Thủy điện Lai Châu, ngày 2/11, dự án đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Tờ trình báo cáo xin chủ trương đầu tư dự án Thủy điện Lai Châu của Chính phủ nêu rõ, đây là công trình quan trọng quốc gia, cần trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
Chính phủ cho biết, dự án Thủy điện Lai Châu đã được nêu trong quy hoạch điện 6 và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Lai Châu thời kỳ 2006 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Từ năm 2004, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã lập báo cáo khả thi và năm 2006 chuyển thành báo cáo đầu tư xây dựng công trình Thủy điện Lai Châu, trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 10/2007.
Nhà máy Thủy điện Lai Châu dự kiến được xây dựng tại xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, là bậc thang trên cùng của dòng chính Sông Đà, bậc trên của Thủy điện Sơn La đang xây dựng. Chủ đầu tư dự án là EVN.
Nhiệm vụ của Thủy điện Lai Châu là cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và cũng như của hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên với lượng điện bình quân 4.704 triệu kWh/năm.
Tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án là 32.568,590 tỷ đồng theo mặt bằng giá quý 2 năm 2008. Vốn tự có của EVN chiếm 20% tổng mức đầu tư. Xét về cả chỉ tiêu kinh tế và chỉ tiêu tài chính, dự án Lai Châu có hiệu quả khá cao, Chính phủ nhận định.
Chính phủ cũng kiến nghị Quốc hội cho phép thực hiện dự án Thủy điện Lai Châu với hai dự án thành phần: dự án xây dựng công trình Thủy điện Lai Châu do EVN là chủ đầu tư; dự án di dân, tái định cư Thủy điện Lai Châu do Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu là chủ đầu tư.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu đề nghị xây dựng tuyến đường bên phải bờ sông Đà dài 120 km, tách Mường Tè thành hai huyện và chuyển đổi mô hình sản xuất của các hộ dân từ làm nương rẫy sang trồng cây cao su. Tuy nhiên, Chính phủ đề nghị việc xây dựng tuyến đường sẽ được xem xét riêng không thuộc phạm vi dự án Thủy điện Lai Châu.
Số liệu điều tra cập nhật tháng 12/2008 của tư vấn xây dựng cho thấy hiện có 9 xã, 30 bản với 1.331 hộ/5.867 khẩu nằm trong phạm vi lòng hồ và mặt bằng công trình. Kết quả điều tra cũng cho thấy trên địa bàn tỉnh Lai Châu có đủ quỹ đất để tái định cư số lượng dân phải di chuyển khi xây dựng nhà máy.
Theo tính toán tại dự án, tổng thời gian dự kiến xây dựng Thủy điện Lai Châu là 9 năm, kể cả thời gian chuẩn bị. Trong đó, thời gian thi công các hạng mục chính là 6 năm. Nếu được Quốc hội thông qua chủ trương tại kỳ họp này, công trình sẽ khởi công xây dựng vào cuối năm 2010, phát điện tổ máy cuối vào năm 2016, hoàn thành công trình vào năm 2017.
Tờ trình báo cáo xin chủ trương đầu tư dự án Thủy điện Lai Châu của Chính phủ nêu rõ, đây là công trình quan trọng quốc gia, cần trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
Chính phủ cho biết, dự án Thủy điện Lai Châu đã được nêu trong quy hoạch điện 6 và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Lai Châu thời kỳ 2006 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Từ năm 2004, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã lập báo cáo khả thi và năm 2006 chuyển thành báo cáo đầu tư xây dựng công trình Thủy điện Lai Châu, trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 10/2007.
Nhà máy Thủy điện Lai Châu dự kiến được xây dựng tại xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, là bậc thang trên cùng của dòng chính Sông Đà, bậc trên của Thủy điện Sơn La đang xây dựng. Chủ đầu tư dự án là EVN.
Nhiệm vụ của Thủy điện Lai Châu là cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và cũng như của hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên với lượng điện bình quân 4.704 triệu kWh/năm.
Tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án là 32.568,590 tỷ đồng theo mặt bằng giá quý 2 năm 2008. Vốn tự có của EVN chiếm 20% tổng mức đầu tư. Xét về cả chỉ tiêu kinh tế và chỉ tiêu tài chính, dự án Lai Châu có hiệu quả khá cao, Chính phủ nhận định.
Chính phủ cũng kiến nghị Quốc hội cho phép thực hiện dự án Thủy điện Lai Châu với hai dự án thành phần: dự án xây dựng công trình Thủy điện Lai Châu do EVN là chủ đầu tư; dự án di dân, tái định cư Thủy điện Lai Châu do Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu là chủ đầu tư.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu đề nghị xây dựng tuyến đường bên phải bờ sông Đà dài 120 km, tách Mường Tè thành hai huyện và chuyển đổi mô hình sản xuất của các hộ dân từ làm nương rẫy sang trồng cây cao su. Tuy nhiên, Chính phủ đề nghị việc xây dựng tuyến đường sẽ được xem xét riêng không thuộc phạm vi dự án Thủy điện Lai Châu.
Số liệu điều tra cập nhật tháng 12/2008 của tư vấn xây dựng cho thấy hiện có 9 xã, 30 bản với 1.331 hộ/5.867 khẩu nằm trong phạm vi lòng hồ và mặt bằng công trình. Kết quả điều tra cũng cho thấy trên địa bàn tỉnh Lai Châu có đủ quỹ đất để tái định cư số lượng dân phải di chuyển khi xây dựng nhà máy.
Theo tính toán tại dự án, tổng thời gian dự kiến xây dựng Thủy điện Lai Châu là 9 năm, kể cả thời gian chuẩn bị. Trong đó, thời gian thi công các hạng mục chính là 6 năm. Nếu được Quốc hội thông qua chủ trương tại kỳ họp này, công trình sẽ khởi công xây dựng vào cuối năm 2010, phát điện tổ máy cuối vào năm 2016, hoàn thành công trình vào năm 2017.